Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện, tỉnh Bến Tre
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1580

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện, tỉnh Bến Tre

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

------------***-------------

PHÙNG NGỌC TÁM

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ VÀ HIỆU QUẢ CAN

THIỆP CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT

HUYẾT DENGUE TẠI HAI HUYỆN, TỈNH BẾN TRE

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thái Nguyên, năm 2018

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

------------***-------------

PHÙNG NGỌC TÁM

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP

CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

DENGUE TẠI HAI HUYỆN, TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành tuyển sinh đầu vào : Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế

Mã số : 62720164

Chuyên ngành chuyển đổi : Y tế công cộng

Mã số : 9720701

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng

PGS.TS. Đàm Thị Tuyết

Thái Nguyên, năm 2018

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng

được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng năm 2018

Phùng Ngọc Tám

iv

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng và cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng, Bộ

môn và các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái

Nguyên đã trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành

tới PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng – Vụ Tổ Chức Cán Bộ - Bộ Y Tế; PGS.TS Đàm Thị

Tuyết – Trưởng Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên,

là những người Thầy, Cô đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định

hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ và nhân viên Khoa Y

tế công cộng, Ban giám hiệu Trường Trung cấp Y tế Bến Tre đã giúp đỡ và tạo điều

kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài Luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Bến Tre, Ban giám đốc

Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Bến Tre, Ban giám đốc Trung Tâm Y tế huyện Châu

Thành, Ban giám đốc Trung Tâm Y tế huyện Mỏ Cày Nam, các anh, chị, em cán bộ,

nhân viên y tế xã và các anh, chị, em cộng tác viên xã hội đã nhiệt tình hợp tác, giúp

đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được sự động viên,

chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân.

Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2018

Phùng Ngọc Tám

v

BẢNG CÁC KÝ HIỆU, BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Ý nghĩa chữ

Ae. aegypti Aedes aegypti

Ae. albopictus Aedes albopictus

BI Breteau Index

(Chỉ số DCCN có bọ gậy/lăng quăng/100 nhà điều tra)

CI Container Index

(Chỉ số DCCN có bọ gậy/ 100 DCCN điều tra)

CSHQ Chỉ số hiệu quả

CSMĐM Chỉ số mật độ muỗi

CSMĐBG Chỉ số mật độ bọ gậy

CBYT Cán bộ y tế

COMBI Applying Commmunication-for-Behavioural-Impact

(Áp dụng truyền thông tác động về hành vi)

CTV Cộng tác viên

DEN-1 Dengue typ 1

DEN-2 Dengue typ 2

DEN-3 Dengue typ 3

DEN-4 Dengue typ 4

DI Density Index (Chỉ số mật độ muỗi/ Số nhà điều tra)

DCCN Dụng cụ chứa nước

DCPT Dụng cụ phế thải

ELISA Enzyme Linked Immunorbent Assay

(Thử nghiệm miễn dịch gắn men)

HGĐ Hộ gia đình

HI House Index

(Chỉ số nhà có bọ gậy/lăng quăng/100 nhà điều tra)

vi

HQCT Hiệu quả can thiệp

Mesocyclops Giáp xác chân chèo Mesocyclops là loài tôm bậc thấp có

khả năng ăn bọ gậy muỗi

IgG, IgM Immunoglobulin ( Kháng thể)

KAP Knowledge- Attitude- Practice (Kiến thức- Thái độ- Thực hành)

LQ-BG Lăng quăng/bọ gậy

PAHO Pan American Health Organization (Tổ chức y tế phụ trách

Châu Mỹ)

