Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số lớp hàm dạng đặc biệt và các bất đẳng thức liên quan
MIỄN PHÍ
Số trang
55
Kích thước
333.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1191

Một số lớp hàm dạng đặc biệt và các bất đẳng thức liên quan

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ THỊ HUỆ

MỘT SỐ LỚP HÀM DẠNG ĐẶC BIỆT

VÀ CÁC BẤT ĐẲNG THỨC LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

Thái Nguyên - Năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ THỊ HUỆ

Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP

Mã số : 60.46.01.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS: HOÀNG VĂN HÙNG

Thái Nguyên - Năm 2014

Mục lục

Lời nói đầu 3

1 HÀM LỒI VÀ CÁC BẤT ĐẲNG THỨC LIÊN QUAN 5

1.1 HÀM LỒI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.1.2 Tính chất của hàm lồi và hàm lõm . . . . . . . . . . . 6

1.2 BẤT ĐẲNG THỨC JENSEN . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

1.2.1 Định lý (J.Jensen) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

1.2.2 Bổ đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

1.2.3 Định lý (J.Jensen) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

1.3 MỘT SỐ HỆ QUẢ CỦA CÁC BẤT ĐẲNG THỨC JENSEN 13

1.3.1 Định lý: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

1.3.2 Định lý: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

1.3.3 Ví dụ áp dụng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

1.3.4 Bất đẳng thức Nesbitt suy rộng . . . . . . . . . . . . 18

1.3.5 Bất đẳng thức Cauchy . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

1.3.6 Bất đẳng thức Holder . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

1.3.7 Bất đẳng thức Holder dạng tích phân . . . . . . . . . 20

1.3.8 Hệ quả: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

1.3.9 Bất đẳng thức Cauchy dạng tích phân . . . . . . . . . 22

1.4 BẤT ĐẲNG THỨC KARAMATA . . . . . . . . . . . . . . . 22

1.4.1 So sánh hai dãy giảm . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

1.4.2 Bất đẳng thức Karamata . . . . . . . . . . . . . . . . 22

1.4.3 Một số áp dụng của bất đẳng thức Karamata . . . . 24

1

2 HÀM LỒI NHIỀU BIẾN VÀ CÁC HÀM NỬA CỘNG TÍNH,THUẦN

NHẤT DƯƠNG 29

2.1 TẬP LỒI VÀ NÓN LỒI TRONG KHÔNG GIAN VÉC TƠ -

HÀM LỒI NHIỀU BIẾN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

2.1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

2.1.2 Hàm lồi n biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30

2.2 CÁC HÀM NỬA CỘNG TÍNH VÀ CÁC HÀM THUẦN NHẤT

DƯƠNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30

2.2.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30

2.2.2 Mệnh đề: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

2.2.3 Mệnh đề: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

2.2.4 Mệnh đề: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

2.2.5 Mệnh đề [N.H. Bingham and A.J. Ostaszewski] . . . . 33

2.2.6 Định lý [Janus Matkowski] . . . . . . . . . . . . . . . 34

2.2.7 Hệ quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35

2.3 TÍNH CHẤT CỦA HÀM LỒI NHIỀU BIẾN . . . . . . . . . 36

2.3.1 Mệnh đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36

2.3.2 Mệnh đề: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36

2.3.3 Mệnh đề: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37

2.3.4 Định lý: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37

2.3.5 Hệ quả: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38

2.4 MỘT SỐ ÁP DỤNG VÀO LÝ THUYẾT CÁC BẤT ĐẲNG

THỨC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39

2.4.1 Chứng minh khác của bất đẳng thức Minkowski . . . 39

2.4.2 Chứng minh khác của bất đẳng thức Minkowski ngược

( trường hợp 0 < p < 1) . . . . . . . . . . . . . . . . 40

2.4.3 Chứng minh khác của bất đẳng thức Holder. . . . . . 41

2.4.4 Hàm dưới cộng tính thuần nhất bậc k. . . . . . . . . . 42

2.4.5 Định lý: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

2.4.6 Định lý: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

2

LỜI NÓI ĐẦU

Một số bất đẳng thức nổi tiếng như bất đẳng thức Cauchy, bất đẳng thức

Jensen, bất đẳng thức Karamata,...liên quan đến các hàm lồi và các hàm

lõm. Một số các bất đẳng thức nổi tiếng khác như bất đẳng thức Mincowski,

Holder,...liên quan đến các hàm nửa cộng tính và thuần nhất dương. Điều

này chứng tỏ nhiều bất đẳng thức quan trọng là hệ quả của các tính chất

hàm số thuộc một lớp đặc biệt nào đó. Do đó nghiên cứu các tính chất của

các hàm số có tính chất đặc biệt giúp phát hiện các bất đẳng thức mới và đôi

khi là các cách chứng minh mới, đơn giản hơn các chứng minh đã biết. Bản

luận văn “Một số lớp hàm dạng đặc biệt và các bất đẳng thức liên

quan” gồm Lời nói đầu, hai chương, phần kết luận và Tài liệu tham khảo.

Chương 1. HÀM LỒI VÀ CÁC BẤT ĐẲNG THỨC LIÊN QUAN

Chương này trình bày định nghĩa hàm lồi, hàm lõm, các tính chất quan

trọng của hàm lồi, hàm lõm và cách chứng minh của một loạt các bất đẳng

thức nổi tiếng dựa trên tính chất của các hàm này: bất đẳng thức Cauchy, bất

đẳng thức Jensen(dạng dãy và dạng tích phân), bất đẳng thức Holder(dạng

dãy và dạng tích phân), bất đẳng thức Karamata,...và các hệ quả. Tác giả

cũng trình bày chứng minh một loạt các bất đẳng thức khó trong chương

trình toán sơ cấp dựa trên các bất đẳng thức nổi tiếng vừa kể trên. Một số

trong các bất đẳng thức này, theo ý kiến chủ quan của tác giả, chỉ có thể

chứng minh dựa trên lý thuyết hàm lồi (ví dụ bất đẳng thức Jensen dạng

tích phân và một số các bất đẳng thức trong tam giác của mục 1.3.3).

Chương 2. HÀM LỒI NHIỀU BIẾN VÀ CÁC HÀM NỬA CỘNG TÍNH,

THUẦN NHẤT DƯƠNG

Chương này xét các hàm lồi nhiều biến, các hàm nửa cộng tính, các hàm

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!