Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mau lap bc dtm du an nha may xi mang
MIỄN PHÍ
Số trang
34
Kích thước
177.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
850

Mau lap bc dtm du an nha may xi mang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 1

NHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG

1.1. Mở đầu

Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế có mức độ tăng trưởng nhanh, nhu

cầu xây dựng nói chung, xây dựng các trung tâm đô thị lớn, các hạ tầng

cơ sở kỹ thuật, hệ thống đường xá, cầu cống nói riêng... cũng ngày

càng trở nên lớn. Do vậy ước tính nhu cầu xi măng của nước ta hàng

năm sẽ tăng khoảng 20% và đến năm 2010 nhu cầu này sẽ lên tới

khoảng 18-20 triệu tấn. Nhằm đáp ứng nhu cầu nêu trên, chắc chắn

trong thời gian tới hoạt động sản xuất xi măng sẽ ngày càng phát triển

mạnh cả về chiều sâu và chiều rộng. Hoạt động sản xuất này sẽ đem lại

hiệu quả kinh tế cao, song cũng là loại hình công nghiệp có nhiều tiềm

năng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Theo quy định tại Ðiều 18 Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hội Nước

CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Nghị định 175/CP

ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi

trường, các dự án sản xuất xi măng phải thực hiện lập báo cáo đánh giá

tác động môi trường (ÐTM) trình nộp Cơ quan quản lý nhà nước về bảo

vệ môi trường thẩm định.

Bản hướng dẫn này được biên soạn nhằm trợ giúp việc lập và thẩm

định báo cáo ÐTM đối với các dự án Nhà máy xi măng.

1.2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nội dung cơ bản của báo cáo ÐTM là dự báo, đánh giá những tác động

tiềm tàng trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tích cực và tiêu

cực do việc thực hiện một dự án phát triển có thể gây ra cho môi trường.

Trên cơ sở những dự báo và đánh giá này, đề xuất những biện pháp

giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động

tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực.

Ðể đáp ứng mục tiêu này, nội dung cần có một báo cáo ÐTM dự án Nhà

máy xi măng phải bao gồm:

 Mô tả sơ lược về dự án.

 Hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án.

 Dự báo, đánh giá các tác động của dự án đến môi trường khu

vực.

 Ðề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực

của dự án.

 Chương trình quản lý, giám sát và quan trắc môi trường.

 Kết luận và kiến nghị.

1.3. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

Ðối với các dự án Nhà máy xi măng, việc đánh giá tác động môi trường

thường được tiến hành bằng những phương pháp sau đây:

 Phương pháp liệt kê (Checklists)

 Phương pháp ma trận (Matrices)

 Phương pháp mạng lưới (Networks)

 Phương pháp so sánh.

 Phương pháp chuyên gia.

 Phương pháp đánh giá nhanh.

 Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.

 Phương pháp mô hình hoá.

 Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích.

Chương 2

MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN

Yêu cầu: Việc mô tả sơ lược về dự án "Nhà máy xi măng" phải

được trình bày xúc tích, đầy đủ, rõ ràng bằng ngôn ngữ phổ thông,

dễ hiểu và cần được minh hoạ bằng những số liệu, biểu bảng, bản

đồ, sơ đồ ở tỷ lệ thích hợp.

Căn cứ Luận chứng kinh tế kỹ thuật khả thi của dự án, ngoài việc giới

thiệu về Cơ quan quản lý dự án, Cơ quan thực hiện dự án, mục tiêu

kinh tế kỹ thuật của dự án..., việc mô tả sơ lược dự án Nhà máy xi măng

có thể đi sâu làm rõ các nội dung dưới đây:

2.1. Ðặc điểm vị trí, quy mô công trình

Trình bày các nội dung về đặc điểm của dự án, tổng vốn đầu tư, công

suất thiết kế v.v...

2.2. Công nghệ sản xuất

Trong phần này cần làm rõ các nội dung sau:

- Công nghệ sản xuất,

- Thiết bị máy móc, đặc biệt lưu ý trình bày chi tiết về các thiết bị xử lý

môi trường (thiết bị lọc bụi, thiết bị xử lý nước thải...).

2.3. Các hạng mục công trình và khối lượng xây lắp

- Hệ thống nhà xưởng chính.

- Các công trình phụ trợ.

- Khối lượng các công trình thi công.

2.4. Nhu cầu về năng lượng, nhiên liệu, nước phục vụ sản xuất

- Nhu cầu về năng lượng và phương thức cung cấp,

- Nhu cầu về nhiên liệu và phương thức cung cấp,

- Nhu cầu cấp nước (sản xuất, sinh hoạt) và phương thức cung cấp.

2.5. Nhu cầu và phương thức cung cấp nguyên liệu

- Nhu cầu về đá vôi và phương thức cung cấp,

- Nhu cầu về sét và phương thức cung cấp,

- Nhu cầu về các loại nguyên liệu phụ khác và phương thức cung cấp.

2.6. phương thức vận chuyển, phân phối thành phẩm

- Phương thức vận chuyển, phân phối xi măng bằng đường bộ, đường

thuỷ (nếu có),

- Phương thức vận chuyển phân phối clinke (nếu có).

2.7. Tiến độ thực hiện dự án

Nêu lịch trình thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ giai đoạn

chuẩn bị đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động.

Chương 3

KHẢO SÁT, ÐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG nền

Yêu cầu: Môi trường nền là môi trường khu vực trước khi thực hiện

dự án và sẽ chịu tác động của quá trình thực hiện dự án. Ðánh giá

môi trường nền là quá trình xác định hiện trạng môi trường của

khu vực mà dự án dự định sẽ thực hiện. Do vậy, phần nội dung này

phải thể hiện được một cách định lượng cao nhất chất lượng của

các thành phần môi trường nền khu vực thông qua những số liệu

quan trắc, đo đạc các chỉ tiêu môi trường sẽ chịu tác động trực tiếp

của dự án trong tương lai. Tránh thu thập thông tin, số liệu quá

mức hoặc không cần thiết.

Các số liệu về môi trường khu vực là những căn cứ khoa học để thực

hiện ÐTM. Nó quyết định tính đúng đắn của một quá trình đánh giá và

các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, tăng cường các tác động

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!