Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số bệnh quan trọng gây hại cho trâu bò
PREMIUM
Số trang
284
Kích thước
168.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1550

Một số bệnh quan trọng gây hại cho trâu bò

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

__ _ CHỦ BIÊN : PGS.TS. PHẠM SỸ LẢNG •

TS. HOÀNG VĂN NĂM - TS. NGUYẸN hữu n a m

TS. NGUYỄN BÁ HIÊN - TS. NGUYỄN v ă n d iê n

Chủ biên: PGS.TS. Phạm Sỹ Lăng

TS. Hoàng Văn Năm, TS. Nguyễn Hữu Nam,

TS. Nguyễn Bá Hiên, TS. Nguyễn Văn Diên

MỘT s ố BỆNH QUAN TRỌNG

GÂY HẠI CHO TRÂU BÒ

(Jai bản lần 1)

T\ A T Uftp TÍT ÍT >JA*ị!V *v:XT! Í/A1 ri Ụ u 1 li Ai a J I ìả:i

• ố

T ' D T i u n r p £ vc u f ! n r r r ĩ ĩ iKUNli iẲMiiụt Llạu • • j

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2008

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam là một nước nằm tronq khư vực nhiệĩ đới ẩm Đông

Nam Á với gần 80% diện tích là rừng núi xa thảm thực vật

phóng phú đa dạng xanh tốt gần như quanh năm rất phù hợp cho

việc chân nuôi trâu bò. Nhưnẹ, trong hơn 10 năm qua đàn trâu

bò ở nước ta vẫn dừng lại ở con sô' gần 10 triệu con trong đó bò

chiếm khoảng 60% được, mặc dù nước ta cũng đã nhập một sô'

giống trâu bò thịt và bò sữa có nâng suất và chất lượng cao từ

nhiều khu vực trên thế giới nhằm cải tiến và nâng cao phẩm chất

đàm trâu bò.

Có nhiều nguyên nhân tác động làm cho đàn trâu bò ở nước

ta phát triển chậm, trong đó trước hết phải kể đến dịch bệnh

trong đàn trâu bò trong thời gian qua đã xảy khá phổ biến gây

nhiều trở ngại cho chăn nuôi trâu bò. Đặc biệt, bệnh lở mồn

long móng đã xảy ra liên tục hàng năm ở nhiều tỉnh từ Bắc vào

Nam; một số bệnh mới phát sinh trong đàn trâu bò nhập nội,

như: Bệnh viêm phổi nhục hoá (Myeoplasmosis), hội chứng

chậm sinh sản và vô sinh, bệnh lưỡi xanh... đã gây nhiều ĩổn

thất kinh tế cho chăn nuôi trâu bò và làm cho đàn trâu bò không

tăng lên được.

Nhà xuất bản Nông Nghiệp đã hợp tác với một số chuyên gia

lâu năm trong ngành thú y biên soạn quyển sách: "Một số bệnh

quan trọng gây hại cho trâu bò", nhằm cung cấp những thành tự

nghiên cứu mới và kinh nghiệm chẩn đoán phòng trị bệnh chủ

yếu gây hại cho trâu bò ở trong và ngoài nước cho hệ thống thú

y và những người chân nuôi tvâu bò giúp họ ấp dụng các biện

pháp phái triển chăn nuôi bảo vệ đàn trâu bò một cách có hiệu

quả.

NXB Nông Nghiệp xin giới thiệu quyển sách với bạn đọc và

mong nhận được nhiều ỷ kiến cho nhà xuất bản sau.

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

Chương I

BỆNH DO VIRUS VÀ PRION ở TRÂU BÒ

BỆNH BÒ ĐIÊN 0

(Mad Cow, Bovine Spongiform Encephalopathy)

1. Phân bố I

Bệnh bò điên còn gọi là “bệnh viêm não xốp” ở bò 0Bovine

Spongiform Encephalopathy - BSE) vì bò bị bệnh thì não bị

tổn thương xốp như miếng bọt biển.

Bệnh phát hiện lần đầu tại nước Anh (1980), sau lan ra các

nước Châu Âu: Pháp, Thuỵ Sỹ, Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha,

CHLB Đức... kéo dài mãi đến 1999. Gần đây, bệnh bò điên

đã xuất hiện ở Canada (2000), Mỹ (2001), Nhật Bản (2002), Ô

Man (2000)... Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng ở Anh và

Pháp đã có hơn 100.000 bò phát bệnh và khoảng hơn 1 triệu

bò trong vùng dịch đã phải tiêu huỷ. Phần lớn bò bị bệnh là

những bò sữa Holstein Friesian trưởng thành.

2. Tác nhân gây bệnh

- Nguyên nhân chính xác vẫn chưa xác định nhưng các nhà

khoa học cho rằng: tác nhân là một Prion, một protein (PrP)

5

giống như một virus chậm (Lentovirusj lại không có chất liệu

di truyền. Những Prion này có đặc điểm là nhân lên được

trong cơ thể súc vật.

- Về đặc điểm bệnh lý, người ta thấy các tổn thương trên

não bò gần giống như não của cừu bị bệnh “ngứa gãi”

(Scrapie) nên có giả thuyết rằng: tác nhân Prion xuất xứ từ

thức ăn dạng bột chứa các tổ chức (bột xương, bột thịt) của

cừu mắc bệnh Scrapie.

- Các Prion chỉ bị tiêu huý khi hấp ướt với nhiệt độ 120nc

trong 30 phút và 6atm, hoặc sấy khô ở 600°c trong 1 giờ.

3. Triệu chứng

Bò có thời gian lây nhiễm và phát bệnh khá lâu: từ 2-3

năm.

Phần lớn bò bệnh từ 4 năm tuổi trở lén. Các triệu chứng

tuy có khác nhau nhưng có thể thuộc về 3 nhóm:

- Thay đổi về hành vi: bò bệnh sợ hãi, dễ bị kích động khi

dắt qua cửa hay cổng trại chăn nuôi, trở nên điên loạn.

- Tư thế và dáng đi không bình thường: bò bị lắc lư chân

sau, chân nhấc cao, run rẩy, ngã quay, nằm bệt, khó đứng

dậy...

- Tăng độ mẫn cảm: bò bệnh rất mẫn cảm với tiếng động

hoặc bị động chạm vào cơ thể. Bò đang đứng im nếu đập tay

vào mình nó thì nó có thể lên cơn như động kinh: đi loạng

choạng, chảy dãi dớt, ngã quay, kêu rống lên..

Các triệu chứng trên cùng xuất hiện làm cho bò bệnh ăn

kém hoặc không ăn được, gầy sút rất nhanh, dần dần hôn mê,

không tránh khỏi tử vong sau vài tuần phát bệnh.

4. Bệnh tích

Các nội tạng không có bệnh tích gì đặc biệt. Điều duy nhất

thấy được là não của bò bị tổn thương ở nhiều điểm trên đại

não, cắt ra thấy xốp như'miếng bọt biển (làm tiêu bản vi thể).

5. Cách lây lan.

- Động vật bị bệnh cho đến nay chủ yếu thấy ở bò sữa từ 4

tuổi trở lên. Ngoài ra, các nhà khoa học đã phát hiện khỉ đầu

chó bị bệnh viêm não xốp giống như bò. Một số trường hợp

ngưòi ở nước Anh bị bệnh viêm não xốp (khi chết làm tiêu

bản tổ chức vi thể mới phát hiện được), nhưng không xác định

được bệnh lây từ bò và lây theo cách nào.

- Cho đến nay, người ta đã cho rằng bệnh bò điên ở Anh

trong những năm 80 là do kết hợp nhiều yếu tố dẫn tới thay

đổi nuôi dưỡng bò, trong đó có 2 yếu tố được xem là quan

trọng.

+ Trước những năm 80, bột thịt và bột xương làm thức ăn

cho bò đuợc chế biến bằng sự kết hợp nhiệt động cao và chiết

xuất dung môi. Sau đó quá trình này được thay bằng quy trình

xử lý liên tục ở nhiệt độ thấp hơn, không chiết xuất dung môi

từ đầu năm 1980.

+ Đàn cừu tăng có thể dẫn tới: có nhiều sản phẩm từ cừu

dùng làm thức ăn-cho bò mà cừu lại thường bị bệnh Scrapie,

một bệnh viêm não xốp ở cừu.

Quy trình chế biến mới không tiêu diệt được bệnh Scrapie

xâm nhập vào dây chuyền sản xuất thức ăn cho bò.

Tuy nhiên, bệnh bò điên khác với bệnh Scraprie và nếu

bệnh này là tiền đề dẫn tới bệnh bò điên thì tấc nhân gây bệnh

7

Scrapie đã thay đổi, có thể là dạng đột biến. Khi bệnh bò điên

đã xuất hiện thì tác nhân prion (PrP) đã tái quay vòng trong

đàn bò đo các sản phẩm từ bò cũng được sử dụng làm bột

xương, bột thịt cho bò ăn. Điều đó làm tăng nguy cơ nhiễm

bệnh cho đàn bò.

*

- Điều chắc chắn là bò ăn bột xương và bột thịt từ cừu

trong vùng có lưu hành bệnh Scrapie và từ bò trong vùng có

lưu hành bệnh bò điên thì sau đó phát sinh bệnh bò điên. Một

số trường hợp xảy ra ngoài nước Anh đều bắt nguồn từ bò

nhập khẩu từ Anh hoặc từ bò nuôi bằng sản phẩm thức ãn bị

nhiễm mầm bệnh như: Ô Man, Canada, quần đảo Manvinat.

- Ở nước ta, chưa có dấu hiệu bò và súc vật nhai lại mắc

bệnh bò điên.

6. Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh dựa vào quan sát các triệu chứng lâm sàng

thần kinh đặc trưng của bệnh kết hợp với kiểm tra bệnh tích vi

thể ở não (não xốp)

Các phản ứng huyết thanh không có tác dụng trong chẩn

đoán bệnh. #

7. Điều trị

Chưa có thuốc và biện pháp điều trị bệnh bò điên.

8. Phòng bệnh

- Biện pháp chủ yếu nhất là không nuôi bò bằng các sản

phẩm động vật có thể bị nhiễm tác nhân (prion) gây bệnh bò

điên và bệnh Scrapie ở cừu. Biện pháp này có hiệu quả đã giúp

cho nước Anh và các nước khác ở châu Âu kiểm soát được

bệnh bò điên.

8

- Phát hiện sớm bò bệnh và bò trong khu vực có bệnh để

tiêu huỷ triệt để.

- Không dùng các sản phẩm từ bò, dù là bò khoẻ mạnh trong

các vùng có lưu hành bệnh bò điên để chế tạo mỹ phẩm và thuốc

dùng cho người (lệnh cấm của Hội đồng châu Âu, 1994).

- Kiểm dịch nghiêm ngặt khi nhập bò sữa, đạc biệt là từ

các nước đã có dịch bò điên.

BỆNH LỞ MỔM LONG MÓNG

(Aphthae epizoótica, Foot and Mouth Disease)

1. Phân bố

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh đại lưu

hành gây ra do virus ở hầu hết các loài thú nuôi và thú hoang,

phân bố khắp các châu lục, trừ Australia. Gần đây (1999 -

2001) nhiều ổ dịch lớn đã xảy ra ở châu Á, trong đó có Đài

Loan, Malaysia, Indonesia, Banglades, Thái Lan, Lào,

Campuchia. Việt Nam...

Dịch cũng xảy ra ở các nước châu Âu như: Pháp, Anh, Bồ

Đào Nha, Italia... gây thiệt hại lớn cho bò, dê, cừu (2001)

Ở nước ta, từ năm 1954 trở về trước, bệnh đã xảy ra ở hầu

hết các tỉnh từ Bắc đến Nam. Từ 1955 đến 1980, các tỉnh phía

Bắc đã cơ bản khống chế nhưng ở phía Nam dịch vẫn rải rác

xảy ra ở các tỉnh vùng biên giới Việt Miên và Việt Lào. Từ

1998 - 2001, dịch đã xảy ra ở 14 tỉnh: Quảng Trị. Thừa Thiên￾Huế, Quảng Bình, Thanh Hoá, Quảng Nam, Cao Bằng, Lạng

9

Sơn, Lào Cai, Hà Giang...dọc quốc lộ 1 và một số tinh biên

giói, gây nhiều thiệt hại cho đàn trâu bò và lợn.

2. Nguyên nhân

Bệnh gây ra do một số chủng virus thuộc giống

Aphthovirus họ Picornaviriclae, thuộc nhóm virus có ARN.

