Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Một Số Mô Hình Khuyến Lâm Trọng Điểm Tại Tỉnh Hòa Bình Giai Đoạn 2006 2010
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
3.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1706

Đánh Giá Một Số Mô Hình Khuyến Lâm Trọng Điểm Tại Tỉnh Hòa Bình Giai Đoạn 2006 2010

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ ptnt

tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp

-----------------------------------

ĐỖ PHAN TUẤN

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH KHUYẾN LÂM

TRỌNG ĐIỂM TẠI TỈNH HÒA BÌNH

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI

HÀ NỘI - 2012

1

ĐĂT Ṿ ẤN ĐỀ

Năm 2007 đã đánh dấu bước ngoặt của Việt Nam khi nền kinh tế nước ta đã

gắn với thế giới thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Để thúc đẩy phát triển

nông nghiệp đạt năng suất cao và bền vững, cần chú trọng đến các hình thức bảo hộ

nông nghiệp mà WTO cho phép, trong đó có hình thức khuyến nông đang ngày

càng được chú trọng. Tại Hội nghị Trung ương 7, khoá X đã ra Nghị quyết số 26-

NQ/TW ngày 5-8-2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tạo động lực đột

phá thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực này. Trong hoạt động khuyến nông nói

chung, khuyến lâm là một ngành quan trọng đã được khẳng định trong các Nghị

định về khuyến nông như Nghị định 13, 56 và mới đây nhất là Nghị định

02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010. Hoạt động khuyến lâm là một trong những

nhiệm vụ của Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/2/2007: Nâng cao trình độ chuyên

môn về quản lý, bảo vệ rừng cho 80% hộ nông dân; Thu hút 50% thành phần kinh

tế khu vực tư nhân và các tổ chức đoàn thể tham gia các hoạt động khuyến lâm; Bố

trí ít nhất một cán bộ khuyến lâm chuyên trách hoặc kiểm lâm cho mỗi xã nhiều

rừng và tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến lâm tự nguyện; Cải tiến và cập

nhật nội dung, phương pháp khuyến lâm để phù hợp với trình độ của nông dân, đặc

biệt hộ nghèo và dân tộc ít người; Xây dựng mối liên kết giữa hệ thống khuyến lâm

và đào tạo với các chủ rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản.

Từ những nhiệm vụ trong Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-

2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án phát triển

khuyến lâm giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu trung

hạn là: Phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ làm công tác khuyến lâm từ Trung

ương đến thôn bản, ưu tiên cho khuyến lâm cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển giao

các kết quả nghiên cứu cho nông dân; Tăng cường đào tạo, huấn luyện và nâng cao

nhận thức cho các chủ rừng; Phát triển tổ chức và tăng cường xã hội hoá công tác

khuyến lâm.

2

Trong những năm qua Nhà nước có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã

hội, có liên quan đến phát triển lâm nghiệp như các chương trình 327, 661, 135,

134, 30a,… Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho khu vực miền

núi, thông qua nhiều phương pháp tiếp cận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

khác nhau trong đó nhiều mô hình trình diễn khuyến lâm đã được triển khai xây

dựng ở các địa phương. Kinh phí dành cho hoạt động khuyến lâm ngày càng tăng,

tính từ 1993-2010 đã có trên 145 tỷ đồng từ kinh phí khuyến lâm Trung ương được

đầu tư triển khai cho các mô hình khuyến lâm tại địa phương. Trong các mô hình

trình diễn khuyến lâm thì mô hình khuyến lâm trọng điểm là mô hình được thực

hiện bởi các viện nghiên cứu, các trường đại học là rất quan trọng, nó được xem

như là những mô hình "mẫu" để các địa phương tham quan, học tập và nhân rộng.

Trong giai đoạn 2006-2010, nguồn kinh phí khuyến lâm Trung ương đã dành trên

18 tỷ đồng cho các mô hình khuyến lâm trọng điểm. Riêng tỉnh Hòa Bình đã có trên

5 tỷ đồng được đầu tư cho các mô hình khuyến lâm trọng điểm, do các đơn vị thuộc

khối viện, trường thực hiện. Cụ thể, Viện khoa học Lâm nghiệp có 2 đơn vị là

Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp; Trung tâm Nghiên cứu Sinh

thái và Môi trường Rừng; Trường Đại học Lâm nghiệp có 2 đơn vị là Viện Sinh thái

rừng và Môi trường; Công ty Tư vấn Đầu tư và Phát triển lâm nghiệp.

Theo cam kết của Chính phủ Việt Nam và ADB, kinh phí khuyến nông

Trung ương năm sau cao hơn năm trước 12%, trong đó bao gồm cả kinh phí cho

hoạt động khuyến lâm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu,

đánh giá nào một cách có hệ thống và đầy đủ về các mô hình khuyến lâm trọng

điểm này, những khó khăn, bất cập trong quá trình chuyển giao là gì? Qua đó, cung

cấp cho các nhà quản lý những thông tin đầy đủ, khách quan để hoạch định những

chính sách, kế hoạch khuyến lâm phù hợp cho giai đoạn 2012 - 2020. Xuất phát từ

thực tiễn đó, đề tài “Đánh giá một số mô hình khuyến lâm trọng điểm tại tỉnh Hoà

Bình giai đoạn 2006 - 2010” được thực hiện là cần thiết và có ý nghĩa.

3

Chương 1:

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm dùng trong luận văn

1.1.1. Khái niệm khuyến lâm

Khái niệm khuyến lâm là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác,

vì khuyến lâm được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích

rộng rãi, do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến lâm. Khuyến lâm nhiều

khi được hiểu ngầm trong Khuyến nông, hoặc hai khái niệm này đi đôi với nhau và

người ta định nghĩa khái niệm Khuyến nông lâm. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm

về khuyến lâm nhưng có thể tóm tắt lại và hiểu khuyến lâm theo hai nghĩa:

- Khuyến lâm, hiểu theo nghĩa rộng: là khái niệm chung để chỉ tất cả những

hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển rừng. Khuyến lâm là ngoài việc

hướng dẫn cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải giúp họ liên kết lại

với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ

Nhà nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các

hoạt động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn.

- Khuyến lâm hiểu theo nghĩa hẹp: là một tiến trình giáo dục không chính

thức mà đối tượng là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông

tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó

khăn trong cuộc sống. Khuyến nông lâm hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất,

nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của

nông dân và gia đình họ. Khuyến nông lâm là sử dụng các cơ quan nông - lâm, các

trung tâm khoa học nông lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu

tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu được

nhiều lâm sản hơn.

Trên cơ sở đúc kết hoạt động khuyến lâm ở Việt Nam, chúng ta có thể định

nghĩa về khuyến lâm như sau:

- Khuyến lâm là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời

giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến

4

thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả

năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản

xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông

thôn.

- Khuyến lâm là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân, là quá trình

vận động, quảng bá, khuyến cáo,... cho nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, không

áp đặt; đồng thời đó là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách dần dần và

tự giác của nông dân.

1.1.2. Khái niệm mô hình khuyến lâm trọng điểm

Trong hoạt động khuyến lâm có một hình thức tiếp cận đó là mô hình trình

diễn khuyến lâm, hay gọi ngắn gọn là mô hình khuyến lâm. Đây là hình thức lôi

cuốn người dân vào quá trình phát triển, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới ngay trên

nương rẫy, vườn rừng của mình. Dưới sự dẫn dắt của cán bộ khuyến lâm, người dân

được “cầm tay chỉ việc” họ được tham gia vào mô hình, bằng những việc làm cụ

thể, từ kết quả mắt thấy, tai nghe mà nâng cao kỹ năng, hiểu biết góp phần nâng cao

hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Trong các mô hình khuyến lâm, mô hình khuyến lâm trọng điểm là loại mô

hình khuyến lâm được triển khai chủ yếu bởi các đơn vị nghiên cứu và đào tạo như

các trường, các viện thực hiện ở quy mô vùng, miền theo các chủ trương, định

hướng lớn của ngành. Mô hình khuyến lâm trọng điểm được xem là những mô hình

mẫu để các địa phương, đơn vị thăm quan học tập.

1.2. Lịch sử và hoạt động khuyến nông lâm trên thế giới

1.2.1. Tại Anh

Ngày 01 Tháng Chín năm 1919, Luật Lâm nghiệp đã có hiệu lực và Ủy ban

Lâm nghiệp (Khuyến lâm) được thành lập, chịu trách nhiệm về rừng ở Anh,

Scotland, Wales và Ireland. Toàn bộ tổ chức thành mười phòng với 29 nhân viên

cấp trung ương và cấp huyện và 110 kiêm lâm viên.

