Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mối tương quan giữa năng suất các kỳ thu rau với tổng năng suất rau và giữa các bộ phận trong ngọn rau
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 115 - 119
121
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NĂNG SUẤT CÁC KỲ THU RAU VỚI
TỔNG NĂNG SUẤT RAU VÀ GIỮA CÁC BỘ PHẬN TRONG NGỌN RAU
Ở MỘT SỐ GIỐNG KHOAI LANG RAU
Mai Thạch Hoành*
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu 6 giống khoai lang có tiềm năng sử dụng làm rau xanh, trồng ở 2 vụ Xuân Hè và Hè
Thu, với quỹ thời gian 90 ngày sau trồng, Vụ Hè Thu các giống cho 7 kỳ thu rau đạt năng suất
trung bình cao 37,60 tấn rau /ha, cao hơn vụ Xuân Hè thu 6 kỳ, đạt 31,03 tấn rau/ha, và và đã xác
định được giống VĐ1 có năng suất rau cao nhất từ 34,33 – 46,99 tấn rau/ha và hơn hẳn các giống
ở độ tin cậy 95%. Trong đó các kỳ thu rau ở kỳ giữa của cả hai vụ đều cho năng suất rau cao nhất:
6,25 – 6,8 tấn rau/ha, và có mối tương quan thuận với tổng năng suất rau cả vụ đều ở mức rất chặt
r = 0,918 và r = 0,9242. Trong các bộ phận ngọn rau, lá có khối lượng lớn nhất, đạt 23,43 gam / 10
ngọn cao hơn thân và cuống trong ngọn rau, với mối tương quan cao nhất r = 0,9661. Điều này đã
xác đinh rõ được vai trò quan trong của lá trong ngọn rau khoai lang.
Từ khoá: năng suất, kỳ thu rau, khối lượng, lá, cuống, thân, mối tương quan
MỞ ĐẦU
*
Rau khoai lang đang được phát triển, làm
phong phú nguồn rau xanh phục vụ đời sống
cộng đồng và tham gia tốt nguồn rau sạch,
ngăn ngừa một số bệnh xã hội hiện nay. Năng
suất rau khoai lang phụ thuộc vào thời vụ
trồng, sự khai thác nhiều lần thu hái khác
nhau, nhất là khi giáp các vụ rau trong năm
như 2 vụ: Xuân hè và Hè Thu. Đặc biệt khi sử
dụng rau khoai lang cũng rất đa dạng theo
từng bộ phận ngọn rau như: lá, cuống lá hay
chỉ ngọn thân non, là tuỳ theo thị hiếu sử
dụng ở từng người và từng vùng khác nhau.
Kết quả nghiên cứu mối tương quan năng suất
các kỳ thu hái với tổng năng suất rau và tương
quan giữa các bộ phận trên ngọn rau khoai
lang ở 2 vụ chính ở trên trong năm, đã góp
phần cho viếc khai thác và sử dụng các giống
rau có hiệu quả hơn.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Gồm 6 giống khoai lang có tiềm năng sử
dụng làm rau xanh cho người là TV1 nhập
dây giống từ Trung Quốc; VĐ1 nhập từ Đài
*
Tel: 0988440172; Email: [email protected]
Loan, K51 giống lai trong nước; H12 giống
lai tự nhiên; DT2 giống nhập ở Viện Di
truyền và giống CN.
Đối chứng là giống Cực Nhanh là giống nhập
nội đã được công nhận năm 1995
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí khối nghẫu nhiên
hoàn chỉnh (RCBD), với 3 lần nhắc lại, diện
tích ô thí nghiện 18 m2
(1,2 m x 5 m x 3
luống); Mật độ trồng 20 cm x 15 cm
Thời vụ trồng ở 2 vụ giáp rau để giải quyết
rau hiếm khi giáp vụ rau xuân và rau Đông:
Vụ Xuân Hè trồng 8/4/2010 và Vụ Hè Thu
trồng vào 28/6/2010.
Lượng phân bón: Phân chuồng 10 tấn, phân
hoá học gồm: 90N, 30P205 và 60K20 cho 1ha.
Phương phán bón: lân và kaly bón lót cùng
phân chuồng, đạm chia đều để tưới sau các
lần thu hái rau xanh
Chỉ tiêu theo dõi
- Các đợt thu rau đều lấy tiêu chuẩn ngọn rau
khoai lang dài 15 cm để thu rau, và đợt cuối
cùng đều kết thúc vào lúc 90 ngày sau trồng
(nst) cho cả 2 vụ
- Tính năng suất rau từng đợt, và tổng năng
suất rau cả vụ (khi kết thúc 90 nst).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn