Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số đặc điểm dịch tễ học của nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn kháng carbapenem mang gen NDM-1 tại bệnh viện Việt Đức-Hà Nội, 2010-2011
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
------------------*-------------------
TRẦN HUY HOÀNG
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA NHIỄM
KHUẨN BỆNH VIỆN DO VI KHUẨN KHÁNG
CARBAPENEM MANG GEN NDM-1 TẠI BỆNH VIỆN
VIỆT ĐỨC-HÀ NỘI, 2010-2011
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hà Nội - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
------------------*-------------------
TRẦN HUY HOÀNG
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA NHIỄM
KHUẨN BỆNH VIỆN DO VI KHUẨN KHÁNG
CARBAPENEM MANG GEN NDM-1 TẠI BỆNH VIỆN
VIỆT ĐỨC-HÀ NỘI, 2010-2011
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số : 62 72 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN BÌNH MINH
2. PGS.TS. TRẦN NHƯ DƯƠNG
Hà Nội– 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Bình
Minh, nguyên Trưởng khoa Vi khuẩn, trưởng Phòng nghiên cứu Vi khuẩn đường ruột,
viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, là người hướng dẫn khoa học, đã luôn giúp đỡ tôi,
tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quí báu để tôi có thể hoàn thành
luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Như Dương, Phó viện
trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, là giáo viên đồng hướng dẫn, đã luôn luôn
nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo động viện trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu
để tôi có thể hoàn thanh luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.BS. Heiman Wertheim, Giám đốc đơn
vị nghiên cứu Lâm sang - Đại học Oxford tại Hà Nội, là cố vấn khoa học trong suốt
quá trình nghiên cứu, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện các nghiên cứu, tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.BS. Keigo Shibayama, Trưởng khoa
Vi khuẩn 2, viện Nghiên cứu Quốc gia các bệnh Truyền nhiễm Nhật Bản, đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện các nghiên cứu và đánh giá các kết quả nghiên cứu,
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.BS. Makoto Kuroda, Giám đốc trung
tâm nghiên cứu gen vi khuẩn và các cộng sự, viện Nghiên cứu Quốc gia các bệnh
Truyền nhiễm Nhật Bản, đã hợp tác phân tích các plasmid mang gen NDM-1 tại Việt
Nam, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.BS. Marc Choicy, đã chỉnh sửa bản
tóm tát luận án bằng tiếng Anh
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư Timothy R Walsh, Khoa Vi sinh
và Nhiễm khuẩn - viện Nghiên cứu Nhiễm khuẩn và Miễn dịch-trường Y- Đại học
Cardiff- Vương quốc Anh, người đầu tiên phát hiện ra vi khuẩn mang gen NDM-1 trên
thế giới và là một trong các chuyên gia hàng đầu nghiên vi khuẩn mang gen NDM-1 đã
dành thời gian xem xét đánh giá các kết quả nghiên cứu và đưa ra các ý kiến quí báu
giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin bảy tỏ lời cảm ơn chân thành tới các bạn đồng nghiệp của Phòng nghiên
cứu kháng sinh Khoa Vi khuẩn, viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương đã quan tâm, giúp đỡ,
hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cám ơn trân trọng tới:
- Ban giám đốc, Khoa đào tạo và nghiên cứu khoa học viện Vệ sinh Dịch
tễ trung ương.
- Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ khoa vi sinh bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức.
- Ban lãnh đạo cùng toàn thể các bộ Khoa Vi khuẩn viện Vệ sinh Dịch tễ
trung ương.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đối tượng nghiên cứu đã tình nguyện hợp tác giúp
tôi thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và tình yêu thương
của Cha mẹ tôi, cha mẹ vợ và sự ủng hộ, động viên, thương yêu, chăm sóc, khích lệ của
vợ, con và các anh chị em trong gia đình, những người luôn ở bên tôi, là chỗ dựa vững
chắc để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Trần Huy Hoàng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, tất cả các kết quả và
số liệu trong luận án do chính tôi thực hiện.
Tất cả các số liệu trình bày trong luận án là trung thực, một phần đã được
công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài.
Phần còn lại trong luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Trần Huy Hoàng
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các đề tài và dự án:
- Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương “Xây
dựng kỹ thuật PCR phát hiện gen NDM-1 (New Delhi Metallo-
-lactamases-1) của các chủng vi khuẩn kháng carbapenem tại
một số bệnh viện ở Hà Nội” do PGS.TS. Nguyễn Bình Minh làm
chủ nhiệm.
- Đề tài hợp tác giữa viện viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và đơn vị
nghiên cứu Lâm sàng - Đại học Oxford tại Hà Nội “Đánh giá
mức độ ô nhiễm vi khuẩn mang gen NDM-1 trong môi trường
bệnh viện Việt Đức” do PGS.TS. Trần Như Dương, Phó viện
trưởng làm chủ nhiệm.
- Dự án hợp tác giữa viện viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và viện
Nghiên cứu Quốc gia các bệnh Truyền nhiễm Nhật Bản “Nâng
cao năng lực nghiên cứu về một số bệnh truyền nhiễm bị lãng
quên” do GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng làm chủ nhiệm
dự án.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Viết đầy đủ tiếng anh Viết giải nghĩa tiếng việt
aadA1 Adenylyltransferase 1 Enzyme Enzym Adenylyl transferase ly giải
kháng sinh nhóm aminoglycoside
AK Amikacin Kháng sinh amikacin
AND Deoxyribonucleic acid axít nucleic
ArmA Aminoglycoside resistance
methylase
Enzym methylase kháng kháng sinh
nhóm aminoglycoside
ARN Ribonucleic acid Axít ribonucleic
arr-2 Arrestin Gen kháng rifampicin
ATCC American Type Culture
Collection
Bộ sưu tập chủng chuẩn Mỹ
Azr Sodium azide Muối azide
bp Base pair Đơn vị đo trọng lượng phân tử của
ADN
CAZ Ceftazidime Kháng sinh Ceftazidime
CDC Centre for Disease for Control
and Prevention
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa
dịch bệnh Hoa Kỳ
CF Cefalothin Kháng sinh cefalothin
CIP Ciprofloxacin Kháng sinh Ciprofloxacin
CLSI Clinical and Laboratory
Standards Institute
Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và phòng
xét nghiệm
cmlA7 Chloramphenicol resistant gene Gen kháng chloramphenicol
CMY- Cephamycinase- Enzym ly giải kháng sinh cephamycin
cpn60 60-KDa chaperonin gene gen 60-KDa chaperonin
CS Colistin Kháng sinh Colistin
CTX-M Cefotaximase Enzym ly giải kháng sinh cefotaxim
CTX Cefotaxime Kháng sinh Cefotaxime
DHA Dhahran hospital in Saudi Arabia Bệnh viện Dhahran -Ả Rập Xê Út
ECDC European Centre for Disease
Prevention and Control
Trung tâm kiểm soát bệnh tật châu Âu
EDTA Ethylene diamine tetra acetic
acid
Ethylene diamine tetra acetic acid
Ký hiệu Viết đầy đủ tiếng anh Viết giải nghĩa tiếng việt
ereC Erythromycin gene Gen kháng erythromycin
ESBL Extended-spectrum betalactamase
Enzym beta-lactamase kháng kháng
sinh phổ rộng
GES Guiana extended-spectrum Enzyme Guiana kháng kháng sinh
phổ rộng
gltA Citrate synthase gene Gen citrate synthase
GM Gentamicin Kháng sinh Gentamicin
gpi Glucose phosphate isomerase
gene Gen glucose phosphate isomerase
gyrA Gyrase A Enzym gyrase A
gyrB Gyrase B Enzym gyrase B
IMI Imipenem- hydrolysing betalactamase
Enzym beta-lactamase ly giải
imipenem
IMP Imipenemase Enzym ly giải kháng sinh imipenem
Inc Incompatibility Tên phân nhóm plasmid
Int Intergron Tiểu thể ADN di động
kDa Kilo daton Đơn vị đo trọng lượng phân tử của
ADN
KHM Kyorin Hospital metallo-βlactamase
Enzym metallo-beta-lactamase kháng
carbapenem được phát hiện tại bệnh
viện Kyorin
KPC Klebsiella pneumoniae
carbapenemase
Enzym kháng carbapenem phát hiện
trên các chủng Klebsiella pneumoniae
LB Luria-Bertani Tên môi trường nuôi cấy vi khuẩn
MBL Metallo beta lactamase Enzym Metallo beta lactamase ly giải
carbapenem
MEM Meropenem Kháng sinh Meropenem
MIC Minimum inhibitory
concentration
Nồng độ ức chế tối thiểu
MLST Multilocus sequence typing Phân loại dựa trên đa điểm của trình
tự gen
NDM-1 New Delhi metallo-betalactamase-1
New Delhi metallo-beta-lactamase-1
kháng carbapenem
NMC Not metallo enzyme
carbapenemase
Enzym ly giải carbapenem không phải
metallo
Ký hiệu Viết đầy đủ tiếng anh Viết giải nghĩa tiếng việt
OXA- Oxacillinase- Enzym oxacillinase ly giải
carbapenem
ParC Topoisomerase IV EnzymTopoisomerase IV
PCR Polymerase chain reaction Phản ứng chuỗi
PFGE Pulsed field gel electrophoresis Điện di xung trường
qacED Sulphonamide resistant gene Gen kháng sulphonamide
RAPDPCR
Random amplified polymorphic
DNA fingerprinting
Khuếch đại ngẫu nhiên đa hình các
đoạn ADN
recA Recombination factor gene A Gen tái tổ hợp yếu tố A
RFLP Restriction fragment length
polymorphism
Phân tích đa hình chiều dài giới hạn
rpoB RNA polymerase subunit B Tiểu đơn vị B của chuỗi ARN thông
tin
SHV Sulphydryl variable Enzym sulphydryl ly giải kháng sinh
phổ rộng
SIM Seoul imipenemase Enzym ly giải imipenem đặt theo tên
thủ đô Seoul
SMA Sodium mercapto acetic acid Muối mercapto acetic acid
SME Serratia marcescens
enzyme
Enzym Serratia marcescens
ly giải carbapenem
SPM Sao Paulo metallo-betalactamase
Enzym metallo-beta-lactamase-1
được đặt theo tên của thủ đô Sao
Paulo
ST Sequence type Phân loại trình tự gen
TEM A β-lactamase named after a
Greek patient Temoneira
Tên enzym beta-lactamase được đặt
theo tên của bệnh nhân người Hy Lạp
VIM Verona integron-encoded
metallo-β-lactamase
Tiểu thể Verona mang gen mã hóa
enzyme metallo-β-lactamase
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện (Hospital-Acquired Infections - HAI) (NKBV) là
nhiễm khuẩn mà bệnh nhân mắc phải trong thời gian nằm viện là một trong
những nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ mắc, tử vong cao cho các bệnh nhân tại
các bệnh viện trên thế giới [137]. NKBV thường gây nên do các vi khuẩn kháng
đa kháng sinh, gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều trị, kéo dài thời gian
mắc bệnh, nguy cơ tử vong cao [112]. Khi vi khuẩn kháng lại 1 kháng sinh phải
thay thế bằng những kháng sinh thế hệ mới có giá thành cao hơn gây nên những
thiệt hại lớn về kinh tế. Tại liên minh châu Âu, tỷ lệ tử vong hàng năm do bị
nhiễm các chủng vi khuẩn kháng thuốc là 25.000 ca và tại Mỹ là hơn 63.000 ca,
và gây thiệt hại cho nền kinh tế bao gồm chi phí điều trị và tạo ra ít sản phẩm lao
động. Mỗi năm tại châu Âu là 1,5 tỉ Euro và Mỹ là 1,87 tỉ đô la, cao hơn rất
nhiều chi phí cho công tác phòng chống bệnh cúm [43].
