Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mau lap bc dtm du an khai thac khoang san
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương I
Những vấn đề chung
1.1. Mở đầu
Ðá và sét là các loại khoáng sản có sẵn trong tự nhiên, nằm ở trên bề
mặt trái đất hoặc lòng đất, là một trong những loại tài nguyên được khai
thác, chế biến và sử dụng cho mục tiêu kinh tế khác nhau như: làm vật
liệu xây dựng, gạch, ngói, vật liệu làm gốm sứ...
Hoạt động khai thác, chế biến đá sét là một nhu cầu cần thiết và có hiệu
quả kinh tế cao. Tuy nhiên đặc thù của loại hình hoạt động sản xuất này
cũng có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm, suy thoái cho hầu hết các thành
phần môi trường đặc biệt là cảnh quan. Các tác động này diễn ra suốt
cả quá trình hoạt động của dự án từ giai đoạn thăm dò, khai thác cho
đến giai đoạn đóng cửa mỏ.
Theo quy định tại Ðiều 18 Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội
Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993
và Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về "Hướng dẫn thi
hành Luật Bảo vệ môi trường" thì các dự án khai thác đá, sét trước khi
tiến hành khai thác cần phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ÐTM) trình nộp cho các Cơ quan Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi
trường để thẩm định.
Bản hướng dẫn này được biên soạn nhằm trợ giúp việc lập và thẩm
định Báo cáo ÐTM đối với các dự án khai thác, chế biến đá và sét.
1.2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nội dung cơ bản của báo cáo ÐTM là dự báo, đánh giá những tác động
tiềm tàng tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài
hạn do việc thực hiện một dự án phát triển có thể gây ra cho môi trường.
Trên cơ sở những dự báo và đánh giá này, đề xuất những biện pháp
giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động
tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực.
Ðể đáp ứng mục tiêu này, nội dung cần có của một báo cáo ÐTM dự án
khai thác, chế biến đá và sét phải bao gồm:
- Mô tả sơ lược về dự án.
- Hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án.
- Dự báo, đánh giá các tác động của dự án đến môi trường khu vực.
- Ðề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động môi trường
tiêu cực.
- Chương trình quản lý, giám sát và quan trắc môi trường .
- Kết luận và kiến nghị.
1.3. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
Ðối với các dự án khai thác đá và sét, việc đánh giá tác động môi
trường thường được tiến hành bằng những phương pháp sau đây:
Phương pháp liệt kê (Checklists).
Phương pháp ma trận (Matrices).
Phương pháp mạng lưới (Networks).
Phương pháp so sánh.
Phương pháp chuyên gia.
Phương pháp đánh giá nhanh.
Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.
Phương pháp mô hình hoá.
Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích.
Chương 2
Mô tả sơ lược về dự án
Yêu cầu: Việc mô tả sơ lược về dự án khai thác, chế biến đá, sét
được trình bày một cách xúc tích, rõ ràng, đầy đủ bằng ngôn ngữ
phổ thông, dễ hiểu và cần được minh hoạ bằng những số liệu, biểu
bảng, bản đồ, sơ đồ ở tỷ lệ thích hợp.
Căn cứ Luận chứng kinh tế kỹ thuật khả thi, ngoài những giới thiệu về
Cơ quan quản lý Dự án, Cơ quan thực hiện dự án, mục tiêu kinh tế kỹ
thuật của dự án..., việc mô tả sơ lược dự án cần đi sâu làm rõ các nội
dung sau:
2.1. Ðặc điểm vị trí, quy mô công trình
Trình bày các nội dung về:
- Ðặc điểm vị trí, tổng vốn đầu tư,
- Công suất thiết kế của dự án,
- Trữ lượng mỏ, chất lượng đá, sét v.v...
2.2. Công nghệ sản xuất
Trong phần này cần làm rõ các nội dung sau:
- Công nghệ khai thác, nổ mìn, chế biến đá, sét.
- Thiết bị máy móc, đặc biệt lưu ý trình bày chi tiết về các thiết bị xử lý
môi trường (thiết bị lọc bụi, thiết bị thống gió, thiết bị xử lý nước thải...).
Việc mô tả về công nghệ khai thác, chế biến đá hoặc sét có thể dựa trên
sự tham khảo những nội dung đề cập dưới đây:
a. Công nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng
Ðối với đá trang trí và ốp lát, phương pháp khai thác chủ yếu là thủ công
bằng việc cưa đá thành khối. Các khối đá sau khi khai thác được gia
công bằng cưa cắt, mài và đánh bóng theo yêu cầu của mục tiêu sử
dụng.
Ðối với đá xây dựng thông thường sau khi khai thác được đưa qua công
đoạn chế biến để phân loại thành các sản phẩm có kích thước nhất định
phục vụ cho các yêu cầu làm nguyên liệu xây dựng khác nhau. Thông
thường là:
- Ðá khối có kích thước > 500 mm
- Ðá hộc 200-300 mm
- Ðá dăm 4 x 6 40-60 mm
- Ðá vụn < 10 mm
- Ðá mạt < 1 - 0,1 mm
Sơ đồ nguyên tắc khai thác và chế biến đá xây dựng thể hiện trên hình
2.1.
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng và các
nguồn ô nhiễm chính.