Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luyện đề đại học hóa học phần 4
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
144.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1541

Luyện đề đại học hóa học phần 4

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Luyện đề đại học - Hóa học - Đề 1

Bài1 Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tan vừa hết trong dung dịch HCl 20%, thu được dung

dịch Y (chỉ chứa 2 muối). (Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá-khử trong dãy điện hoá

như sau: H+

/H2 ; Cu2+/Cu ; Fe3+/Fe2+ ). Nồng độ phần trăm của FeCl2 trong dung dịch Y là:

A 14,4% B 20,5% C 23,6% D 21,7%

Bài2 Có 5 bình mất nhãn đựng 5 chất lỏng sau: dung dịch HCOOH, dung dịch CH3COOH, ancol

etylic, glixerol và dung dịch CH3CHO. Dùng bộ hóa chất nào sau đây để nhận biết được cả 5 chất lỏng

trên:

A AgNO3/NH3 và quỳ tím B AgNO3/NH3 và Cu(OH)2

C Nước brom và Cu(OH)2 D Cu(OH)2 và Na2CO3

Bài3 A là dung dịch NaOH 1M và KOH 3M. B là dung dịch HCl có pH = 0 . Thêm vào 200ml dung

dịch B m1 g P2O5 thu được dung dịch C. Biết 100ml dung dịch A phản ứng hoàn toàn với C thu được dung

dịch D. Chia D thành 2 phần bằng nhau.

Phần 1: Đem cô cạn thu được 17,8 (g) muối.

Phần 2: Tác dụng với Barinitrat dư thu được m2 g kết tủa. Biết muối photphat và hidrophotphat của Bari

không tan. Giá trị của m1 và m2 lần lượt là:

A m1 = 10,65 (g) và m2 = 5,825 (g) B m1 = 11,36(g) ; m2=5,825(g)

C m1= 10,65(g) ; m2 = 6,375(g) D m1 = 11,36 (g) ; m2 = 6,375(g)

Bài4 Oxi hóa m gam ancol etylic một thời gian thu được hỗn hợp X. Chia X thành 3 phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thoát ra 2,24 lít khí.

- Phần 2 tác dụng với Na dư thoát ra 4,48 lít khí

- Phần 3 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo thành 10,8 gam Ag.

Các phản ứng của hỗn hợp X xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là

A 41,4 B 62,1 C 48,4 D 13,8

Bài5 Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, MgCO3. Cho 18,96 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch

chứa m gam axit acrylic thu được 5,376 lít hỗn hợp khí (điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối so với hiđro là

13,25 và dung dịch muối Y. Giá trị của m là

A 52,56 B 53,28 C 51,84 D 50,40

Bài6 Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ Y và Z (đều là chất khí ở điều kiện thường) có tỉ khối so với H2 là

14. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chỉ thu được CO2 và H2O. Khi cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) tác dụng

vừa đủ 600 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư thì thu được hỗn hợp kết tủa. Phần trăm thể tích của Y

trong hỗn hợp X là

A 50% B 75% C 60% D 20%

Bài7 Cho 9,36 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn vào dung dịch chứa 430ml H2SO4 1M, sau khi phản ứng

hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y vào 1,2 lít dung dịch Z chứa Ba(OH)2 0,05 M và

NaOH 0,7M. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thu được 26,08 gam chất rắn. Phần trăm

theo khối lượng của Zn trong X là

A 22,4% B 7,5% C 29,6% D 33,3%

Bài8 Cho m gam bột Al tác dụng với dung dịch X gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M vừa đủ thấy dung dịch X

tăng m-1,08 gam thu được dung dịch Y. Cho 46,716 gam hỗn hợp Na và Ba có tỉ lệ số mol nNa:nBa= 4:1

vào dung dịch Y được p gam kết tủa, p có giá trị là:

A 64,38 gam B 66,71 gam C 68,28 gam D 59,72 gam

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!