Sau 10 năm đã có 152 khu rừng được quản lý với diện tích khoảng 600.000

mẫu Anh và hơn 138,000 mẫu Anh đã được trồng.

5

Năm 1939, Ủy ban Lâm nghiệp tách thành Cục Kiểm lâm, và Cục Khuyến

lâm. Sau 90 năm hệ thống khuyến lâm được thành lập, hoạt động khuyến lâm đã

góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng của toàn nước Anh lên 5%, hiện có khoảng

2.982.000 ha, chiếm 13% diện tích đất của nước Anh (dẫn theo Forestry

Commission [16]).

1.2.2. Tại Nhật Bản

Hoạt động khuyến nông lâm của Nhật Bản được hình thành và đi vào hoạt

động từ những năm 1900. Lúc đầu khuyến nông lâm được thực hiện bởi các trường

học và các trang trại của chính phủ thông qua việc tiến hành thử nghiệm và đưa các

công nghệ mới vào sản xuất. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, lâm nghiệp

hoạt động khuyến nông lâm ở Nhật đã được chính thức hóa bằng pháp luật và đội

ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm được xây dựng và củng cố. Các giai đoạn tiếp

theo, do sự cải cách hệ thống xã hội, nông dân đã buộc phải áp dụng các hướng dẫn

kỹ thuật và kiến nghị của cán bộ khuyến nông lâm - được gọi là "Khuyến nông bắt

buộc". Đến năm 1948, dịch vụ khuyến nông chính thức được khôi phục tại Nhật

Bản với tên gọi là “Dịch vụ Khuyến nông Hợp tác xã” và phát triển đến nay.

Dịch vụ khuyến nông tại Nhật Bản có ba vai trò chính: (1) cải thiện kỹ thuật

sản xuất nông lâm nghiệp; (2) cải thiện các tiêu chuẩn sống của cộng đồng dân cư ở

các vùng nông thôn và (3) giáo dục thế hệ trẻ ở nông thôn.

Hệ thống tổ chức: theo Hà Thanh Tùng (2010) [13] thì Bộ Lâm nghiệp,

Nông nghiệp và Thủy sản (MAFF) là cơ quan giúp Chính phủ Nhật bản thực hiện

dịch vụ khuyến nông lâm trên phạm vi toàn quốc. Đội ngũ cán bộ khuyến nông lâm

của Nhật Bản hiện nay có khoảng 10.000 người. Đội ngũ cán bộ này làm việc như

các chuyến gia cố vấn và được phân bổ chủ yếu ở 47 cơ quan khuyến nông cấp tỉnh

và 630 cơ quan khuyến nông lâm cấp huyện. Mỗi tỉnh có một trung tâm đào tạo

nông dân.

Chính sách hỗ trợ:

+ Chính phủ tạo hành lang pháp lý về khuyến nông lâm, phát triển nông

thôn, với phương châm “thể chế mạnh và minh bạch”;

6

+ Kinh phí: hỗ trợ 40% kinh phí cho các hoạt động dịch vụ khuyến nông của

các tổ chức khuyến nông địa phương. Phần còn lại là sự đóng góp của người dân

hoặc doanh nghiệp và thậm chí là sự huy động của tổ chức khuyến nông lâm.

1.2.3. Tại Mỹ

Theo Alfred Charles True (1928) [15] viết trong cuốn Lịch sử khuyến nông

nước Mỹ thì hoạt động khuyến nông, khuyến lâm nước Mỹ được hình thành từ năm

1843. Khởi đầu tại New York nhà nước cấp kinh phí cho Hội đồng bang thuê

những nhà khoa học nông nghiệp có kỹ năng thực hành tốt làm giảng viên khuyến

nông xuống các thôn xã đào tạo những kiến thức về khoa học và thực hành nông

lâm nghiệp cho nông dân.

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước Chính phủ Mỹ đã quan tâm đến công

tác đào tạo khuyến nông lâm trong trường đại học. Năm 1891 bang New York đã hỗ

trợ 10.000 USD cho công tác đào tạo khuyến nông lâm đại học. Đến năm 1907 ở

Mỹ đã có 42 trường/39 bang có đào tạo khuyến nông lâm. Năm 1910 có 35 trường

có bộ môn khuyến nông, khuyến lâm.

