Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hành nghề tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên ngành Công tác xã hội
PREMIUM
Số trang
106
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1184

Một số khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hành nghề tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên ngành Công tác xã hội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG QUÁ

TRÌNH THỰC HÀNH NGHỀ TẠI CÁC BỆNH VIỆN

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỦA SINH VIÊN

NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

147

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018

2

3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG QUÁ

TRÌNH THỰC HÀNH NGHỀ TẠI CÁC BỆNH VIỆN

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỦA SINH VIÊN

NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

147

Chủ nhiệm đề tài: Huỳnh Thiên Trịnh

Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á

Các thành viên:

Trần Thị Phong Lan và Võ Thị Kim Hậu

Người hướng dẫn:

ThS. Trần Thi Thanh Trà

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018.

4

5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Một số khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hành nghề tại các bệnh

viện ở thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên ngành công tác xã hội.

- Sinh viên thực hiện:

Họ và tên Lớp Khoa Năm thứ Số năm đào tạo

Huỳnh Thiên Trịnh CT14 XHH-CTXH-ĐNA Tư 4

Trần Thị Phong Lan CT15 XHH-CTXH-ĐNA Ba 4

Võ Thị Kim Hậu CT16 XHH-CTXH-ĐNA Hai 4

- Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Thanh Trà

2. Mục tiêu đề tài:

2.1. Mục tiêu tổng quan:

Giúp sinh viên ngành Công tác xã hội nhân thức về quá trình thực hành nghề tại bệnh

viện.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Xác định và phân tích một số khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hành nghề của

sinh viên ngành Công tác xã hội trong môi trường bệnh viện.

6

- Đề xuất, kiến nghị một số phương án giải quyết khó khăn hoặc sử dụng các thuận lợi

trong trong quá trình thực hành nghề của sinh viên ngành Công tác xã hội trong môi

trường bệnh viện.

3. Tính mới và sáng tạo:

- Cung cấp và hỗ trợ về mặt cơ sở khoa học để sinh viên Công tác xã hội có mong muốn

thực hành Công tác xã hội bệnh viện chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho việc thực

hành hiệu quả, thành công hơn.

- Cung cấp thông tin để giảng viên giảng dạy môn Công tác xã hội trong bệnh viện và các

bộ môn liên quan trong ngành Công tác xã hội cập nhật, thêm tri thức vào bài giảng của

mình để hỗ trợ sinh viên trong phương pháp học tập, giải quyết vấn đề.

- Cung cấp thông tin hữu ích cho các bệnh viện có phòng Công tác xã hội – là cơ sở đào

tạo, thực hành cho sinh viên, học viên ngành Công tác xã hội để giúp đỡ sinh viên chuẩn

bị tốt khi thực hành, hoàn thiện mô hình hỗ trợ cho bệnh nhân.

4. Kết quả nghiên cứu:

7

Nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin được 60 người đã thực hành Công tác xã

hội trong bệnh viện. Đa phần, những người này thực hành Công tác xã hội trong bệnh

viện là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, gồm: Trường Đại học Mở TP. HCM,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường

Đại học Sư phạm TP. HCM, Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung Ương. Trong đó, trường

đại học Mở TP. HCM là có nhiều sinh viên nhất.

Sinh viên thực hành Công tác xã hội trong bệnh viện chủ yếu là nữ giới. Dân số

không sinh viên không tôn giáo là chiếm nhiều nhất.

Sinh viên ngành Công tác xã hội thực hành nghề tại bệnh viện ở bệnh viện Nhi

đồng 1 là có số lượng đông nhất. Thời gian thực hành trung bình là 16 giờ trên một tuần.

Hình thức thực hành chủ yếu là hình thức Công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội với

nhóm. Sinh viên thực hành được hướng dẫn rõ ràng các hoạt động và giám sát bởi người

hướng dẫn, kiểm huấn viên. Những người hướng dẫn này đa số là có chuyên môn về

Công tác xã hội. Sinh viên số người thực hành tại Tổ Công tác xã hội thuộc khoa khám

bệnh n là nhiều nhất. Tiếp đến là Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện. Mặc dù các

hoạt động rõ ràng, nhưng chỉ mới làm được một số nhiệm vụ nhất định. Các hoạt động

của sinh viên thực hành nghề trong bệnh viện chủ yếu là hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn

đề của người bệnh và cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường

hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị cho người bệnh.

Các hoạt động đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám

bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám

bệnh hoặc phòng khám bệnh; và xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình

ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ

chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo. Hoạt động mà sinh viên

ngành Công tác xã hội thực hành nghề tại bệnh viện ít thực hiện nhất đó là công tác phát

ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

8

Về nhóm làm việc của sinh viên thì đa số là sinh viên cùng thực hành chung và

người hướng dẫn. Điều dưỡng, Chuyên viên tâm lý, Bác sĩ là những người ít có mặt trong

nhóm làm việc của sinh viên ngành Công tác xã hội.

Trong quá trình thu thập thông tin, sinh viên chủ yếu bằng cách tự quan sát, tiếp

cận trực tiếp, tiếp đến là do người hướng dẫn chuyển gửi. Những trường hợp tiếp cận do

bác sĩ chuyển gửi hoặc đối tượng tự đến tìm kiếm hỗ trợ là không nhiều. Khi làm việc với

thân chủ tại phòng bệnh thân chủ và hành lang bệnh viện thì sinh viên gặp khó khăn nhiều

hơn khi tiếp cận, làm việc ở những nơi khác. Làm việc với thân chủ tại ghế đá trong

khuôn viên bệnh viện và phòng tham vấn thì ít gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình

thực hành nghề tại bệnh viện.

