Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học làm văn nghị luận.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 46-48; 45
46 Email: [email protected]
MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN
CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
Phạm Khánh Dương - Nghiên cứu sinh K36, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngày nhận bài: 18/6/2019; ngày chỉnh sửa: 20/7/2019; ngày duyệt đăng: 05/8/2019.
Abstract: The argumentative text is one of the important contents of the writing program in high
school. In order to study this genre well, learners not only have knowledge of genre but also have
to master the skills of the argumentative writing. The training of some basic skills will contribute
to developing the competency of writing argumentative text for high school students today.
Keywords: Skills, argumentative writing, competency of writing argumentative text.
1. Mở đầu
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang
tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều
đó, phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền
thụ một chiều” sang cách dạy học, cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất của người học. Nói cách khác, rèn luyện kĩ năng cho
học sinh (HS) trong dạy học có vai trò quan trọng trong
phương pháp giáo dục hiện đại.
Đối với dạy học Làm văn, môn học có tính chất thực
hành, yêu cầu về rèn luyện kĩ năng luôn được coi trọng.
Kĩ năng làm văn được xem là thước đo năng lực ngôn
ngữ, khả năng tạo lập văn bản, khả năng tư duy, sự phát
triển nhân cách của HS... sau một giai đoạn học tập Tiếng
Việt và Văn học. Ở cấp trung học phổ thông (THPT) hiện
nay, tri thức về văn nghị luận là một trong những tri thức
then chốt. Việc rèn luyện kĩ năng trong dạy học Làm văn
nghị luận cho HS là quan trọng và cần thiết. Ở bài viết
này, chúng tôi bàn đến việc hình thành và rèn luyện một
số kĩ năng cơ bản trong làm văn nghị luận cho HS, gồm:
kĩ năng sử dụng lập luận, kĩ năng sử dụng các thao tác
lập luận (TTLL) và kĩ năng kết hợp các TTLL.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Kĩ năng và rèn luyện kĩ năng trong dạy học
2.1.1. Khái niệm ‘Kĩ năng”
Khi nghiên cứu quá trình nhận thức của con người,
các nhà khoa học đều nhận thấy tầm quan trọng của kĩ
năng. Theo Từ điển tiếng Việt, “kĩ năng là khả năng vận
dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế” [1; tr 426]. Tâm lí học dạy học cho
rằng: “Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái
niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một
nhiệm vụ mới, là khả năng hay năng lực của chủ thể thực
hiện thành thạo một hay một chuỗi các hành động trên
cơ sở hiểu biết nhằm tạo ra kết quả mong đợi” [2; tr 109].
Như vậy, có thể thấy, kĩ năng là năng lực của con
người đạt được ở mức sơ giản dựa trên cơ sở nhận thức
khoa học. Nó được bộc lộ thông qua việc con người vận
dụng những kiến thức đã có vào giải quyết một nội dung
hoặc một yêu cầu nào đó. Nói cách khác, kĩ năng của con
người chính là khả năng con người thực hiện một hành
động nào đó có tính chất kĩ thuật, được rèn luyện thông
qua hoạt động luyện tập thực hành.
Cũng nói về kĩ năng, nhà tâm lí Pêtrôvxki nhấn mạnh:
“Kĩ năng được hình thành bằng con đường luyện tập, tạo
khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ
trong điều kiện quen thuộc mà cả trong điều kiện thay
đổi” [3; tr 88]. Theo đó, kĩ năng được xem xét ở hai
phương diện: khả năng thực hiện một hành động nào đó
trong điều kiện quen thuộc và khả năng thực hiện hành
động một cách thành thạo, tự động, linh hoạt, sáng tạo.
Việc hình thành kĩ năng phải thực hiện trải qua 2 giai
đoạn: hình thành khả năng thực hiện hành động và rèn
luyện khả năng đó thành năng lực riêng của mỗi cá nhân.
2.1.2. Rèn luyện kĩ năng trong dạy học
Về kĩ năng học tập: Devine (1987) xác định kĩ năng
học tập là một chiến lược học, là công cụ quan trọng của
hoạt động học tập. Ông cho rằng, hệ thống kĩ năng học
tập không đơn thuần chỉ là tập hợp của các kĩ năng thành
phần mà còn bao gồm một hệ thống các quy trình sử
dụng tương ứng, nhờ vậy, hiệu quả học tập của HS được
cải thiện [4].
Trong quá trình dạy học, các nhà khoa học khẳng
định việc rèn luyện kĩ năng học tập cho HS là rất quan
trọng. Để quá trình đó đạt hiệu quả, chủ thể phải thực
hiện các hoạt động theo trình tự vận động hợp quy luật
của nó. Con đường hình thành kĩ năng học tập vì thế phải
trải qua các bước:
- Bước 1: Tìm hiểu, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về
hành động cần thực hiện. Đây là bước trang bị những
hiểu biết nhằm định hướng cho việc hình thành kĩ năng.