Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luyện đề đại học  hóa học phần 1
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
154.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1134

Luyện đề đại học hóa học phần 1

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Luyện đề đại học - Hóa học - Đề 4

Câu 1 Hòa tan hỗn hợp quặng Xiđerit (chứa FeCO3) và Pyrit (chứa FeS2) bằng dung dịch axit nitric,

thu được hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với Nitơ bằng 80/49. Hai khí đó là:

A CO2; NO2 B CO2; NO C CO2; SO2 D SO2; N2O

Câu 2 Sục 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ C (mol/l). Phản ứng xảy

ra hoàn toàn, thu được 8,68 gam kết tủa. Trị số của C là:

A 0,16M B 0,16M và 0,2M C 0,24M D (a), (c)

Câu 3 Hiện tượng nào sau đây được mô tả không đúng:

A Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm

B Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm

C Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng nâu sang màu đen

D Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm

Câu 4 Điện phân một dung dịch có chứa HCl, CuCl2. pH của dung dịch biến đổi như thế nào theo

thời gian điện phân?

A Tăng dần đến pH = 7 rồi không đổi B Giảm dần

C Tăng dần đến pH > 7 rồi không đổi D pH không đổi, luôn nhỏ hơn 7

Câu 5 Khi đun nóng hợp chất X có công thức phân tử C6H14O với H2SO4 đặc ở 170o

C thu được

chất Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom và dung dịch thuốc tím. Khi đun Y trong dung

dịch hỗn hợp gồm K2Cr2O7 và H2SO4 thu được axeton và axit propionic. Mặt khác khi hiđrat hóa Y

có mặt H2SO4 thì thu được chất X ban đầu. Vậy X có tên gọi là:

A 2,2-đimetylbutan-1-ol B 2,3-đimetylbutan-2-ol

C 2-metylpentan-2-ol D 3-metylpentan-3-ol

Câu 6 Khi cho isopren tác dụng với Br2 theo tỉ lệ số mol 1:1 được bao nhiêu loại sản phẩm:

A 2 B4 C 3 D 5

Câu 7 Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Cho các chất sau: vinylclorua (1), vinylaxetat (2), 1,2-đicloeten (3) 1,1-đicloetan (4), etilenglicol (5),

1,2-đicloetan (6) thì A, B, C, D, E, F có thể lần lượt là:

A (1), (3), (6), (5), (4), (2) B (2), (1), (4), (3), (6), (5)

C (1), (2), (4), (3), (5), (6) D (2), (3), (6), (1), (4), (5)

Câu 8 Hiđrôcacbon X,Y khi tác dụng với Cl2 trong điều kiện thích hợp thì X cho 1 sản phẩm duy

nhất, còn Y cho 2 sản phẩm đều có công thức là C2H4Cl2 . Công thức phân tử của X,Y lần lượt là:

A C2H6 và C2H4 B C2H4 và C2H6 C C2H4 và C2H2 D C2H2 và C2H6

Câu 9 Cho một este vòng X xuất phát từ ancol A no,2 chức và axit B no,2 chức. Lấy 13 gam X cho

phản ứng với lượng NaOH vừa đủ thu được 14,8 gam muối và 6,2 gam ancol. Tên gọi của X là:

A Etylenglicol oxalat B Propan-1,3-điol maloat

C Etylenglicol succinat D Etylenglicol malonat

Câu 10 Hợp chất hữu cơ X (C4H7O2Cl) khi thủy phân trong môi trường kiềm cho các sản phẩm hữu

cơ đều có khả năng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của X là:

A HCOOCH2CHClCH3 B HCOOCH2CH2CH2Cl

C HCOOCHClCH2CH3 D Cả A và C

Câu 11 Cho este X được tạo bởi một loại axit cacboxylic no hai chức và một loại ancol no ba chức.

Biết hàm lượng nguyên tố hiđro trong X là 2,89 %. Vậy tổng số nguyên tử có trong hợp chất X là:

A 29 B 30 C 32 D 34

Câu 12 Oxi hóa etilen bằng oxi (xt: Ag, to

) được chất hữu cơ X. Từ X trùng hợp được polime Y.

Vậy Y có công thức cấu tạo là :

A (−CH2−CH2−O−)n. B (−CH2−O−)n. C (−CH2−CH2−)n. D [−CH(CH3)−O−]n.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!