Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lý Thuyết Phát Triển - các nghiên cứu cổ điển của trường phía sự phụ thuộc ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phụ lục
I/. Các nghiên cứu cổ điển của Trường phái sự phụ thuộc
1/. Baran: Chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ.
a) Tác động về kinh tế.
b) Tác động về chính trị, văn hóa.
2/. Các tác giả của tạp chí Monthly Review: Cái bẫy nợ nước ngoài của
các nước Châu Mỹ La Tinh
a) Nguồn gốc của các vấn đề nợ nước ngoài
b) Tác động của nợ nước ngoài
c) Giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài
- Tuyên bố vỡ nợ có phải là giải pháp khả thi
- Giải pháp xin các ngân hàng nước ngoài nhượng bộ có khả thi
3/. Landsberg: Chủ nghĩa thực dân “kiểu mới” ở các nước Đông Á
a) Bối cảnh lịch sử
b) Bản chất của ELI: Nước nào đang xuất khẩu sang nước nào?
c) Nguồn gốc ELI
d) Ảnh hường của ELI
II/. Sức mạnh của Trường phái sự phụ thuộc
III/. Những phê phán với những nghiên cứu cổ điển Trường phái sự phụ
thuộc
a) Về phương pháp nghiên cứu
b) Về khái niệm củ sự phụ thuộc
c) Về hàm ý, chính sách
IV/. Kết luận
1
I/.Các nghiên cứu cổ điển của Trường phái sự phụ thuộc
1. Baran: Chủ nghĩa thực dân Ấn Độ
Nghiên cứu của Baran về Ấn Độ(1957, p.144-150) đã trở thành một trong số
những bản báo cáo về vấn đề đang xảy ra ở các nước thuộc thế giới thứ ba
sau quá trình bị xâm chiếm làm thuộc địa.
a., Tác động kinh tế
Theo Baran (1957) Ấn Độ là một trong những quốc gia có điều kiện
để phát triển kinh tế tốt nhất trong thế kỉ XVIII. Phương pháp sản xuất nền
công nghiệp, các tổ chức thương mại ở Ấn Độ có thể so sánh với bất kì đâu
trên thế giới. Đây là quốc gia có nền công nghiệp xuất khẩu sợi lớn nhất
cũng như có sự hiện đại của công trình kiến trúc. Các sản phẩm của Ấn Độ
đáp ứng được nhu cầu của Châu Á và Châu Âu trong suốt thế kỷ XVIII.
Cũng trong thế kỉ này nước Anh đang phải trải qua cuộc khủng hoảng công
nghiệp. Tuy nhiên, nền công nghiệp dệt của Anh vẫn đang phát triển. Trước
năm 1760 máy móc sử dụng cho dệt sợi ở Lancashire phần lớn đều giống
như ở Ấn Độ. Trong những năm 1750 nền công nghiệp luyện kim ở Anh
đang ngày càng tàn lụi và rơi vào suy thoái nghiêm trọng
Tuy nhiên, quân sự của Anh ngày càng được tổ chức cao. Họ có một
hạng đội hải quân mạnh với sự có mặt của nhiều tàu chiến tinh duệ đã giúp
họ chiếm được các nước thế giới thứ ba làm thuộc địa. Tất nhiên, sau chiến
thắng quân đội Ấn Độ, Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa của mình. Theo
Baran, thực tế tình trạng lạc hậu của Ấn Độ là do “sự khó khăn, nhẫn tâm,
bóc lột của Anh với Ấn Độ qua rất nhiều những điều luật được Anh đặt ra”.
Đây là quá trình để hình thành sự kém phát triển mà bắt đầu với sự tước đoạt
của cải từ Ấn Độ. Ước đoán khối lượng của cải mà Anh mang về từ Ấn Độ
trong suốt giai đoạn là thuộc địa lên tới 500 triệu đến 1 tỉ đô la.
2