Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một nghiên cứu về chiều sâu cắt khi mài vô tâm chạy dao hướng kính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phan Bùi Khôi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 139 - 142
139
MỘT NGHIÊN CỨU VỀ CHIỀU SÂU CẮT KHI MÀI VÔ TÂM
CHẠY DAO HƯỚNG KÍNH
Phan Bùi Khôi1
, Ngô Cường2
, Đỗ Đức Trung2,*
,
Nguyễn Đình Mãn2
, Lê Duy Hội
2
1
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội,
2
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Một phân tích mô hình quá trình mài vô tâm chạy dao hướng kính được tiến hành. Trong mô hình
phân tích, sự tác động của đá dẫn và thanh tỳ lên phôi được coi như tác động của một điểm tiếp
xúc. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra biểu thức xác định chiều sâu cắt tức thời, góp phần nâng
cao độ chính xác cho các chương trình mô phỏng quá trình mài vô tâm chạy dao hướng kính.
Từ khóa: Mài vô tâm chạy dao hướng kính, chiều sâu cắt, mô hình toán học, hiện tượng xếp
chồng, mô phỏng.
GIỚI THIỆU
*
Trong hầu hết các nghiên cứu lý thuyết về cơ
sở tạo độ tròn của chi tiết khi mài vô tâm, các
tác giả đều giả thiết rằng điểm tiếp xúc là
điểm tiếp tuyến cố định trên một vòng tròn lý
tưởng của chi tiết gia công [1,2,5,6]. Tuy
nhiên, trên thực tế điểm tiếp xúc có thể không
trùng với điểm tiếp tuyến bởi vì chi tiết gia
công không tròn tuyệt đối, Rowe và Barash
gọi đó là hiện tượng “Giới hạn xếp chồng” [2,
4]. Trong các nghiên cứu của Rowe và Barash
đã tính đến cả những giới hạn này trong
chương trình mô phỏng bằng cách thay đổi
chiều sâu cắt thực tế. Kết quả mô phỏng của
những nghiên cứu đó là “tương đương” với
kết quả thực nghiệm (về số vấu lồi trên chi
tiết gia công) [3]. Tuy nhiên về chi tiết thì kết
quả mô phỏng đó là khác so với kết quả từ
thực nghiệm (về giá trị chiều cao vấu lồi trên
chi tiết), chiều cao lớn nhất của vấu lồi trong
kết quả mô phỏng thường có giá trị lớn hơn
khi thực nghiệm.
Trong bài báo này, một mô hình toán học về
hiện tượng xếp chồng tại các điểm tiếp xúc
của chi tiết với đá dẫn và thanh tỳ được trình
bày. Từ đó đưa ra biểu thức đánh giá chính
*
Tel: 0988488691; Email: [email protected]
xác chiều sâu cắt tức thời, làm cơ sở nâng cao
độ chính xác cho các chương trình mô phỏng.
MÔ HÌNH HÓA
Sơ đồ quá trình mài vô tâm được trình bày
trong hình 1.
Hình 1. Sơ đồ mài vô tâm
Trong đó:
θ – góc quay của một đường thẳng trên phôi
(OX) so với đường thẳng nối tâm đá và tâm
chi tiết OOg; θ = OgOX
α – góc hợp bởi đường thẳng nối tâm đá mài -
chi tiết và đường thẳng nối tâm chi tiết với
điểm tiếp xúc giữa chi tiết và thanh tỳ; α =
OgOB