Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MỐI TƯƠNG QUAN VỀ VỊ TRÍ CỦA NGÁCH TRÁN VÀ CÁC CẤU TRÚC LIÊN QUAN ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỐI TƯƠNG QUAN VỀ VỊ TRÍ CỦA NGÁCH TRÁN
VÀ CÁC CẤU TRÚC LIÊN QUAN
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan vị trí giữa ngách trán và các cấu trúc
liên quan qua CT scan. Ứng dụng trong phẫu thuật xoang trán qua nội soi.
Phương pháp nghiên cứu : 40 bệnh nhân bị viêm xoang trán mạn tính đã
được khảo sát về chẩn đóan, phân lọai, phẫu thuật và các biến chứng.
Kết quả: 3 loại mỏm móc : loại I - mỏm móc gắn vào cuốn giữa (5%), loại
II – mỏm móc gắn vào sàn sọ (20%), loại III – mỏm móc gắn vào xương giấy
(75%). 6 loại tế bào sàng trán : loại A - có tế bào AN + 1 tế bào sàng trán (22,5%),
loại B - có tế bào AN + 2 tế bào sàng trán (72,5%), loại C – có một tế bào sàng
trán lớn thông khí lấn vào xoang trán (2,5%), loại D - có một tế bào sàng trán nằm
hẳn vào trong xoang trán (1,25%), loại E – có tế bào trên bóng (26,25%), loại F –
có tế bào vách ngăn nội xoang(1,25%). Từ phân loại này chúng tôi đưa ra đường
mổ phù hợp và đã cho kết quả phẫu thuật tốt và an toàn.
Kết luận : Phân tích và đánh giá phân lọai trên CT scan trước phẫu thuật là
rất quan trọng, giúp đưa ra hướng phẫu thuật nội soi xoang trán đúng và an toàn.
SUMMARY
Objective: Research on the relationship between frontal recess and relative
structures by CT scan. It’s used in endoscopic frontal sinus surgery.
Method : 40 patients with chronic frontal sinusitis were searched for
diagnosis, classification, surgery and complications.
Result: 3 types of uncinate process : Type I - the uncinate process insert at
the middle turbinate (5%), Type II - the uncinate process insert at the skull base
(20%), Type III - the uncinate process insert at the lamina papyracea (75%). 6
types of fronto-ethmoidal cell : Type A - Agger Nasi cell + 1 fronto-ethmoidal cell
(22.5%), Type B - Agger Nasi cell + 2 fronto-ethmoidal cells (72.5%), Type C -
single massive cell pneumatizing cephalad into frontal sinus (2.5%), Type D -
isolate d cell in the frontal sinus (1.25%), Type E - suprabulla cell (26.25%), Type
F - interfrontal sinus septal cell (1.25%). Base on this classification, we planed the
surgical method and had a good result and without any complications.
Conclusion : CT identification and and classification before surgery are
very important. It provided safe and predictable access for endoscopic frontal
sinus surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nội soi mũi xoang ngày càng trở thành phẫu thuật thường quy
trong các trường hợp viêm mũi xoang mạn0
. Cùng với việc phát triển phẫu thuật
nội soi xoang chức năng này, việc hiểu rõ các cấu trúc giải phẫu vùng mũi xoang
là rất cần thiết để có thể cho một kết quả phẫu thuật tốt và an toàn2
. Tuy nhiên có