Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Một số bất cập của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và phương hướng hoàn thiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Soá 09/2021 - Naêm thöù möôøi saùu
9
MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
Vũ Thanh Tuấn1
Tóm tắt: Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 với nhiều nội dung mới liên quan đến thủ tục
tố tụng giải quyết vụ việc dân sự, như quy định về việc thu thập tài liệu chứng cứ, công khai chứng cứ
và hòa giải; thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa với trình tự thủ tục khoa học, mang đậm yếu tố dân
sự; thẩm quyền trong việc thụ lý, giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn; giải quyết vụ án khi chưa
có điều luật áp dụng... Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, BLTTDS năm 2015 còn bộc lộ những hạn chế,
bất cập ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc dân sự; quá trình giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm có
nhiều tình huống, vướng mắc và bất cập, gây không ít khó khăn cho thẩm phán khi tiến hành tố tụng. Bài
viết phân tích một số quy định của BLTTDS chưa hợp lý, còn nhiều cách hiểu khác nhau và đề xuất giải
pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự.
Từ khóa: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, vướng mắc, hướng hoàn thiện.
Nhận bài: 15/8/2021; Hoàn thành biên: 14/9/2021; Duyệt đăng: 20/9/2021.
Abstract: The Civil Procedure Code in 2015 with many new contents related to proceedings of solving
civil cases such as regulations on collection of evidence, disclosure of evidence and mediation;
conducting proceedings at the court hearings with scientific procedure and civil feature; competence in
accepting, solving civil cases under summary procedures; solving cases without applicable regulations…
However, the Civil Procedure Code, after certain time of enforcement, has shown shortcomings and
limitations, causing impact on solving civil cases. In addition, process of solving civil cases of the first
instance has many cases, obstacles and shortcomings, causing considerable difficulties for judges in
conducting proceedings. The article analyzes some unreasonable regulations, different understandings
of the Civil Procedure Code and proposes solutions to finalize legal regulations on civil procedure.
Keywords: The Civil Procedure Code in 2015, obstacles, orientation of finalization.
Date of receipt: 15/8/2021; Date of revision: 14/9/2021; Date of Approval: 20/9/2021.
Thủ tục tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng
việc giải quyết các vụ án dân sự. Thực tiễn cho
thấy, khi giải quyết vụ án dân sự không chỉ đòi hỏi
năng lực của những người tiến hành tố tụng, mà
cần thiết phải có một thủ tục tố tụng khoa học, hợp
lý, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập
quốc tế và đáp ứng được cuộc cách mạng công
nghệ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thủ
tục tố tụng dân sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
trong bối cảnh các tranh chấp dân sự gia tăng cả về
số lượng và sự phức tạp.
1. Phân loại án và cơ chế phân công giải
quyết vụ án dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định
người có thẩm quyền phân công thẩm phán giải
quyết vụ án là Chánh án hoặc Phó Chánh án (được
Chánh án ủy nhiệm). Hiện nay, các Tòa án có
những cách thức tổ chức xét xử - phân công giải
quyết các vụ án khác nhau, thông thường lãnh đạo
Tòa án phân công giải quyết án trên cơ sở khối
lượng công việc, trình độ và kinh nghiệm của thẩm
phán. Quy định về nguyên tắc phân công vụ án vô
tư, khách quan và ngẫu nhiên lần đầu tiên được quy
định tại BLTTDS. Tại Điều 197 quy định “...
Chánh án Tòa án quyết định phân công thẩm phán
giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách
quan, ngẫu nhiên”. Vấn đề đặt ra là chưa có một cơ
chế để kiểm soát, đánh giá “vô tư, khách quan ngẫu
nhiên” trong việc phân công giải quyết vụ án. Pháp
luật tố tụng cũng chưa có quy định phân loại đánh
giá mức độ khó, phức tạp của mỗi vụ án để phân
công giải quyết cho cân bằng giữa các thẩm phán
trong cùng một Tòa án. Do đó, để xác định sự “cân
bằng” trong phân công giải quyết giữa các thẩm
phán là một vấn đề không dễ dàng. Vẫn biết mỗi vụ
án đều có tính phức tạp riêng, để đánh giá mức độ
khó, phức tạp mỗi vụ án phụ thuộc vào chủ quan
mỗi người, ở khía cạnh khác nhau, đặc biệt là các
1 Tiến sỹ, Phó Chánh tòa Hành chính, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương.
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI