Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1721

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN:

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

chi nhánh Hà Thành

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

và cũng là năm chứng kiến sự biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính tiền tệ trong

nước và quốc tế. Sự biến động này đã tác động mạnh đến đời sống nhân dân: lạm phát

tăng cao, giá dầu, giá vàng tăng kỷ lục,… lãi suất cũng liên tục biến động mạnh trong

năm. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, hệ thống Ngân hàng cũng chịu rất

nhiều tác động xấu, cụ thể nhất là khả năng thanh khoản của các Ngân hàng, tạo ra sức ép

tăng lãi suất huy động. Lãi suất cơ bản tăng lên đến 14%, lãi suất huy động của các ngân

hàng có lúc lên đến mức cao kỷ lục 21%, nhưng lại giảm mạnh vào các tháng cuối năm,

tháng 12 lãi suất cơ bản chỉ còn 8,5%.

Năm 2008 cũng là năm cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng diễn ra quyết

liệt hơn với nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ mới được các ngân hàng triển khai cung

cấp tới khách hàng. Các ngân hàng có vốn Nhà nước tập trung phát triển theo hướng

thành lập các tập đoàn tài chính, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô

trung bình và nhỏ tập trung định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ với các đối tượng

khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân. Vì vậy có thể

nhận thấy trên thị trường dịch vụ ngân hàng năm qua sôi động hơn với việc các ngân

hàng đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng bán lẻ. Khách hàng có thêm nhiều lựa chọn sử

dụng những tiện ích ngân hàng để thanh toán cho những chi phí trong cuộc sống hàng

ngày như tiền điện, nước, điện thoại, internet, mua sắm tại một số siêu thị…

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành cũng không nằm

ngoài xu hướng phát triển chung của thị trường. Ngay từ những ngày đầu thành lập chi

nhánh cũng đã xác định cạnh tranh phát triển cho vay tiêu dùng sẽ là hướng đi mới giúp

chi nhánh phân tán rủi ro và nâng cao khả năng hội nhập. Tuy đã bước đầu hình thành và

tổ chức hoạt động theo thông lệ của các NHTM hiện đại trên thế giới, theo đó các hoạt

động bán lẻ được quan tâm chỉ đạo và kiểm soát một cách bài bản nhưng trong bối cảnh

nền kinh tế đương đầu với những khó khăn thách thức, hoạt động tín dụng tiêu dùng của

BIDV gặp không ít khó khăn.

Xuất phát từ lý do đó, em chọn đề tài “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành” làm đề tài cho chuyên đề tốt

nghiệp của mình.

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm có ba Chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương

mại.

Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam chi nhánh Hà Thành.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành.

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG -

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1. Tổng quan về cho vay tiêu dùng (CVTD) của Ngân hàng thương mại

(NHTM).

1.1.1. Khái niệm.

Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông qua hoạt động cho

vay ngân hàng thực hiện điều hoà vốn trong nền kinh tế thông qua hình thức phân phối

nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội để đáp ứng nhu cầu về phục

vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Hoạt động cho vay của ngân hàng bắt nguồn từ nhu

cầu của nền kinh tế thị trường, khi mà một số cá nhân, tổ chức cần vốn để thực hiện hoạt

động sản xuất kinh doanh của mình, trong khi đó một số cá nhân tổ chức khác lại tạm

thời dư thừa một lượng vốn nhất định trong một thời gian cụ thể. Chính vì vậy, ngân

hàng với vai trò là người trung gian đã đứng ra huy động vốn từ những cá nhân, doanh

nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi rồi thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với những cá nhân,

doanh nghiệp khác đang cần vốn và hưởng lợi từ khoản chênh lệch lãi suất.

Cùng với thời gian, hoạt động tín dụng của các ngân hàng đã thay đổi đáng kể, nếu

như trước đây các NHTM chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình chủ yếu cho Nhà

nước và các doanh nghiệp lớn vay thì giờ đây hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng

được mở rộng. Xuất phát từ mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, thông qua mối

quan hệ này ngân hàng thấy được từ cả phía người sản xuất lẫn người tiêu dùng: các nhà

sản xuất cần có sự hỗ trợ để tiêu thụ hàng hóa, còn người tiêu dùng thì cần nguồn tài trợ

cho những nhu cầu tài chính của mình trong trường hợp mức thu nhập của họ không đủ

để có một cuộc sống đầy đủ ở thời điểm hiện tại. Từ đó, nghiệp vụ cho vay tiêu dùng

chính thức được ra đời và ngày càng phát triển theo xu thế chung của nền kinh tế thế giới.

Vậy CVTD là gì?

Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá

nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài trợ chính, quan trọng giúp

người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu của cuộc sống như nhà cửa, phương tiện đi

lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, y tế, du lịch… trước khi họ có đủ khả năng về tài chính

để hưởng thụ.

Định nghĩa này nhằm phân biệt với các sản phẩm cho vay khác của ngân hàng

như: cho vay các doanh nghiệp vừa và nhở, cho vay đầu tư… Có thể thấy do đối tượng

CVTD hướng đến là tất cả người dân có thu nhập trong xã hội nên phạm vi rất rộng và thị

trường còn rất tiềm năng, hứa hẹn đem lại nhiều khoản lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Chính vì vậy, hoạt động CVTD ngày càng được các NHTM chú trọng và phát triển.

1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng.

CVTD của ngân hàng nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ

gia đình. Khác với cho vay kinh doanh, ở đây người vay sử dụng tiền vay vào mục đích

không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập so với sử dụng tiền vay, vì vậy CVTD có những đặc

điểm như sau:

1.1.2.1. Các sản phẩm CVTD rất phong phú vì khách hàng vay vốn rất đa dạng và mục

đích sử dụng vốn linh hoạt.

Như đã nói ở trên, do đối tượng của CVTD hướng đến là tất cả người dân có thu

nhập trong xã hội, mà tùy theo hoàn cảnh, thu nhập, và mong muốn của mỗi người mà

mục đích vay vốn của họ là hoàn toàn khác nhau. Những khách hàng là cá nhân, có thu

nhập cao trong xã hội thì nhu cầu tiêu dùng của họ khác hoàn toàn với những cá nhân có

thu nhập thấp, trung bình. Hoặc tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi người, có người có

những nhu cầu về nhà ở, về những vật dụng xa xỉ, về những phương tiện đi lại có giá trị

cao như ô tô, xe máy… nhưng cũng có những người vay với mục đích đi du học hoặc để

trang trải các nhu cầu chi tiêu cho y tế… Chính vì vậy sản phẩm CVTD cũng phải đa

dạng và phong phú, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của mọi người dân, mọi tầng

lớp trong xã hội.

1.1.2.2. Giá trị mỗi món vay nhỏ nhưng khối lượng các món vay lớn.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và thu nhập hàng tháng của khách hàng mà giá

trị các khoản vay thường khác nhau. Tuy nhiên có một điểm chung là giá trị các khoản

vay này thường rất nhỏ so với các khoản vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh do đây

là khoản vay phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, thêm vào đó, giá

trị của hàng hóa tiêu dùng thường không quá lớn hoặc khách hàng vay vốn đã có sự tích

lũy từ trước đối với những nhu cầu của mình…

Trong điều kiện hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của

người dân cũng theo đó đi lên, người tiêu dùng sẽ vay nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của

bản thân, gia đình do không phải ai cũng có khả năng chi trả cho nhưng nhu cầu tiêu

dùng của mình bằng nguồn thu nhập trong thời điểm hiện tại. Điều này dẫn đến số lượng

khách hàng có nhu cầu vay vốn là rất đông khiến tổng quy mô CVTD trở nên rất lớn.

1.1.2.3. CVTD thường có rủi ro cao hơn các khoản cho vay trong lĩnh vực hoạt động sản

xuất kinh doanh.

Do nguồn trả nợ của CVTD độc lập với khoản vay, chủ yếu là từ thu nhập của

người đi vay, mà nguồn thu nhập này có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng

công việc, tình hình kinh tế chung hay tình hình sức khỏe của họ.. Thêm vào đó, việc

thẩm định và quyết định cho vay đối với một khoản CVTD cũng thường gặp khó khăn do

vấn đề thông tin không đầy đủ hoặc thiếu tính chính xác. Các thông tin cá nhân đưa ra

thường không rõ ràng và minh bạch như các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, việc

thẩm định xác minh cũng gặp nhiều khó khăn… Ngày nay, để hạn chế bớt rủi ro, trong

hầu hết các khoản CVTD ngân hàng đều đòi hỏi phải có đảm bảo bằng tài sản.

1.1.2.4. Các khoản CVTD thường có lãi suất cao.

Điều này xuất phát từ việc các khoản CVTD có chi phí và rủi ro cao nhất trong các

loại cho vay của ngân hàng. CVTD thường nhạy cảm theo chu kỳ, khi nền kinh tế phát

triển, người dân có thu nhập cao, nhu cầu về tiêu dùng của họ cũng tăng lên do họ thấy

lạc quan về tương lai, ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái đại bộ phận dân cư đều

có xu hướng thắt chặt tiêu dùng, tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu. Mặt khác, người tiêu dùng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!