Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lý luận và thực tiễn về hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty vận tải quốc tế Châu Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp £
Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã tham gia vào tổ chức kinh tế lớn
nhất thế giới là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chúng ta đang trong
giai đoạn thực hiện việc hội nhập vào tổ chức kinh tế này và nền kinh tế của
nước ta đã mở rộng để đón nhận các luồng kinh tế nước ngoài tham gia vào
thị trường nước ta. Vì vậy cần có một loại đối tượng đứng ra làm trung gian
giữa trong nước và nước ngoài, đó có thể là những công ty tài chính, các ngân
hàng quốc tế, các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và các
công ty dịch vụ quốc tế.
Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang ( C&G
.JSC) là một công ty hoạt động về thương mại và thực hiện các dịch vụ vận
tải quốc tế. Đây là một hoạt động rất quan trọng, nó giúp cho hàng hoá trong
nước và ngoài nước có thể dễ dàng lưu thông giúp cho nền kinh tế trở nên
hoạt động mạnh mẽ hơn và nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Hợp đồng vận tải quốc tế là một loại hợp đồng kinh tế quan trọng. Nó
là công cụ pháp lý của Nhà nước để xây dựng và phát triển thương mại quốc
tế, đồng thòi xác lập và gắn chặt mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Trong xu thế ngà nay, mọi sự
vật luôn biến đổi và biến đổi rất nhanh, vì vậy hệ thống pháp luật cung cần
nhanh chóng sửa đổi và sửa đổi không ngừng để bắt kịp với sự phát triển của
xã hội và ngày càng hoàn thiện. Bài viết: “Lý luận và thực tiễn về hợp đồng
vận tải quốc tế tại công ty vận tải quốc tế Châu Giang” đã trình bày một
cách hệ thống cơ sở lý luận và thực hiện pháp luật hợp đồng về vận chuyển
hàng hoá quốc tế tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu
Giang, từ đó đề ra các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp
CÊn h÷u Hïng Líp: LuËt kinh doanh 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
đồng vận tải quốc tế cũng như tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc
tế Châu Giang.
Nội dung của chuyên đề bao gồm:
Chương I Khái quát chung về hợp đồng và hợp đồng vận tải quốc tế
Chương II Thực tiễn áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty vận
tải quốc tế Châu Giang
Chương III mốt số kiến nghị trong việc áp dụng hợp đồng vận tải
quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Xuân Tr ường đã
hướng dẫn, Ban lãnh đạo và các anh chị ở công ty Châu Giang đã tạo điều
kiên và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CÊn h÷u Hïng 2 Líp: LuËt kinh doanh 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Chương I
Khái quát chung về hợp đồng vận tải
và hợp đồng vận tải quốc tế
I. Những vấn đề chung về hợp đồng vận tải
1. Khái quát chung về vận tải và hợp đồng vận tải
1.1. Sự ra đời và phát triển của vận tải
1.1.1.. Đặc điểm của vận tải
Theo nghĩa rộng vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di
chuyển vị trí nào của vật phẩm và con người. Còn với ý nghĩa kinh tế (nghĩa
hẹp), vận tải chỉ bao gồm chúng di chuyển của vật phẩm và con người khi
thoả mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là một
hoạt động kinh tế độc lập
Khi nói đến ngành sản xuất vận tải chúng ta có thể thấy nó có một số
đặc điểm chủ yếu như sau:
Sản xuất trong ngành vận tải là một quá trình tác động làm thay đổi về
mặt không gian, chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật nào đối tượng
lao động, tức là đối tượng chuyên chở gồm hàng hoá và hành khách. Con
người thông qua công cụ vận tải (tư liệu lao động) tác động vào đối tượng
chuyên chở để gây ra sự thay đổi vị trí về không gian và thời gian của chúng
Sản xuất trong ngành vận tải không sáng tạo sản phẩm vật chất mới mà
sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt gọi là sản phẩm vận tải. Sản phẩm là sự di
chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở. Tuy vậy, sản phẩm này cũng có hai
thuộc tính của hàng hoá đó là: Giá trị sử dụng và giá trị. Bản chất và hiệu quả
CÊn h÷u Hïng 3 Líp: LuËt kinh doanh 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
mong muốn của sản xuất trong ngành vận tải là thay đổi vị trí, chứ không phải
làm thay đổi hình dạng, tính chất lý hoá của đối tượng chuyên chở
Sản phẩm vận tải không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó.
Sản phẩm này không có một khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu
dùng. Khi quá trình sản xuất trong vận tải kết thúc, thì đồngthời sản phẩm vận
tải cũng được tiêu dùng ngay
Sản phẩm trong ngành vận tải không thể dự trữ được. Để đáp ứng nhu
cầu chuyên chợ tăng lên đột biết trong xã hội, ngành vận tải chỉ có thể dự trữ
năng lực chuyên chở của công cụ vận tải như dự trũ toa xe, đầu máy, ô tô,
tăng tần suất phục vụ….
Từ những phân tích trên ta có thể kết luận: vận tải là một ngành sản
xuất vật chất đặc biệt, một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân.
Kết luận này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn.
1.1..2. Sự ra đời và phát triển
Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách
giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình
vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau. Nói một cách khách, vận
tải quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt ra phạm vi biên giới
lãnh thổ của một nước.
Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phát triển của
vận tải quốc tế. Sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải thống nhất của
từng nước hoặc từng nước hoặc từng khu vực nhóm nước có ảnh hưởng rất
lớn đến sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải trên phạm vi toàn thế
giới. Vận tải quốc tế ngoại thương có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau
và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển.
