Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lý Thuyết Phát Triển - những nghiên cứu mới của trường phái phụ thuộc potx
MIỄN PHÍ
Số trang
35
Kích thước
318.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1731

Lý Thuyết Phát Triển - những nghiên cứu mới của trường phái phụ thuộc potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

18

NHÓM 6 – NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI CỦA TRƯỜNG PHÁI PHỤ THUỘC

MỤC LỤC

I_NHỮNG PHẢN ỨNG LẠI VỚI NHỮNG LỜI PHÊ BÌNH.......................................2

II/ CARDOSO: SỰ PHÁT TRIỂN KẾT HỢP VỚI PHỤ THUỘC Ở BRAZIL.........5

1/ Bối cảnh...................................................................................................................5

2/ Những hoạt động mới mẻ trong chính quyền quân sự.......................................6

3/ Mô hình phát triển liên kết với phụ thuộc...........................................................8

4/ Những động lực chính trị.......................................................................................9

III/ O'DONNELL: NHÀ NƯỚC QUAN LIÊU – ĐỘC TÀI Ở CHÂU MỸ LA

TINH.....................................................................................................................................11

1/ Đặc điểm..................................................................................................................12

2/ Sự nổi lên của nhà nước BA..................................................................................12

3/ Chức năng của nhà nước BA................................................................................14

4/ Sự sụp đổ của nhà nước BA..................................................................................17

IV/ EVANS: LIÊN MINH TAY BA Ở BRAZIL TRONG NHỮNG NĂM 1980.........18

1/ SỰ thay đổi trong kinh tế ở Brazil và lời giải thích của Evans.........................18

2/ Sự phát triển phụ thuộc và liên minh tay ba.......................................................19

3/ Các yếu tố tạo nên sự bất ổn chính trị.................................................................22

4/Triển vọng cho tương lai.........................................................................................25

V/ GOLD: SỰ PHỤ THUỘC NĂNG ĐỘNG Ở ĐÀI LOAN.........................................26

1/ Các giai đoạn phát triển của phụ thuộc cổ điển..................................................27

2/ Các giai đoạn của sự phụ thuộc năng động.........................................................31

VI/ SỨC MẠNH CỦA CÁC NGHIÊN CỨU MỚI TRƯỜNG PHÁI PHỤ

THUỘC.................................................................................................................................33

18

NHÓM 6 – NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI CỦA TRƯỜNG PHÁI PHỤ THUỘC

NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI

CỦA TRƯỜNG PHÁI PHỤ THUỘC

(The New Dependency studies)

I_Những phản ứng lại với những lời phê bình:

Cardoso được xem như là người tiên phong, chủ chốt của các nghiên cứu về sự

phụ thuộc mới. Những ghi chép của ông đã thiết lập lên các chương trình nghiên cứu

cho một thế hệ mới của các học giả cấp tiến (vd: Cardoso 1973, 1977; Cardoso và

Faletto 1979). Ở phần này chúng ta sẽ xem xét những vấn đề trọng tâm về nghiên

cứu phụ thuộc mới của Cardoso.

Trước tiên, không giống như các phân tích chung của các trường phái phụ thuộc

cổ điển, phương pháp của Cardoso là “lịch sử - cấu trúc”. Từ khi Cardoso muốn

mang lịch sử trở lại trong đó, ông đã sử dụng thuật ngữ phụ thuộc không phải là một

lý thuyết để khái quát các mô hình tổng quát của sự kém phát triển, nhưng ông sử

dụng nó như là một phương pháp để phân tích các tình huống cụ thể trong phát triển

thế giới thứ ba (Palma 1978). Mục tiêu của Cardoso là để phân định những tình

huống mới trong lịch sử, cụ thể phụ thuộc vào việc trả lời các câu hỏi như: Làm thế

nào các nhà nghiên cứu có thể đưa ra yếu tố lịch sử cụ thể của một tình huống phụ

thuộc nhất định? Một tình huống phụ thuộc cá biệt khác với những tình huống trước

đó như thế nào? Nguồn gốc lịch sử của một tình huống phụ thuộc nói riêng là gì, khi

nào và làm thế nào để thay đổi tình huống đó? Làm thế nào để các cấu trúc phụ thuộc

đang tồn tại tự tạo ra khả năng chuyển đổi? Điều gì sẽ tác động làm thay đổi sự phụ

thuộc có trong lịch sử phát triển của một quốc gia ở thế thế giới thứ 3?

