Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số đặc điểm sinh học của Lợn Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
301.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
794

Một số đặc điểm sinh học của Lợn Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

2 Tạp chí chăn nuôi số 9 – 09

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số đặc điểm sinh học của lợn Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Phạm Thị Hiền Lương, Mông Thị Xuyến*

1. Mở đầu

*

Ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ ăn

đủ, ăn ngon, mà cấp thiết hơn là ăn các thực

phẩm sạch, an toàn, để đảm bảo sức khoẻ và

nâng cao chất lượng cuộc sống. Những năm

qua, ngành chăn nuôi đã đáp ứng thỏa mãn nhu

cầu về protein cho xã hội, tuy nhiên, vệ sinh an

toàn thực phẩm đang là vấn đề được toàn xã hội

quan tâm. Thịt lợn nội, chăn nuôi bằng thức ăn

tận dụng, trở thành đặc sản được nhiều người

ưa chuộng. Trong đó, giống lợn Bảo Lạc, Cao

Bằng có thể đáp ứng phần nào nhu cầu đó.

Bảo Lạc, là huyện vùng cao, phía Tây của tỉnh

Cao Bằng, có địa hình phức tạp, núi non hiểm

trở, giao thông đi lại khó khăn, phần lớn là các

dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy, những giống

gia súc, gia cầm ở đây ít bị pha tạp. Tập quán

chăn nuôi của người dân là quảng canh, thả

rông và tận dụng các phế phụ phẩm nông

nghiệp, nên năng suất thấp.

Trước thực tế đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài

này nhằm đóng góp thêm những tư liệu về

giống lợn Bảo Lạc, Cao Bằng, từ đó có kế

hoạch chọn lọc, nhân giống và bảo tồn nguồn

gen giống lợn Bảo Lạc.

Từ đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của lợn

Bảo Lạc, có thể tác động một số biện pháp kỹ

thuật nhằm nâng cao năng suất của chúng.

2. Nội dung và phương pháp

2.1. Đối tượng

Lợn nuôi thịt từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, lợn

sinh sản từ hậu bị đến 5 năm tuổi.

2.2. Nội dung

* Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.

Điều tra, đánh giá các đặc điểm sinh học và khả

năng sản xuất của lợn địa phương nuôi tại các

nông hộ thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

2.3. Phương pháp

- Điều tra trực tiếp bằng cách quan sát, cân đo,

và phỏng vấn chủ hộ chăn nuôi.

- Lấy mẫu máu phân tích tại phòng thí nghiệm

khoa sinh hóa, bệnh viện đa khoa Cao Bằng.

Mổ khảo sát lấy mẫu thịt phân tích tại Viện

khoa học sự sống, trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên.

- Theo dỏi khả năng sinh trưởng của lợn nuôi

thịt tại các nông hộ.

2.4. Địa điểm: Chọn 3 xã thuộc 3 khu vực khác

nhau của huyện Bảo Lạc, mỗi xã chọn 3 thôn có

số đầu lợn nhiều nhất để điều tra.

2.5. Thời gian: Từ tháng 6 năm 2007 đến tháng

7 năm 2009.

2.6. Xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được xử

lý bằng phần mềm Minitab 13.0 và Excel

verson 7.0.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Đặc điểm ngoại hình và màu sắc lông đa

Màu sắc lông da là tính trạng chất lượng ít có ý

nghĩa về mặt kinh tế, nhưng nó lại có ý nghĩa

trong việc chọn giống. Vì nhiều dấu hiệu màu

sắc của lông da đặc trưng cho nòi giống. Mỗi

một giống vật nuôi có một màu sắc lông da đặc

trưng, từ đó có thể dựa vào mầu sắc bộ lông mà

phát hiện được sự lẫn gen hoặc nhầm lẫn khi

xác định phả hệ, nguồn gốc, màu sắc lông da

còn liên quan đến sức sống của động vật (Trịnh

Đình Đạt, 2002) [2]. Mặt khác, màu sắc lông da

cũng là tiêu chuẩn cho chọn lọc, thông thường

màu sắc lông đồng nhất là giống thuần, trên cơ

sở đồng nhất đó mà là loang là không thuần.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!