Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
36
Kích thước
285.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1602

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I – MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ CƠ

CẤU TỔ CHỨC

I – CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Khái niệm

Chương I :Một số lý luận cơ bản về tổ chức và cơ cấu tổ chức

I.Cơ cấu tổ chức

1.Khái niệm :

1.1.Tổ chức

Tổ chức là một hệ thống gồm nhiều người cùng hoạt động vì mục đích chung.Tổ

chức là quá trình triển khai các kế hoạch,là một chức năng của quá trình quản lý bao

gồm việc phân bổ,sắp xếp nguồn lực con người và gắn liền với con người là những

nguồn lực khác nhau nhằm thực hiện thành công công tác kế hoạch của tổ chức.

1.2.Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức thể hiện các mối quan hệ chính thức hoạch phi chính thức giữa

những con người trong tổ chức.Sự phân biệt hai loại mối quan hệ đó làm xuất hiện

hai dạng cơ cấu trong tổ chức là cơ cấu chính thức và cơ cấu phi chính thức.Cơ cấu tổ

chức chính thức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối quan hệ phụ

thuộc lẫn nhau,được chuyên môn hóa,có những nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm

nhất định,được bố trí theo những cấp,những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt

động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định.

Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức được phân

công giữa các phân hệ,bộ phận và cá nhân.Nó xác định rõ mối tương quan giữa các

hoạt động cụ thể,những nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm gắn liền với các cá

nhân,bộ phận,phân hệ của tổ chức và các mối quan hệ quyền lực bên trong tổ chức.

2. Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức

2.1. Chuyên môn hoá công việc

Chuyên môn hoá công việc có nghĩa là khi một người, một bộ phận, phân hệ…

chỉ thực hiện một hoặc một số chức năng nhiệm vụ có mối quan hệ tương đồng.

[Type text] Page 1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Như vậy, chuyên môn hoá sẽ chia công việc ra thành những việc nhỏ, đơn

giản, dễ đào tạo để thực hiện.

Ưu điểm lớn nhất của chuyên môn hoá đó chính là nâng cao năng suất và

hoàn thiện được kỹ năng lao động nhất định cho người lao động.

Tuy nhiên, chuyên môn hoá công việc cũng có những mặt tiêu cực. Đó chính

là sự tẻ nhạt, nhàm chán đối với công việc mà người lao động phụ trách. Bên cạnh

đó, khả năng sáng tạo, tìm tòi, sự thích nghi với những công việc mới rất thấp trong

khi sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đòi hỏi người lao động phải có sự

tổng hợp rất nhiều kỹ năng cần thiết khác. Để khắc phục những nhược điểm trên,

người ta khuyến khích tổng hợp hoá những kỹ năng cho người lao động.

Tổng hợp hoá đó xảy ra khi một người, bộ phận, phân hệ…thực hiện công

việc nhiều nhiệm vụ, nhiều chức năng mang tính tương đối.

2.2. Bộ phận và các mô hình tổ chức bộ phận

Trong tổ chức, sự chuyên môn hoá theo chiều ngang làm xuất hiện những bộ

phận, phân hệ, vị trí công tác mang tính tương đối và thực hiện những hoạt động nhất

định. Sự hình thành các bộ phận phân hệ của tổ chức được thực hiện theo nhiều tiêu

chí khác nhau sẽ xuất hiện các mô hình, các kiểu tổ chức khác nhau. Trong xã hội

hiện đại ngày nay đã xuất hiện nhiều mô hình cơ cấu tổ chức mới, đó là sự pha trộn,

kết hợp giữa các mô hình cổ điển và xu thế phát triển của từng chủ thể.

Một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình:

(1) Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến

Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến là cơ cấu tổ chức được xây dựng theo

đường thẳng, đơn giản, dễ hiểu, chỉ có một chủ thể cấp cao nhất và một số cấp dưới

chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc của toàn đơn vị.

Đặc điểm:

- Cấp trên trực tiếp ra quyết định cho cấp dưới mà không thông qua cấp trung gian

- Hoạt động của tổ chức được lãnh đạo, điều hành theo chiều dọc

- Cá nhân ở một cấp nhất định độc lập với các cá nhân cùng cấp và chỉ chịu

trách nhiệm với người điều hành trực tiếp

[Type text] Page 2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ưu điểm:

- Mô hình phù hợp với các nhiệm vụ đơn giản, vận hành tốt khi môi trường

đạt tới trạng thái ổn định.

- Dễ kiểm tra và kiểm soát.

- Thuận lợi cho việc ra quyết định trong phạm vi tổ chức.

Nhược điểm:

- Thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận.

- Dễ có nguy cơ tập trung hoá quyền lực.

- Người lãnh đạo phải có năng lực, hiểu biết rộng, có thể phản ứng linh hoạt

với những thay đổi của môi trường.

Điều kiện áp dụng: Mô hình thường áp dụng cho các tổ chức có quy mô nhỏ

và đơn giản như hộ kinh doanh cá thể, trang trại, sản xuất, cung ứng một sản phẩm

dịch vụ nào đó trong thời gian dài.

(2) Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng

Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng là hình thức tạo nên bộ phận trong

đó các cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực chức năng được hợp nhóm trong

cùng một đơn vị cơ cấu.

Ưu điểm:

- Hiệu quả tác nghiệp cao nếu nhiệm vụ có tính tác nghiệp lặp đi lặp lại hàng

ngày.

- Phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hoá ngành nghề.

[Type text] Page 3

BAN LÃNH ĐẠO

LÃNH ĐẠO KHU VỰC I

LÃNH ĐẠO KHU VỰC II

ABC BCD GHK NML XYZ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!