CÊn h÷u Hïng 4 Líp: LuËt kinh doanh 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Trước đây, vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn
bán quốc tế ra đời và phát triển V.Lênin nói ‘‘ vận tải là phương tiện vật chất
của mối liên hệ kinh tế với nước ngoài’’. Khi buôn bán quốc tế mở rộng và
phát triển lại tạo ra những yêu cầu để thúc đẩy vận tải quốc tế ngày càng phát
triển hoàn thiện.
Hiện nay, tất cả các phương thức vận tải hiện đại đều tham gia phục vụ
chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế, trong đó vận tải đường biển
đóng vai trò chủ đạo
1.2. Hợp đồng vận tải
1.2.1. Khái niệm về hợp đồng vận tải
- Khái niệm về hợp đồng: hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên bình
đẳng với nhau, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa
các bên trong một quan hệ pháp luật nhất định
Hợp đồng vận tải bản chất của nó chính là những điều khoản trong việc
thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Giao nhận hàng hoa
xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng mua
bán ngoại thương, là một nghiệp vụ tổng hợp, có liên quan đến luật lệ quốc
gia và quốc tế.
Hợp đồng vận tải được ký trước lúc nhập hàng về. Tuy nhiên có khi
hợp đồng vận tải được ký cùng một lúc với hợp đồng mua bán. Nói chung, hai
hợp đồng này phải song hành với nhau
Các điều khoản của hợp đồng mua bán phản ánh vào hợp đồng vận tải
và hợp đồng vận tải phản ánh ý chí mua bán các bên
CÊn h÷u Hïng 5 Líp: LuËt kinh doanh 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
2. Giao kết hợp đồng vận tải.
2.1 Nguyên tắc chung khi giao kết hợp đồng
a. Khái niệm
* Nguyên tắc chung:
- Mua bán hàng hoá trong kinh doanh phải dựa vào nguyên tắc chung.
- Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, không trái với pháp luật và đạo
đức xã hội.
- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và
ngay thẳng.
* Nguyên tắc riêng:
- Có thể được áp dụng những thói quen và tập quán trong hoạt động
thương mại.
- Khi ký kết hợp đòng, các bên phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích của
người tiêu dùng.
- Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp và dữ liệu điện tử, tức là
những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng các phương tiện
điện tử.
b. Chủ thể giao kết hợp đồng.
* Thương nhân: có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
+ Hoạt động thương mại như một nghề nào đó thực hiện thường xuyên.
+ Có đăng ký kinh doanh:
-> Thương nhân: là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
(doanh nghiệp tư nhân, 4 loại công ty, 5 loại doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác
xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể)
CÊn h÷u Hïng 6 Líp: LuËt kinh doanh 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
* Các chủ thể khác: cá nhân, pháp nhân không phải là thương nhân; khi
ký hợp đồng, bản thân họ không nhằm mục đích sinh lợi và ký với một
thương nhân khác, thì lúc này họ cũng có thể là chủ thể của hợp đồng mua
bán hàng hoá thuộc luật thương mại, với điều kiện khi giao kết hợp đồng, bên
không phải là thương nhân chọn luật áp dụng là Luật thương mại.
* Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
Thương nhân này là thương nhân được thành lập và hoạt động theo luật
nước ngoài.
Thương nhân nước ngoài có thể mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh
tại Việt Nam. Trong đó, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của thương
nhân nước ngoài, thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm mục
đích tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại
mà pháp luật Việt Nam cho phép. Còn chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của
thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước Quốc tế có liên
quan mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, chỉ có chi nhánh mới được ký kết
hợp đồng.
c. Hình thức giao kết hợp đồng.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá theo Luật thương mại có thể giao kết
bằng: + Lời nói
+Văn bản
+ Hành vi cụ thể
Hình thức do các bên giao kết hợp đồng tự lựa chọn, trừ trường hợp
mua bán loại hàng hoá mà pháp luật quy định phải theo một hình thức bắt
buộc nào đó.
* ký kết văn bản có 2 cách
CÊn h÷u Hïng 7 Líp: LuËt kinh doanh 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
- Làm thành một bản hợp đồng hoàn chỉnh: phải theo một thể thức
nhất định, gồm đây đủ các loại điều khoản thể hiện đầy để quyền và nghĩa vụ
của các bên và sau cùng, phải có đại diện hợp pháp của các bên ký vào hợp
đồng.
- Hình thức khác: Fax, thư tín, điện thoại.
- Khi có một bên đề nghị (chào hàng) đưa ra đề nghị lập hợp đồng
(chào hàng) và có một bên nhận đề nghị, thì bên đề nghị đã tự ràng buộc mình
vào lời đề nghị đó.
- Chào hàng có thể là:
+ Chào bán
+ Chào mua
Khi bên nhận đền ghị chấp nhận mọi điều khoản trong đề nghị thì coi
như hợp đồng được ký kết.
- Thời hạn trả lời có thể được ghi ngay trong bản đề nghị, hoặc được
thoả thuận trước, hay một thời hạn hợp lý theo thói quen trong Thương mại.
d. Nội dung hợp đồng
Thể hiện thoả thuận của các bên trong hợp đồng gồm:
Nội dung chủ yếu theo Luật Thương Mại 2005
Thể hiện thoả thuận của các bên trong hợp đồng
+ Đối tượng của hợp đồng: mặt hàng được mua bán
+ Số lượng
+ Chất lượng chỉ tiêu chất lượng, có thể là tiêu chuẩn do nhà nước quy
định, ký hiệu tiêu chuẩn Việt Nam có thể là tiêu chuẩn ngành tiêu chuẩn
ngành, có thể do cơ sở sản xuất tự đặt ra tiêu chuẩn cơ sở
+ Mức giá cụ thể (hoặc phương pháp định giá tính hệ số trượt giá) trên
cơ sở tuân theo khung giá của nhà nước (nếu có).
CÊn h÷u Hïng 8 Líp: LuËt kinh doanh 45