Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MÔ HÌNH cơ cấu tổ CHỨC tại TCT CHÈ VIỆT NAM
MIỄN PHÍ
Số trang
49
Kích thước
619.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1970

MÔ HÌNH cơ cấu tổ CHỨC tại TCT CHÈ VIỆT NAM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC

DOANH NGHIỆP

1.MỘT SỐ QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu là sự phân chia tổng thể thành những bộ phận nhỏ theo những tiêu

thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện từng chức năng riêng biệt

nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung.Theo quan

điểm của các nhà Xã hội học thì cơ cấu được đặc trưng bởi sự phân chia vai trò và

trách nhiệm giữa các thành viên, giữa các bộ phận, các đơn vị của tập thể trên cơ

sở phối hợp chặt chẽ những cái đã phân chia. Có hai loại cơ cấu thường được

quan tâm đó là cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức. trong đó cơ cấu

chính thức là dựa vào những mối quan hệ qua lại giữa các thành viên của tập thể

trên cơ sở những nhiệm vụ đã được xác định trong cơ cấu tổ chức

Tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng lẻ tương tác lẫn nhau, cùng làm việc

hướng tới những mục tiêu chung và mối quan hệ làm việc làm của họ được xác

định theo cơ cấu nhất định (Duncan, 1981, giáo trình hành vi tổ chức )

Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo quyền lực

nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức ( Griffin và Moorhead, 2001) Cơ cấu tổ

chức xác định các công việc, được chính thức phân công, tập hợp và phối hợp như

thế nào ( Robbin, 1998)

Như vậy mục đích của cơ cấu tổ chức là bố trí sắp xếp và phối hợp các hoạt

động của con người trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung. Cơ cấu tổ chức được

thể hiện thông qua các sơ đồ cơ cấu tổ chức. Sơ đồ cơ cấu tổ chức thể hiện vị trí,

mối quan hệ báo cáo và các kênh thông tin chính thức trong tổ chức. Sơ đồ cơ cấu

tổ chức cho biết số cấp quản lý, cấp quyền lực tồn tại trong tổ chức

Ngày nay vai trò của con người ngày càng được khẳng định. Con người và

công tác quản lý con người thường là nguyên nhân thành công hay thất bại trong

các hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một thực thể hết sức quan trọng hình thành

lên doanh nghiệp lên tổ chức, tuy nhiên những con người đó tồn tại như thế nào

và hoạt động của họ được phân chia, đồng thời phối kết hợp ra sao để duy trì tốt

hoạt động của doanh nghiệp đó? Giải quyết thắc mắc này chính là đã làm nổi bật

lên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp_ đặc trưng cho một hệ thống tổ chức doanh

nghiệp.

Hệ thống tổ chức doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân)

được chuyên môn hóa có những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích nhất

định; có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc vào nhau; được bố trí theo những cấp,

những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp.

Môi trường khách quan luôn luôn biến đổi và để thích nghi với sự biến đổi đó

hệ thống tổ chức của doanh nghiệp cũng biến đổi theo, do vậy nó mang trong

mình tính lịch sử. Trong mỗi một thời điểm biểu hiện bằng sự phát triển hay suy

thoái hay đạt ngưỡng của sự phát triển thì lại có một quan điểm mới thích nghi

Dương Trung Kiên Lớp QTNL 46 A_KT& QL NNL 1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

với sự biến đổi đó. Dưới đây là những cơ cấu tổ chức theo quan điểm khác nhau

theo lịch sử.

1.1. Lý luận quản lý cổ điển về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Kinh nghiệm chủ yếu của các học giả nổi tiếng của lý luận cổ điển và những

người theo họ là kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp ở thời kỳ đầu của thế

kỷ XX.

Theo các học giả của lý luận cổ điển thì việc điều hòa, phối hợp trong nội bộ

doanh nghiệp không quan trọng. Họ nhận định một cách đơn giản rằng, sau khi

phân công trong nội bộ doanh nghiệp, những mục tiêu nhỏ của các tổ hợp lao

động được tổng hợp lại sẽ trở thành mục tiêu lớn của doanh nghiệp. Nếu cần điều

phối thì hoàn toàn có thể dựa vào nhân viên quản lý kinh doanh ở tầng lớp trên

giải quyết. Lý luận của họ là công nhân viên phải nghe theo sự chỉ huy của giám

đốc. Do đó, cơ cấu điều phối có hiệu quả duy nhất chỉ có thể là tầng lớp giám đốc.

Nhưng lý luận quản lý cổ điển còn có rất nhiều khiếm khuyết. Trước hết, nó

rất khó khích lệ tính tích cực của doanh nghiệp. Thứ hai, sự hạn chế của lý luận

đó rất dễ biểu hiện ở những doanh nghiệp lớn vì ở đó, tầng nấc phân công rất

phức tạp. Thứ ba, trên thực tế, các giám đốc ngày càng nhận thức được rằng, nếu

chỉ dựa vào sự lãnh đạo ở tầng cao của doanh nghiệp thì rất khó thực hiện được

sự điều hòa, phối hợp trong tổ hợp lao động cơ sở và nó sẽ không tự động hợp

thành mục tiêu lớn của doanh nghiệp.