PCSXHD Phòng chống sốt xuất huyết Dengue

SXHD Sốt xuất huyết Dengue

SXHS Sốt xuất huyết Dengue sốc

TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng

TT-GDSK Truyền thông - giáo dục sức khoẻ

TTYT Trung tâm Y tế

TYTX Trạm y tế xã

YT Y tế

UBND Uỷ ban nhân dân

Tổ NDTQ Tổ Nhân dân tự quản

VSMT Vệ sinh môi trường

WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

WPRO Western Pacific Region Office

(Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương)

vii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix

DANH MỤC HÌNH x

DANH MỤC HỘP xi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue 3

1.2. Căn nguyên và một số yếu tố liên quan đến bệnh sốt xuất huyết Dengue 10

1.3. Một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 17

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1. Đối tượng nghiên cứu 28

2.2. Địa điểm nghiên cứu 29

2.3. Thời gian nghiên cứu 30

2.4. Phương pháp nghiên cứu 30

2.5. Các chỉ số nghiên cứu 35

2.6. Nội dung và phương pháp can thiệp 36

2.7. Sơ đồ tổng hợp quá trình nghiên cứu 45

2.8. Kỹ thuật thu thập số liệu 46

2.9. Vật liệu nghiên cứu 50

2.10. Phương pháp khống chế sai số 51

2.11. Phương pháp xử lý số liệu 52

2.12. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 53

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55

viii

3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2010 - 2014 55

3.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD

tại 2 huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre

69

Chương 4. BÀN LUẬN 81

4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2010 - 2014 81

4.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD

tại 2 xã huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

90

4.3. Những hạn chế của đề tài 104

Chương 5. KẾT LUẬN 107

1. Một số đặc điểm dịch tễ SXHD ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày

Nam, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2010 – 2014.

107

2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD tại

2 xã huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

107

KHUYẾN NGHỊ 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

Phụ lục

ix

DANH MỤC BẢNG

STT Nội dung Trang

Bảng 2.1. Phân bố hành chính địa phương nghiên cứu 32

Bảng 3.1. Tình hình mắc, chết do sốt xuất huyết Dengue trên 100.000

dân giai đoạn 2010 - 2014 55

Bảng 3.2. Tỷ lệ phân bố mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo tháng

tại huyện Châu Thành và Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre 56

Bảng 3.3. Tỷ lệ phân bố mắc sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2010 -

2014 theo địa dư 57

Bảng 3.4. Tỉ lệ phân bố mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo nhóm

tuổi

57

Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh SXHD trung bình giai đoạn 2010

- 2014 theo giới tính

58

Bảng 3.6. Các chỉ số giám sát côn trùng DI, HI-BG, BI, CI giai đoạn

2010 - 2014

58

Bảng 3.7 Mối tương quan giữa quan giữa nhiệt độ trung bình với số

ca mắc SXHD trung bình giai đoạn 2010 - 2014 60

Bảng 3.8. Mối tương quan quan giữa lượng mưa trung bình với số ca

mắc SXHD trung bình giai đoạn 2010 – 2014 61

Bảng 3.9. Mối tương quan giữa nhiệt độ trung bình với chỉ số côn

trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Châu Thành 62

Bảng 3.10. Mối tương quan giữa nhiệt độ trung bình với chỉ số côn

trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Mỏ Cày Nam 63

Bảng 3.11. Mối tương quan giữa lượng mưa trung bình với chỉ số côn

trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Châu Thành 64

Bảng 3.12. Mối tương quan giữa lượng mưa trung bình với chỉ số côn

trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Mỏ Cày Nam 65

x

Bảng 3.13. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 69

Bảng 3.14. Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức đúng về muỗi truyền

bệnh của người dân 70

Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức đúng về các biện

pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue 71

Bảng 3.16. Hiệu quả can thiệp cải thiện thực hành đúng về các biện

pháp dự phòng bệnh SXHD 72

Bảng 3.17. Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức - thực hành đúng

trong dự phòng bệnh SXHD của người dân 73

Bảng 3.18 Giám sát khả năng sống của cá trong các DCCN tại các

điểm nuôi 74

Bảng 3.19. Giám sát các chỉ số côn trùng trước và sau khi thả cá 75

Bảng 3.20. So sánh tỷ lệ hộ gia đình đậy kín dụng cụ chứa nước ở xã

can thiệp 75

Bảng 3.21. So sánh tỷ lệ dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình có thả

