Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ly thuyet so phan tu cua mot tap hop tap hop con
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188
Lý thuyết Toán lớp 6: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
1. Số phần tử của một tập hợp
+ Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không
có phần tử nào.
+ Tập hợp không có phần tử được gọi là tập hợp rỗng
+ Tập hợp rỗng được kí hiệu là ∅.
Ví dụ:
A = {1; 2} → Tập hợp A có 2 phần tử
B = {bút; thước; tẩy} → Tập hợp B có 3 phần tử
N = {0; 1; 2; 3; ….} → Tập hợp N là tập hợp số tự nhiên có vô số phần tử
D = ∅ → Tập hợp D là tập hợp rỗng, không có phần tử nào
* Công thức tính số số hạng trong dãy cách đều: (số cuối – số đầu) : đơn vị khoảng cách + 1
2. Tập hợp con
+ Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tập hợp con
của tập hợp B.
+ Kí hiệu: A ⊂ B hoặc B ⊃ A và được là: A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A được
chứa trong B hoặc B chứa A.
Ví dụ: Hai tập hợp C = {1; 2; 3} và D = {1; 2; 3; 4; 5; 6}
Nhận thấy mọi phần tử của tập hợp C đều thuộc tập hợp nên nên tập hợp C được gọi là tập
hợp con của tập hợp D. Kí hiệu: C ⊂ D
→ Biểu diễn qua biểu đồ Ven: