Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mieu ta mon an de lai an tuong cho em thanh am cua khuc
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
84.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1460

Mieu ta mon an de lai an tuong cho em thanh am cua khuc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đề bài: Miêu tả món ăn để lại ấn tượng cho em - Thanh âm của khúc

Bài làm

Trong những đêm mưa phùn gió bấc, trên từng góc phố nhỏ Hà Nội vẫn văng

vẳng tiếng rao đêm Khúc nóng... đê của những thân phận tha hương tìm cuộc

mưu sinh trên thành phố. Tiếng rao chìm vào trong đêm, lẩn khuất rồi xa dần

cuối con đường... Bánh tròn mà gọi khúc

Bánh khúc, xôi khúc hay xôi cúc cũng chỉ là những tên gọi khác nhau của cùng

một loại bánh được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ và một loại rau rất đặc

trưng - rau khúc. Cây rau khúc chỉ mọc vào đúng mùa đông. Lạ thay, cái rét cắt

da cắt thịt và những cơn mưa phùn lây rây lại càng khiến những thửa ruộng rau

khúc thêm xanh tươi mơn mởn. Trong quá trình đô thị hóa đến chóng mặt của thủ đô Hà Nội, những thửa ruộng

rau khúc mỗi năm dường như mỗi nhỏ lại. Chỉ còn sót lại vài ruộng khúc non

trên triền đê sông Hồng. Lá khúc thường có phấn trắng ánh bạc, nụ khúc như

nụ vối màu tim tím. Theo kinh nghiệm của những cụ già chuyên làm bánh khúc

thì khúc ngon nhất vẫn là khúc nếp, khúc nếp lá nhỏ mau đốt, mau cành hơn. Còn khúc tẻ lá to bằng đầu ngón tay, xanh hơn, tuy lá ít lông nhưng không

thơm bằng khúc nếp. Vả chỉ những lá rau khúc còn ngậm những giọt sương

đêm mới chế biến được món xôi khúc thơm ngon nhất. Sau khi đã chọn được những lá khúc ngon rồi, công đoạn làm bánh khúc tiếp

theo thực ra rất đơn giản. Cho khúc vào cối đá giã nhuyễn, càng giã nhuyễn

bao nhiêu thì khi đem trộn với bột nếp rồi hấp lên càng có vị nồng thơm đặc

trưng của rau khúc bấy nhiêu. Nhân bánh bao gồm đậu xanh hấp chín, bóp tơi

và thịt ba chỉ ướp cùng gia vị. Nhớ rắc thêm ít tiêu cho dậy mùi thơm. Gạo nếp

phải ngâm thật kỹ từ tám đến mười hai giờ mới đảm bảo độ mềm cho vỏ bánh. Và chỉ có gạo nếp cái hoa vàng mới cho được độ dẻo quánh của chiếc bánh

khúc. Bánh đã nặn xong lần lượt cho từng chiếc vào chõ. Mỗi chiếc bánh lại được rắc

xung quanh một lớp gạo nếp đã ngâm kĩ để tạo thành lớp vỏ bằng xôi dẻo bên

ngoài, nó vừa có chức năng giữ độ ấm cho bánh vừa giúp người thưởng thức dễ

dàng cầm tay khi ăn. Để đảm bảo độ chín tới của bánh, ngày xưa các cụ thường có một cách rất độc

đáo là cắm 1 tuần hương, khi hương tàn cũng là lúc bánh chín. Nồi bánh chín dậy lên một mùi thơm rất khó tả cắn một miếng bánh sâu đến tận

nhân, người ta có thể cảm nhận thật rõ vị dẻo của nếp, vị bùi của đỗ xanh hòa

cùng vị cay của tiêu và đọng lại sau cùng là vị béo của miếng thịt ba chỉ đã rục

cứ tan ra trong miệng. “Khúc nóng... đê" Có một địa chỉ chuyên về bánh khúc khá nổi tiếng về khâu tiếp thị sản phẩm ở

Hà Nội. Chủ quán còn cho xây dựng cả website để quảng bá hình ảnh cũng như

cố gắng để xây dựng thương hiệu bánh khúc, đó là Bánh khúc Quân. Trước đây

quán chỉ có một địa chỉ trên phố cổ, đến giờ đã gây dựng thêm được ba, bốn

địa chỉ trong lòng Hà Nội. Nhưng khi nhắc tới bánh khúc ngon, nhiều người sành ăn thường nghĩ ngay

đến quán bánh khúc cô Lan trên đường Nguyễn Công Trứ. Quán thì bé mà

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!