Từ năm 2000, sự lây lan nhanh chóng của các chủng vi khuẩn Gram âm là
căn nguyên quan trọng gây nhiễm khuẩn bệnh viện có khả năng sinh ra các
enzyme (extended-spectrum beta-lactamases; ESBLs) ly giải hầu hết các kháng
sinh phổ rộng thuộc nhóm cephalosporin đã được ghi nhận trên toàn thế giới
[103]. Carbapenem là nhóm kháng sinh mạnh nhất “thuộc nhóm lựa chọn cuối
cùng” được sử dụng để điều trị cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn bệnh viện
nặng do các chủng vi khuẩn Gram âm sinh enzym ESBLs. Tuy nhiên do sử dụng
rộng rãi loại kháng sinh này đã tạo áp lực cho vi khuẩn kháng lại carbapenem
[89]. Enzym ly giải carbapenem mã hóa bởi gen KPC, IMP và VIM được phát
hiện ở khắp nơi trên thế giới [89;108]. Enzym OXA-48 ly giải carbapenem tập
trung chủ yếu ở các quốc gia vùng Địa Trung Hải, châu Âu và Ấn Độ
[82;101;102]. Đặc biệt gần đây nhất vào năm 2008, giới khoa học đã công bố
thông tin chấn động, gây quan ngại lớn cho toàn thế giới về việc phát hiện ra các
chủng vi khuẩn kháng carbapenem mang gen New Delhi metallo-betalactamase-1 (NDM-1) ở bệnh nhân người Thụy Điển có tiền sử chữa bệnh tại Ấn
2
Độ. Các vi khuẩn mang gen NDM-1 có tính kháng kháng sinh rất mạnh, khả
năng lây lan nhanh, dẫn đến nguy cơ làm giảm hiệu quả và vô hiệu hóa nhóm
kháng sinh hết sức quan trọng này trong thực hành lâm sàng. Hiện tại các chủng
vi khuẩn kháng carbapenem mang gen NDM-1 đã được báo cáo lây lan ra nhiều
quốc gia trên thế giới [70;89;140]. Điều này cho thấy tính kháng kháng sinh của
vi khuẩn diễn ra đa dạng, phức tạp, xu hướng kháng kháng sinh ngày càng gia
tăng và nguy hiểm hơn. Đây là vấn đề y tế nghiêm trọng mang tính toàn cầu
được tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, nếu không có các nghiên cứu kịp thời và
đưa ra giải pháp nhanh chóng và hiệu quả thì sẽ không có kháng sinh để điều trị
hiệu quả cho các vi khuẩn này trong 5 – 10 năm tới.
Ở Việt Nam, nhiều báo cáo cho thấy tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh tại
các bệnh viện đã ở mức độ cao. Trong báo cáo gần đây cho thấy tại một số bệnh
viện ở thành phố Hồ Chí Minh, các vi khuẩn gram âm là căn nguyên thường gặp
gây nhiễm khuẩn bệnh viện cũng đã kháng lại cephalosporin thế hệ 3 và gia tăng
từ 25% năm 2000-2001 lên đến 42% vào năm 2009 [49]. Kháng sinh nhóm
carbapenem được đưa vào thị trường Việt Nam vào đầu những năm 2000 và xu
hướng sử dụng nhóm kháng sinh này ngày càng gia tăng và mở rộng đặc biệt tại
các bệnh viện lớn. Hai căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là P.
aeruginosa và A. baumannii được đánh giá ở 6 bệnh viện năm 2008 cho thấy:
20% các chủng P. aeruginosa và 50% các chủng A. baumannii kháng kháng sinh
nhóm carbapenem [49]. Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa đầu ngành
với qui mô 500 giường bệnh, mỗi năm bệnh viện thực hiện khoảng 28.000 ca
phẫu thuật thuộc nhiều chuyên khoa sâu, luôn trong tình trạng quá tải, gây nhiều
khó khăn cho công tác phòng chống nhiễm khuẩn. Kháng sinh chiếm một tỷ lệ
lớn trong cơ cấu thuốc sử dụng, trong đó các kháng sinh thế hệ mới như
cephalosporin và đặc biệt là kháng sinh nhóm carbapenem được sử dụng thường
xuyên tại bệnh viện, chính điều này dẫn đến nguy cơ cao cho các vi khuẩn kháng
kháng sinh nói chung trong đó có carbapenem. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
3
nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về tình trạng kháng kháng sinh nói chung và đặc
biệt là các nghiên cứu về vi khuẩn kháng carbapenem mang gen NDM-1. Vấn đề
vi khuẩn kháng carbapenem là vấn đề rất mới nên hầu như chưa có những
nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. Việc có những hiểu biết cơ bản và
chuyên sâu về vấn đề này bao gồm : dịch tễ học, lâm sàng, các yếu tố nguy cơ,
đặc điểm về vi sinh và sinh học phân tử của vi khuẩn kháng carbapenem mang
gen NDM-1 là hết sức cấp thiết và vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Những số liệu khoa học này sẽ giúp cho các nhà chuyên môn, các nhà quản lý
cũng như các nhà hoạch định chính sách y tế trong việc định hướng sử dụng
thuốc, phối hợp thuốc và nhất là đưa ra các giải pháp khống chế sự lây lan của vi
khuẩn kháng carbapenem mang gen NDM-1 trong bệnh viện và cộng đồng tại
Việt Nam. Chính vì sự cần thiết và ý nghĩa thực tiễn đã nêu ở trên chúng tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu: “Một số đặc điểm dịch tễ học của nhiễm khuẩn bệnh
viện do vi khuẩn kháng carbapenem mang gen NDM-1 tại bệnh viện Việt
Đức-Hà Nội, 2010-2011” với 3 mục tiêu cụ thể sau.
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện do
vi khuẩn kháng carbapenem mang gen NDM-1 phân lập tại bệnh viện Việt ĐứcHà Nội.
2. Mô tả tình trạng ô nhiễm vi khuẩn kháng carbapenem mang gen NDM-1 trong
một số mẫu môi trường bệnh viện Việt Đức.
3. Xác định một số đặc điểm sinh học phân tử của một số chủng vi khuẩn kháng
carbapenem mang gen NDM-1.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện: “Là nhiễm khuẩn xảy ra sau 48 giờ kể từ khi
vào viện, các nhiễm khuẩn này không xuất hiện hay ở trong giai đoạn ủ bệnh
lúc nhập viện”. Định nghĩa này bao gồm cả các nhiễm khuẩn của bệnh nhân
sau khi ra viện và nhiễm khuẩn nghề nghiệp trên các nhân viên y tế trong
bệnh viện [137]. Dựa trên định nghĩa này, các định nghĩa riêng, đơn giản và
không cần sử dụng tất cả các kỹ thuật chẩn đoán đã được phát triển cho từng
loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp, qua đó có thể sử dụng cho công tác
giám sát nhiễm khuẩn ở các bệnh viện thiếu hụt các trang thiết bị chẩn đoán
hiện đại (bảng 1.1) [48;59;80;137].
