Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mô hình khuyến nông vỗ béo bò đến với bà con miền núi Đaklak
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SẢN XUẤT CHẾ BIẾN - TIÊU THỤ SẢN PHẨM
34 T¹p chÝ ch¨n nu«i sè 6 – 08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG VỖ BÉO BÒ ĐẾN VỚI BÀ CON MIỀN NÚI
ĐAKLAK
Nguyễn Văn Bắc*
Mô hình vỗ béo bò thịt là một trong những mô
hình khuyến nông Trung ương trọng điểm năm
2007 do Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện
Gia súc lớn thuộc Viện khoa học Nông nghiệp
Miền Nam thực hiện tại khu vực miền núi
Đaklak.
Với sự kết hợp chặt chẽ giữa Trung tâm, Sở
NN&PTNT, hệ thống khuyến nông tỉnh Đaklak,
mô hình đã được triển khai tại 40 hộ với tổng
cộng là 100 con Bò tại hai xã là Quảng Hiệp,
Ea nuôl và một thị trấn là Eakpam thuộc 2
huyện Cư M’Gar và Buôn đôn.
Sau thời gian vỗ béo 3 tháng, mô hình đã cho
kết quả khả quan về hiệu quả kinh tế và hàng
trăm lượt nông dân đã được tham qua tập
huấn qui trình, kỹ thuật vỗ béo bò. Chị Nguyễn
Thị Thiêng và anh Nguyễn Công Mai, thôn
Hiệp Thắng, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’Gar,
một trong những hộ thực hiện mô hình phấn
khởi cho biết sau khi tập huấn, chị được
chương trình hỗ trợ thức ăn (40%) và thuốc
thú y để vỗ béo 03 con bò thời gian là 3 tháng,
gia đình mua thêm 3 con, tổng cộng là 6 con.
Khi mới mua bò về để vỗ béo, bò rất gầy. Số
tiền anh chị bỏ ra mua 6 con bò là 13,5 triệu
đồng. Với việc áp dụng đúng và đầy đủ kỹ
thuật vỗ béo bò do cán bộ khuyến nông hướng
dẫn, sau 3 tháng vỗ béo, số tiền đã chi để mua
thêm thức ăn là 3 triệu đồng, tổng cộng là 16,5
triệu đồng. Với giá bán hiện nay, đàn bò béo,
mập của anh chị có giá là 28 triệu đồng. Như
vậy anh chị thu về 11,5 triệu đồng, chưa kể số
phân bò bán được khoảng 4 triệu đồng. Ông
Phạm Trí Thức, Trạm trưởng trạm khuyến
nông huyện Cư M’Gar cho biết hiện nay trong
huyện đã có khoảng trên dưới 20 hộ chuyên
vỗ béo bò để bán thịt, mỗi hộ thường xuyên vỗ
béo 6-7 con và mang lại hiệu quả kinh tế thiết
thực.
Hy vọng với việc nhân rộng mô hình này sẽ
góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo
và phát triển kinh tế của bà con nông dân miền
núi Đaklak, thúc đẩy tích cực chương trình
phát triển đại gia súc của Tỉnh.
(An axtension model of cattle fattening in mountainous Daklak)