Cho đến nay đã phát hiện 7 serotyp virus lở mồm long móng,

trong đó có các serotyp A, B, c, D, o được coi là các serotyp

gây bệnh ở châu Âu. Năm 1952 phát hiện các serotyp gây

bệnh ở châu Phi là SAT1, SAT2 SAT3. Năm 1954 phát hiện

một số serotyp gây bệnh ở châu Á: Asial. Trong mỗi serotyp

chính bao gồm một số subtyp như: o có 11 subtyp; A có 32;

c có 5, SAT1 và SAT2 có 9. SAT3 có 4 và Asial có 3. Ở Việt

Nam đã xác định có 3 typ virus là: A,Asial. và o. Ở pH = 6,9

virus bị ngừng khả năng cảm nhiễm trong 1 phút, ngược lại

vừus rất bền vững trong môi trường kiềm, cho đến khi pH >11,

virus cũng nhanh chóng bị tiêu diệt. Nhiệt độ môi trường 45 -

56°c sẽ làm tan rã protein dẫn đến mất khả năng gây bệnh và

tính miễn dịch của virus. Ở 85°c Virus bị tiêu diệt trong vòng

1 phút. Ở nhiệt độ 20 - 25°c virus sống được một số tuần.

Virus không chịu sự tác động của axeton, chlorofooc, ête,

phênol, nhưng rất mẫn cảm với axit, formol. Trong môi trường

khô mùa hè, virus sống 14 ngày, mùa đông 4 tuần.

3. Triệu chứng và bệnh tích

3.1. Triệu chứng

- Trâu bò: Thời gian nung bệnh từ 2 - 7 ngày, đôi khi kéo

dài tới 14 ngày. Súc vật bệnh thể hiện: sốt cao 41 - 41,7°C; ãn

ít hoặc không ăn, uống nước nhiều, nước dãi từ miệng chảy ra

như bọt xà phòng. Sau khi sốt 2 - 3 ngày bắt đầu xuất hiện các

10

mụn nhỏ ở lưỡi, hàm trên, môi, vòm khẩu cái, lỗ mũi. Mụn ớ

chân móng và kẽ móng làm súc vật què nằm bệt. Ớ lưỡi, mụn

mọc khắp mặt trên. Thành của mụn ban đầu có màu sáng, sau

đó chuyển dần sang vàng và dày lên thành từng mảng. Sau 1 -

3 ngày các mụn vỡ, dịch lympho chảy ra và tạo thành vùng

sẹo màu đỏ. Sẹo này được phủ bởi thành đã vỡ của mụn, sau 1

- 2 ngày được phủ bằng lớp tế bào biểu mồ mọc dần từ ngoài

vào trong. Các nốt loét ở chân do thường xuyên tiếp xúc với

môi trường bẩn nên có thể bị ưhiễm trùng, gây ra bong móng.

Đối với bò sữa, thường thấy những biến đổi ở núm vú, ban

đầu là những mụn nhỏ. sau đó lơn dần lên và ăn sâu vào lớp

trong, nhanh chóng nứt ra, đặc biệt thời kỳ cho sữn.

Lợn: Thời gian nung bệnh 2 - 3 ngày, có khi đến 12 ngày.

Lợn bị sốt cao: 40 - 41,5°c, kéo dài suốt quá trình mắc bệnh.

Sau 1 - 2 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, vùng quanh

móng chân, bàn chân, kẽ móng xuất hiện những mụn phồng

đặc trưng, các mụn này dễ dàng phát triển thành mảng lớn, vỡ

ra thường để lại sẹo. Lợn bị bệnh thích nằm, ngại vận động,

ăn ít; nếu bị nặng lợn di chuyển bằng đầu gối nên tạo ra

những vết thương sây sát ở đầu gối. Xung quanh miệng có bọt

trắng như bọt xà phòng. Đối với lợn nái, mụn có thể mọc ở

núm vú. Do bị đau nên lợn mẹ không cho lợn con bú. Sau khi

mụn vỡ ra tạo nên những vùng sẹo lớn không có da bao phủ

và thường kế phát viêm vú. Lợn cái mang thai sẽ bị sảy thai.

* Dê: Thời kỳ nung bệnh 2 - 8 ngày với biểu hiện đầu tiên

là thân nhiệt tăng lên 41,5"c kéo dài 2 - 4 ngày. Các mụn

thường mọc trước hết ở mồm, sau đó mới đến chân, mụn mọc

thưa. Vùng sẹo ở trong miệng chủ yếu là phần lợi của hàm

trẽn, quanh miệng và lưỡi, mụn sau khi vỡ nhanh chóng

11

đượcphủ một lớp tế bào biểu mô. Triệu chứng biến đổi ở

móng đối với dê ít thể hiện rõ bằng ở miệng.

Thể huỷ diệt của bệnh lở mồm long móng xảy ra khi virus

phát triển nhân lên ở cơ tim, cơ vân, làm rối loạn chức nãng

của tim, hệ thống tuần toàn và hệ cơ vân. Trường hợp này tỷ lệ

chết của gia súc cao 70 - 100%. Triệu chứng của thể bệnh

thường xuất hiên ở đường tiêu hoá hoặc viêm phổi và chết

nhanh trong vòng 12-20 giờ khi chưa kịp tạo ra những biến

đổi ở miệng và móng.

3.2. Bệnh tích

Bệnh tích điển hình của bệnh lở mồm long móng là mụn

và sẹo ở mồm và móng. Mụn có kích thước khác nhau, dịch

trong mụn chứa đầy bạch cầu (Lympho), sau khi vỡ ra thấy

vết loét màu hồng. Với thể huỷ diệt có những biến đổi cơ vân,

cơ tim, có thể gây viêm gan, thận và biến đổi ở lách, niêm

mac da cỏ.

♦ #

4. Điều kiện lây truyền bệnh

a. Động vật cảm nhiễm

Động vật cảm nhiễm với virus lở mồm long móng là trâu

bò rồi đến: lợn, cừu, dê và các động vật móng guốc chẵn khác.

Tỷ lệ chết đối với động vật trưởng thành không cao, chiếm 1 -

5%. nhưng đối với động vật non chiếm tới 50 - 70%. Vừus

cũng mẫn cảm với động vật hoang dã thuộc bộ móng guốc

chẵn như: lợn, nai, bò rừng, hoẵng v.v... Những động vật

hoang dại này ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ rất có ý nghĩa

trong việc lây truyền bệnh. Động vật thí nghiệm cảm nhiễm

là: chuột lang, chuột bạch và thỏ.

12

b. Tính chất gây bệnh

Đường xâm nhập tự nhiên của virus vào trâu bò là niêm

mạc đường hô hấp trên và bắt đầu sinh sản ở niêm mạc xoang

mũi. Đối với lợn đường xâm nhập chính của virus là qua

miệng, sau đó phát triển ở tuyến hạch nhân và hạch trung gian

đầu, cổ. Từ nơi cảm nhiễm đầu tiên, virus xâm nhập rất nhanh

vào hệ thống lâm ba và máu. Từ đó virus được bài xuất ra

nước tiểu và sữa. Virus từ máu đến các tổ chức mản cảm, phát

triển nhân lên lần thứ 2 làm tăng độc lực và tạo ra những triệu

chứng lâm sàng đầu tiên như: sốt cao, mọc những mụn ở niêm

mạc trong xoang miệng, lợi, mũi, vú và da xung quanh móng.

Sau 4 ngày có những triệu chứng đầu tiên, cơ thể bắt đầu sản

sinh kháng thể đặc hiệu. Kết thúc giai đoạn phát triển mụn,

con vật hạ sốt, dần dần lành bệnh, nhanh chóng trở lại bình

thường nhưng virus còn tiếp lục thải ra môi trường sau khi lợn

khỏi bệnh từ 1 - 2 tháng và trâu bò khỏi bệnh 2 - 6 tháng sau.

5. Chẩn đoán

- Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích của con vật mắc bệnh,

• C / • • • ỵ

đặc biệt là căn cứ vào loài vật cảm nhiêm để phân biệt các

bệnh sau đây:

Động vật cảm nhiễm Động vật thí nghiệm

Bênh • Virus

Bò Lơn• Cừu Dê Ngựa

Chuôt

lang

Chuôt

bach •

Thỏ

LMLM Aphatho

virus

+ + + + - + + +

Viêm mun nước •

ỏ miệng

Rhabdo

virus

+ + + + + + + +

Bênh mụn nước

của lơn•

Enterovirus - + - - - - + -

13

- Chẩn đoán phòng thí nghiêm:

Bệnh phẩm lấy để chẩn đoán là các mụn ở lưỡi, mồm hoặc

cũng có thể lấy mụn ở vú nhưng những mụn này chưa được

vỡ. Thời gian lấy tốt nhất là lúc mụn mọc vào ngày thứ 2 - 3

khi dịch ở bên trong còn trong. Trước khi cắt mụn phải dùng

nước đun sôi để nguội rửa sạch, cắt lấy ít nhất 2g bệnh phẩm

cho vào dung dịch photphat glyxerin (pH = 7,6), bảo quản

trong phích đá sau đó bao gói cẩn thận, ghi đầy đủ vào phiếu

gửi bệnh phẩm rồi gửi đến nơi chẩn đoán. Phòng thí nghiệm

sẽ tiến hành phân lập virus trên động vật thí nghiệm hoặc trên

môi trường tế bào và xác định serotyp bằng phản ứng kết hợp

bổ thể với huyết thanh định typ chuẩn. Một số phòng thí

nghiệm định typ và subtyp bằng phương pháp ELISA kháng

nguyên hoặc phương pháp PCR.

6. Điều trị

Cho đến nay vẫn không có thuốc điều trị đặc hiệu vì mầm

bệnh là virus. Ở những nước phát triển bệnh đã được khống

chế, nếu xảy ra thì tốt nhất là giết toàn đàn và thiêu huỷ xác

chết.

7. Phòng bệnh

7.1. Phòng bệnh bằng vacxin

Trong quá trình bị bệnh con vật sản sinh kháng thể đặc

hiệu chống lại serotyp vừus lở mồm long móng đã nhiễm.

Miễn dịch này xuất hiện sau 2 - 3 ngày. Trâu bò có miễn dịch

kéo dài 1 - 4 năm. Nhưng lợn chỉ 4 tháng đến 1 năm. Ở dê cừu

là 1 năm. Kháng thể tạo ra cũng có thể truyền qua sữa dầu.

Hiệu lực miễn dịch thụ động qua sữa đầu phụ thuộc vào kháng

thể của mẹ truyền sang và có thể kéo dài 3 - 5 tháng.

14

Từ nghiên cứu trên, người ta đã chế tạo vacxin phòng bệnh

LMLM trên cơ sở nuôi cấy virus trên mõi trường tế bào thận

bò hoặc lợn, diệt virus bằng phênol, cho bổ trợ keo phèn. Hiện

người ta dùng vacxin đa giá chế từ các virus typ A, o, Asia 1

phòng bệnh cho cả trâu bò và lợn; vacxin chế từ virus typ o

chỉ phòng bệnh cho lợn.

Vacxin đượctiêm 2 liều cách nhau 3 tuần; tiêm theo định

kỳ 6 tháng/lần ở những vùng có lưu hành bệnh cho toàn đàn

trâu, bò lợn.

7.2. Thực hiện tốt vệ sinh thú y: giữ gìn chuồng luôn khô

sạch, định kỳ pha thuốc diệt trùng; ủ phân diệt mầm bệnh.

7.3. Kiểm dịch nghiêm ngặt khi xuất nhập trâu bò để loại

trừ bò mang virus.

7.4. Thực hiện các quy chế phòng chống bệnh LMLM

đúng theo pháp lệnh Thú y.

BỆNH DỊCH TẢ TRÂU BÒ ■ »

(Pestis bovum)

1. Phán bố:

Bệnh dịch tả trâu bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan

nhanh của thú nhai lại nhà và rừng do một vữus gây hoại tử,

dung bào tầng thượng bì các niêm mạc, đặc biệt gây ra viêm,

tu máu và loét niêm mạc ruột. #

Bệnh xảy ra ở hầu hết các khu vực trên thế giói. Ở Việt

Nam, trong thời kỳ Pháp thuộc bệnh dịch tả trâu bò xảy ra ở

khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam, làm thiệt hại 5% tổng sôrtrâu bò

hàng năm. Từ năm 1954 trở lại đây, do chúng ta áp dụng các

t

15

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!