1.2. Lý luận quản lý hiện đại về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Trường phái quản lý hệ thống trong lý luận quản lý hiện đại cho rằng, cơ cấu

tổ chức là do nhiệm vụ sản xuất và tố chất (chất lượng) của công nhân viên của

doanh nghiệp quyết định. Về mặt này, nghiên cứu của một số học giả Mỹ về quản

lý đều thừa nhận tính hữu hiệu của lý luận này. Họ cho rằng, cơ cấu tổ chức của

doanh nghiệp là vấn đề quan trọng có liên quan đến thành công của doanh nghiệp.

Họ đã trình bày những yếu tố chủ yếu cấu thành cơ cấu tổ chức của những doanh

nghiệp thành công, nhưng lại chưa đề ra được một đường lối hữu hiệu, hoàn chỉnh

để giải quyết vấn đề cơ cấu tổ chức doanh nghiệp một cách có hệ thống.

2. CÁC CẤP ĐỘ VÀ MỘT SỐ CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANG NGHIỆP

2.1. Các cấp độ của cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, công ty phải gồm có 3 cấp độ như sau:

- Cấp độ cơ cấu vĩ mô: là cách sắp xếp, tổ chức vị trí, vai trò của từng cá nhân

trong công ty.

- Cấp độ vi mô: là cách qui định quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí mà

các cá nhân trong công ty nắm giữ.

- Hệ thống bổ trợ: bao gồm hệ thống điều hành của tổ chức, quá trình quản lý

sự phát triển của công ty, hệ thống văn hoá công ty và hệ thống quản lý hoạt động

công ty.

Công ty sẽ không thực hiện có hiệu quả các chức năng của mình nếu 3 cấp cơ

cấu này không được thiết lập một cách đúng mức để hỗ trợ cho hoạt động của

Dương Trung Kiên Lớp QTNL 46 A_KT& QL NNL 2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

công ty. Ngoài ra, khi đánh giá hoạt động của một công ty hoặc khi thành lập một

công ty mới ta cũng cần phải xem xét 3 cấp độ cơ cấu này.

2.2. Một số hình thức cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

2.2.1 Cơ cấu theo trực tuyến

Cơ cấu theo trực tuyến là một mô hình tổ chức bộ máy quản lý đơn giản nhất,

trong đó người dưới nhận sự điều hành và trách nhiệm trước người lãnh đạo trực

tiếp cấp trên.

Ưu điểm là đơn giản, rõ ràng do đó sự chỉ huy thống nhất, tạo điều kiện thuận

lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, người lãnh đạo phải chịu trách

nhiệm hoàn toàn về kết quả thực hiện công việc của người cấp dưới. Tuy nhiên cơ

cấu này đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng thời

cơ cấu này làm hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao theo chuyên

môn.

Kiểu cơ cấu này chỉ áp dụng với tổ chức có quy mô nhỏ và việc quản lý

không quá phức tạp, điều này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. Mô hình cơ cấu theo trực tuyến

2.2.2 Cơ cấu theo chức năng

Cơ cấu theo chức năng là loại cơ cấu mà trong đó tổng nhiệm quản lý được

phân chia chi các bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên

những người lãnh đạo được chuyên môn hóa, chỉ đảm nhiệm một số chức năng

nhất định.

Ưu điểm của cơ cấu nay là thu hút được các chuyên gia vào giải quyết các

vấn đề về chuyên môn, giảm bớt gánh năng cho người lãnh đạo. Tuy nhiên, do

đối tượng quản lý chịu nhiều sự lãnh đạo của nhiều thủ trưởng khác nhau, kiểu

cơ cấu này làm suy yếu chế độ thủ trưởng.

Dương Trung Kiên Lớp QTNL 46 A_KT& QL NNL 3

Người lãnh

đạo

Người lãnh đạo trực

tuyến 1

Người lãnh đạo trực

tuyến 1

Các đối tượng quản lý Các đối tượng quản lý

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 2. Mô hình cơ cấu theo chức năng

2.2.3 Cơ cấu trực tuyến - chức năng

Cơ cấu này là sự kết hợp của hai cơ cấu trên, theo đó mối liên hệ giữa người

cấp dưới và người lãnh đạo là một đường thẳng ( trực tuyến ), còn những bộ phận

chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lưòi chỉ dẫn, những lời khuyên và

kiểm tra sự hoạt động của cán bộ trực tuyến.

Ưu điểm của cơ cấu này là cơ cấu quản lý thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, đồng thời thu hút được các chuyên gia

trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo, giảm bớt gánh

nặng cho quản lý. Tuy nhiên, nếu thông tin không ăn khớp ở hai cấp quản lý sẽ

dẫn đến sự chồng chéo.

Dương Trung Kiên Lớp QTNL 46 A_KT& QL NNL 4

Người lãnh đạo

Người lãnh đạo

chức năng A

Đối tượng quản lý 1

Người lãnh đạo

chức năng B

Người lãnh đạo

chức năng C

Đối tượng quản lý 2 Đối tượng quản lý 3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!