Bảng 1.1. Phân loại nhiễm khuẩn bệnh viện
Loại nhiễm khuẩn Tiêu chuẩn
Nhiễm khuẩn vết mổ Có dịch chảy ra từ vết mổ, abcess hoặc viêm
mô lan tỏa tại vết mổ trong tháng đầu tiên sau
khi phẫu thuật
Nhiễm khuẩn tiết niệu Nuôi cấy dương tính (1 hoặc 2 vi khuẩn) với
nồng độ >105
vk/ml, có hoặc không có các
triệu chứng lâm sàng
Nhiễm khuẩn đường hô hấp Có tối thiểu 2 triệu chứng viêm nhiễm đường
hô hấp xuất hiện trong thời gian nhập viện:
- Ho
- Có đờm mủ
- Có hình ảnh viêm phổi trên phim Xquang
Nhiễm khuẩn khi đặt
catheter
Có biểu hiện viêm, nổi hạch hoặc có mủ chảy
ra từ vị trí đặt catheter
Nhiễm khuẩn huyết Sốt hoặc rét và kết quả cấy máu dương tính
với ít nhất một tác nhân gây bệnh
5
Hiện nay nhiễm khuẩn bệnh viện là một vấn đề nghiêm trọng tác động đến
sức khoẻ toàn cầu. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới về nhiễm khuẩn bệnh
viện từ năm 1995 đến 2010 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tính chung
cho các quốc gia có thu nhập cao nằm trong khoảng từ 5% đến 12% (hình 1.1)
và tỷ lệ chung cho tất cả các quốc gia này vào khoảng 7,6% [138]. Theo ước tính
của trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh châu Âu, hàng năm có khoảng
4.100.000 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện và khoảng 37.000 trường hợp tử
vong. Phần lớn các trường hợp là nhiễm khuẩn tiết niệu tiếp theo là nhiễm khuẩn
đường hô hấp, nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật, nhiễm khuẩn huyết và một số
nhiễm khuẩn khác (bao gồm tiêu chảy do Clostridium difficile). S. aureus kháng
đa kháng sinh cũng chiếm khoảng 5% các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện tại
liên minh châu Âu [40]. Tại Mỹ năm 2002, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện vào
khoảng 4,5% tương đương với khoảng 1,7 triệu bệnh nhân bị mắc nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm tỷ lệ cao nhất (36%) tiếp theo là nhiễm
khuẩn vết mổ (20%), nhiễm trùng huyết và viêm phổi (11%) [5;67].
Hình 1.1. Tỷ lệ phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước có thu nhập
cao *(nguồn WHO, 2011, Report on the Burden of Endemic Health CareAssociated Infection Worldwide) [138].
Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở các quốc gia có thu nhập trung bình và
6
thấp dao động từ 5,7% đến 19,9% và tỷ lệ tính chung là khoảng 10,1/100
bệnh nhân (hình 1.2) [138]. Trong đó nhiễm khuẩn vết mổ chiếm tỷ lệ cao
nhất (29,1%), nhiễm khuẩn tiết niệu (23,9%), nhiễm khuẩn huyết (19,1%),
đường hô hấp (14,8%) và các nhiễm khuẩn khác là 13,1% [138].
Hình 1.2. Tỷ lệ phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước có thu nhập
thấp và trung bình *(nguồn WHO, 2011, Report on the Burden of Endemic
Health Care-Associated Infection Worldwide) [138].
Có rất nhiều tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và sự tác động của
các tác nhân này cũng rất khác nhau giữa các nhóm bệnh nhân, các bệnh viện,
khoa điều trị và giữa các quốc gia bao gồm: vi rút như viêm gan B, C (lây qua
đường tiêm truyền, chạy thận nhân tạo và phẫu thuật nội soi). Vi rút rota và
các vi rút đường ruột (lây truyền qua đường phân-miệng) [5;138]. Một số
loại ký sinh trùng như Giardia lamblia và nhiều loại nấm Candida albicans,
Aspergillus spp., Cryptococcus neoformans và Cryptosporidium gây nhiễm
trùng cơ hội cho các bệnh nhân sau khi điều trị kháng sinh dài ngày và trên
các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và có thể lây truyền dễ dàng trong bệnh
viện [137]. Hiện nay vi khuẩn là một trong những căn nguyên quan trọng
hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện bao gồm như C. perfringen là nguyên
nhân gây bệnh hoại thư sinh hơi trong bệnh viện [137]. Vi khuẩn Gram dương