cá trước và sau can thiệp 76

Bảng 3.22. So sánh tỉ lệ mắc/ chết do sốt xuất huyết Dengue tại xã can

thiệp và xã chứng sau 2 năm can thiệp 78

xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Nội dung Trang

Biểu đồ 3.1. Chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti tại xã can thiệp (A) và

xã đối chứng (B) sau 2 năm can thiệp 76

Biểu đồ 3.2. Chỉ số nhà có bọ gậy tại xã can thiệp và xã đối chứng 77

Biểu đồ 3.3. Chỉ số DCCN có bọ gậy tại xã can thiệp và xã đối chứng 77

Biểu đồ 3.4. Chỉ số Breteau tại xã can thiệp và xã đối chứng 78

xii

DANH MỤC HÌNH

STT Nội dung Trang

Hình 1.1. Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết trên thế giới của WHO 4

Hình 1.2. Muỗi Aedes aegypti và Aedes alpopictus trưởng thành 11

Hình 1.3. Vòng đời và trứng của muỗi Aedes aegypti 13

Hình 1.4. Khả năng lan truyền vi rút Dengue của muỗi Aedes aegypti 14

Hình 1.5. Giáp xác Mesocyclops đang ăn bọ gậy muỗi truyền bệnh 21

Hình 1.6. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia 25

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Bến Tre 29

xiii

DANH MỤC HỘP

STT Nội dung Trang

Hộp 3.1. Kết quả thảo luận nhóm của người dân và các cộng tác viên 66

Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm y tế huyện 66

Hộp 3.3. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo xã 67

Hộp 3.4. Kết quả phỏng vấn sâu các lãnh đạo trạm Y tế xã 68

Hộp 3.5. Kết quả thảo luận nhóm của người dân và các cộng tác viên

sau can thiệp 79

Hộp 3.6. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm y tế huyện sau can

thiệp 79

Hộp 3.7. Kết quả phỏng vấn sâu Phó chủ tịch xã sau can thiệp 80

Hộp 3.8. Kết quả phỏng vấn sâu các Trưởng trạm y tế xã sau can thiệp 80

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sốt xuất huyết Dengue (hay còn gọi là sốt xuất huyết) là bệnh truyền nhiễm

cấp tính do vi rút Dengue gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật

chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes đốt. Bệnh có thể gây thành dịch lớn và

có tỷ lệ tử vong tương đối cao với sự có mặt ở hơn 125 nước trên thế giới [34],

[89], ảnh hưởng đến kinh tế xã hội ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [73],

[77].

Hiện nay sốt xuất huyết Dengue được coi là một trong số các bệnh truyền

nhiễm quan trọng nhất trên thế giới với hơn 50% dân số thế giới sinh sống ở những

nơi có nguy cơ mắc bệnh và khoảng 50% sống ở các quốc gia có lưu hành bệnh

sốt xuất huyết. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường

hợp mắc, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 2,5 -

5% [73], [115].

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền

Nam và miền Trung. Năm 2014, được ghi nhận có 32.049 số ca mắc sốt xuất

huyết và 20 trường hợp tử vong. Theo Bộ Y Tế, năm 2017, cả nước ghi nhận

181.054 trường hợp mắc SXH, trong đó có 152.659 ca nhập viện với 30 trường

hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 số ca mắc tăng 2,7%, số ca tử vong giảm

9 trường hợp. Tỷ lệ tử vong của nước ta năm 2017 là 0,03% trên tổng số ca mắc,

thấp hơn các nước như Malaysia (0,23%), Philippines (0,24%), Campuchia

(0,23%)…[1], [9]. Trước đây dịch chỉ xuất hiện ở thành phố, thị xã, nay lan rộng

đến nông thôn. Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhưng

SXHD vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng to lớn. Theo nghiên cứu thì số tử

vong do SXHD ở khu vực phía Nam chiếm tỉ lệ trên 80% tổng số tử vong của cả

nước [34], [47].

Bến Tre là tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi,

kênh mương nhiều. Khí hậu tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!