Năm 1914, Mỹ ban hành luật khuyến nông lâm và thành lập Hệ thống

khuyến nông khuyến lâm quốc gia. Giai đoạn này đã có 8.861 Hội nông dân, với

khoảng 3.050.150 hội viên.

1.2.4. Tại Ấn Độ

Hội khuyến nông Ấn Độ được thành lập năm 1820 (William Carey khởi

sướng) và đề xuất cải tiến ngành Nông nghiệp. Cục Lâm nghiệp Hoàng gia được

thành lập ở Ấn Độ vào năm 1864. Lâm luật được thông qua năm 1865, lúc đó Luật

này chỉ đơn giản là thiết lập ranh giới chủ rừng, đến 1878 nó được bổ sung và hoàn

thiện. Hệ thống khuyến nông lâm Ấn Độ được thành lập tương đối sớm vào năm

1960. Trong những năm 1970, Ấn Độ tuyên bố chiến lược dài hạn cho phát triển

lâm nghiệp với mục tiêu: giảm xói mòn đất và lũ lụt, cung cấp cho nhu cầu ngày

càng tăng của các sản phẩm ngành công nghiệp gỗ trong nước và cung cấp các nhu

cầu chất đốt của dân cư nông thôn, gỗ nhỏ, rừng sản xuất. Ủy ban Quốc gia về Lâm

nghiệp được thành lập năm 1976, các sở lâm nghiệp được tổ chức lại. Thành lập Ủy

7

ban lâm nghiệp xã hội, với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động lâm nghiệp truyền

thống và phát triển rừng cộng đồng thông qua các hoạt động của cơ quan lâm

nghiệp cộng đồng chịu trách nhiệm các trang trại lâm nghiệp, quản lý gỗ, khuyến

lâm, trồng rừng.

Trong những năm 1980, lâm nghiệp xã hội được khuyến khích bởi các cơ

quan lâm nghiệp cộng đồng. Chính sách lâm nghiệp quốc gia được phê duyệt năm

1988. một trong những chính sách đó là Chương trình quản lý rừng, trong đó gắn

trách nhiệm cụ thể cho Bộ Lâm nghiệp, từ quản lý các lô rừng cụ thể. Đặc biệt, việc

bảo vệ rừng là trách nhiệm của người dân. Đến năm 1992, mười bảy tiểu bang của

Ấn Độ tham gia vào quản lý rừng. Năm 2006, Luật chủ rừng được ban hành (dẫn

theo [18]).

1.2.5. Tại Trung Quốc

Hệ thống khuyến nông khuyến lâm Trung Quốc được thành lập năm 1970

nhưng công tác đào tạo khuyến nông Trung Quốc rất được quan tâm.

Trung Quốc tổ chức HTX và Công xã nhân dân từ 1951 - 1978 nên giai đoạn

này công tác khuyến nông chỉ triển khai đến HTX. Nội dung khuyến nông giai đoạn

này coi trọng phổ biến đường lối chủ trương nông nghiệp của Đảng và Chính phủ

cũng như chuyển giao TBKT nông nghiệp, xây dựng các mô hình điểm trình diễn

đến thăm quan học tập và áp dụng.

Từ năm 1995 trở đi, Trung Quốc quyết định áp dụng những chính sách tập

trung hỗ trợ nông nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Các chương trình

khuyến nông lâm chuyển giao giống cây rừng, lúa lai chất lượng cao.

Hai mươi năm gần đây, Nhà nước Trung Quốc đã đầu tư đồng bộ cả về hệ

thống tổ chức, cơ sở thiết bị nghiên cứu cho khuyến nông khuyến lâm, nhờ vậy điều

kiện làm việc và mức sống của khuyến nông lâm viên được nâng cao.

Phạm Kim Oanh (2004) [10] cho biết tính đến hết năm 1997, trên toàn đất

nước Trung Quốc, đã có tới hơn 48.500 tổ chức khuyến nông khuyến lâm, với hơn

317 nghìn khuyến nông - khuyến lâm viên (từ trung ương tới tỉnh, huyện xã và làng

bản). Khuyến nông lâm viên phối hợp hoạt động cùng khoảng 400 nghìn tổ chức

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!