Thứ hai, không giống như các nhà nghiên cứu của trường phái phụ thuộc cổ

điển, những người tập trung vào những điều kiện bên ngoài của sự phụ thuộc, còn

khuynh hướng của Cardoso là nhấn mạnh đến cấu trúc bên trong của sự phụ thuộc.

Và thay vì nhấn mạnh nền tảng kinh tế của sự phụ thuộc, Cardoso lại quan tâm nhiều

hơn trong việc phân tích các khía cạnh chính trị - xã hội, đặc biệt là các tầng lớp đấu

18

NHÓM 6 – NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI CỦA TRƯỜNG PHÁI PHỤ THUỘC

tranh, xung đột giữa các giai cấp và các phong trào chính trị. Đối với Cardoso, "Vấn

đề của phát triển trong thời kì của chúng ta không thể bị giới hạn vào một cuộc thảo

luận về thay thế nhập khẩu, hay như ngay cả với một cuộc tranh luận về các chiến

lược khác nhau cho sự tăng trưởng; về những chính sách xuất khẩu, hay không xuất

khẩu, thị trường nội bộ hay bên ngoài, định hướng của nền kinh tế,... Các vấn đề

chính đó là con người của phong trào và ý thức về quyền lợi của mình" (được trích

dẫn trong Hettne và Wallensteen 1978, p.32). Do đó, theo Cardoso (1977, trang14)

"những gì đã được coi trọng đó là phong trào, những cuộc đấu tranh của các tầng

lớp, các quan điểm về quyền lợi, các liên minh chính trị, duy trì các cấu trúc ban đầu

đồng thời mở ra khả năng chuyển đổi cho họ”.

Tuy nhiên, trong khi Cardoso đóng góp với việc xem xét lại vai trò của cuộc đấu

tranh chính trị nội bộ trong những tình huống phụ thuộc, ông cũng làm cho nó trở nên

rõ ràng rằng hơn, ông đã chỉ ra trong đó "những mối quan hệ giữa bên trong và bên

ngoài, như tạo thành một tổng thể phức tạp có cấu trúc liên kết nhất định ... bắt nguồn

từ sự trùng khớp và ăn sâu về mặt lợi ích giữa những tầng lớp thống trị trong nước và

quốc tế và mặt khác lại được thử thách bởi những tầng lớp, giai cấp thống trị trong

nước " (Cardoso and Falteto 1979, p.XVI). Ví dụ, sự thống trị bên ngoài xuất hiện

như là một tất yếu, thông qua các hoạt động thực tiễn từ xã hội của các bộ phận và

các tầng lớp mà cố gắng để thực thi quyền lợi của nước ngoài vì họ có thể

trùng với các giá trị và lợi ích mà đòi hỏi của những giai cấp này là của cá nhân

họ. Vì vậy Cardoso gọi đó là một phân tích về "sự chủ quan về lợi ích của bên ngoài".

Thứ ba, không giống như các nhà nghiên cứu của trường phái phụ thuộc cổ điển,

những người nhấn mạnh việc xác định cấu trúc của sự phụ thuộc, còn đối với

Cardoso thì sự phụ thuộc được xem như là một quá trình mở. Với cấu trúc tương

tự của sự phụ thuộc cổ điển, có một loạt các phản ứng có thể phụ thuộc vào các liên

minh chính trị và các phong trào trong nước. Vì vậy, nếu các cấu trúc phụ thuộc phân

định phạm vi của các biến động thì sau đó cuộc đấu tranh chính trị của các tầng

lớp, các giai cấp, và các nhà nước có thể làm hồi sinh và biến dạng những cấu trúc đó

và thậm chí có thể thay thế chúng bằng cấu trúc khác mà không được định trước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!