Sinh viên gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin với cách thức lấy thông tin từ

hồ sơ bệnh án và hỏi trực tiếp thân chủ là gặp khó khăn nhiều nhất. Việc lấy thông tin từ

người cùng phòng với thân chủ, điều dưỡng, người chăm sóc và hồ sơ xã hội thì ít gặp

khó khăn hơn.

Về kỹ năng sinh viên ngành Công tác xã hội thực hành nghề tại bệnh viện hạn chế

về về những kỹ năng viết dự án xã hội, kỹ năng đọc sơ đồ (thế hệ, sinh thái, đường đời),

kỹ năng lập kế hoạch hoạt động và có khả năng thực hành tốt kỹ năng thiết lập mối quan

hệ, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ lăng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập.

Kỹ năng quản lý thời gian có mối quan hệ với việc sinh viên ngành Công tác gặp

khó khăn trong quá trình thực hành nghề tại bệnh viện. Sinh viên quản lý tốt thời gian thì

ít gặp khó khăn trong quá trình thực hành tại bệnh viện. Những kỹ năng thực hành nghề

tại bệnh viện của sinh viên ngành Công tác xã hội chủ yếu từ kinh nghiệm làm tình

nguyện viện, chia sẻ từ người có chuyên môn, thực hành trong lớp học chính quy và các

buổi hội thảo. Các trường học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành nghề khi làm việc và lớp

học kỹ năng là không nhiều.

9

Sinh viên khi thực hành nghề tại bệnh viện, áp dụng kiến thức đã học trong thực

hành tại bệnh viện ở mức trung bình khá. Các môn học được dụng tốt nhất là Công tác xã

hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm, Lý thuyết và thực hành Công tác xã hội, Tham vấn,

Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế.

Sinh viên ngành Công tác xã hội trong quá trình thực hành, đa số sử dụng các

phương tiện hiện đại để làm việc như xe buýt, xe máy, điện thoại thông minh, sổ tay, máy

tính xách tay. Những phương tiện này hỗ trợ cho sinh viên dễ dàng thời gian di chuyển,

lưu trữ và ghi chép thông tin.

Đa số sinh viên ngành Công tác xã hội có mục tiêu rõ ràng trong quá trình thực hành

tại bệnh viện, điều giúp cho họ giảm được 50% tỷ lệ gặp khó khăn trong quá trình thực

tập. Tuy nhiên, những người có khó khăn do không có mục tiêu và những người có mục

tiêu rõ ràng thì không giống nhau. Đa số họ cho rằng bệnh viện có điều kiện tốt để thực

hành nghề.. Ví dụ từ việc đa số sinh viên thực hành nghề tại bệnh viện có kinh nghiện làm

tình nguyện viên tại bệnh viện Nhi đồng 1 (nơi đây có nhóm Công tác xã hội Happier

hoạt động). Sự lựa chọn này đa số được sinh viên suy nghĩ kỹ càng, không ảnh hưởng bởi

bạn bè.Tuy nhiên, phần lớn sự lựa chọn này vẫn là do sinh viên chưa có nhiều sự lựa chọn

trong việc tìm kiếm các cơ sở thực hành nghề nên buộc họ phải chọn thực hành nghề tại

bệnh viện. Mặc dù vậy, đa số sinh viên đều cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn của họ, và

họ có những thuận lợi, sự kiên trì torng việc giải quyết các khó khăn gặp phải trong quá

trình thực hành nghề tại bệnh viện.

Một số thuận lợi đó là do sự hỗ trợ từ sinh viên cùng nhóm thực hành, từ người

hướng dẫn, kiểm huấn viên của họ. Đa số sinh viên ngành Công tác xã sử dụng được

những thành quả mà sinh viên khóa trước để lại. Tuy nhiên, những người chưa biết rõ là

họ có đang sử dụng được những thành quả mà sinh viên khóa trước để lại hay không

chiếm một phần tương đối đáng kể.

Đa số sinh viên ngành Công tác xã hội có nhiều cách để để chăm sóc bản thân

trong thời gian thực hành nghề, trong đó chủ yếu là ăn uống đủ chất và giải trí. Phương

pháp ít người sử dụng là Thiền định/Yoga, chia sẻ với trị liệu viên, ngủ sớm và tập thể

dục. Có một số ít trường hợp họ không làm gì trong việc chăm sóc sức khỏe của mình.

10

Khi gặp khó khăn, cách mà sinh viên chọn nhiều nhất là tự bản thân giải quyết, sau đó,

báo cáo với người hướng dẫn, kiểm huấn viên và người có chuyên môn.Và đa số sinh

viên hài lòng về Công tác kiểm huấn trong quá trình thực hành tại bệnh viện vì phần lớn

các vấn đề khó khăn đã được chia sẻ và giải quyết trong công tác kiểm huấn. Tuy nhiên,

một bộ phận đáng kể sinh viên ngành Công tác xã hội gặp vấn đề chưa

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả

năng áp dụng của đề tài:

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí

nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Ngày tháng năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện

đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Trong quá trình hướng dẫn nhóm nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này, tôi có những

nhận xét như sau:

- Mặc dù kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nhưng các bạn đã cố gắng và nỗ

lực rất nhiều trong quá trình thực hiện

- Nhóm nghiên cứu có thái độ học hỏi và tiếp thu ý kiến của giảng viên hướng dẫn

- Đề tài này góp phần củng cố thêm nền tảng cơ sở phương pháp luận cho các đề tài

thuộc nhóm ngành CTXH sau này

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Một số khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hành nghề tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh của sinh viên ngành Công tác xã hội | Siêu Thị PDF