Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số bất cập trong pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh của Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
285.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1494

Một số bất cập trong pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh của Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

t¹p chÝ luËt häc sè 4/2011 3

TS. NguyÔn ThÞ V©n Anh *

ành vi hạn chế cạnh tranh luôn hướng

đến việc hình thành sức mạnh thị

trường hoặc lợi dụng sức mạnh thị trường

để làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị

trường bị biến dạng. Điều này có thể dẫn đến

làm thay đổi cấu trúc thị trường, thay đổi

tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

trên thị trường. Hành vi hạn chế cạnh tranh

gây tác động tiêu cực đến môi trường cạnh

tranh và cần phải kiểm soát nó bằng luật và

chính sách cạnh tranh của nhà nước.

Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam đã có

nhiều quy định điều chỉnh hành vi hạn chế

cạnh tranh. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực

thi, Luật cạnh tranh năm 2004 (LCT) đã bộc

lộ một số hạn chế trong các quy định về hạn

chế cạnh tranh, gây khó khăn cho các chủ

thể thực thi Luật. Bởi vậy, bài viết này tập

trung trình bày, bình luận một số bất cập

trong các quy định pháp luật hiện hành về

hành vi hạn chế cạnh tranh và bước đầu đưa

ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp

luật về vấn đề này.

1. Nội dung chủ yếu của pháp luật

Việt Nam hiện hành điều chỉnh hành vi

hạn chế cạnh tranh

Hiện nay, ở Việt Nam, việc kiểm soát

hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định

chủ yếu trong ba văn bản pháp luật: LCT

được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004,

có hiệu lực thi hành từ 1/7/2005; Nghị định

của Chính phủ số 116/2005/NĐ-CP ngày

15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số

điều của LCT (Nghị định số 116/2005/NĐ-CP);

Nghị định của Chính phủ số 120/2005/NĐ-CP

ngày 30/9/2005 về xử lí vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực cạnh tranh (Nghị định số

120/2005/NĐ-CP).

Các văn bản pháp luật nêu trên đã quy

định về hành vi hạn chế cạnh tranh ở những

nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, LCT đã xác định thế nào là

hành vi hạn chế cạnh tranh và các loại hành

vi hạn chế cạnh tranh. Theo đó, hành vi hạn

chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp

làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên

thị trường và bao gồm 4 hành vi: Thoả

thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí

thống lĩnh; lạm dụng vị trí độc quyền và tập

trung kinh tế.

Thứ hai, đối với thoả thuận hạn chế cạnh

tranh, LCT và Nghị định số 116/2006/NĐ-CP

đã quy định có 8 loại thoả thuận hạn chế

cạnh tranh đồng thời đưa ra các dấu hiệu đặc

trưng của từng loại thoả thuận hạn chế cạnh

tranh cũng như hậu quả pháp lí áp dụng đối

với các chủ thể thực hiện các thoả thuận hạn

chế cạnh tranh. Theo đó, một số thoả thuận

H

* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!