Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Vai trò và tác động của chính sách ruộng đất nhà Lê sơ docx
PREMIUM
Số trang
48
Kích thước
3.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1668

Luận văn: Vai trò và tác động của chính sách ruộng đất nhà Lê sơ docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn tốt nghiệp

Vai trò và tác động của chính

sách ruộng đất nhà Lê sơ

Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu vấn đề ruộng đất là chiếc chìa khoá để mở cánh cửa

phương Đông, và Việt Nam là một bộ phận của vùng đất phương Đông rộng

lớn đó. Thông qua chính sách ruộng đất của các triều đại sẽ cho chúng ta một

bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam, từ khi hình thành Nhà nước đầu tiên

(Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc) cho đến khi chế độ phong kiến Việt Nam sụp

đổ (vào nửa đầu thế kỷ XIX) và cho đến tận ngày nay, khi nền kinh tế nông

nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Chính

sách ruộng đất sẽ góp phần, phản ánh tình hình kinh tế xã hội của nước ta qua

các triều đại khác nhau, từ đời sống của nhân dân cũng như của giai cấp địa

chủ phong kiến, cho đến tình hình văn hoá xã hội diễn ra và biến đổi như thế

nào. Sở dĩ ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt như vậy là vì Việt Nam và

các quốc gia có chung điều kiện về vị trí và điều kiện tự nhiên tức là cùng

chịu sự chi phối chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ảnh hưởng

mạnh mẽ đến sự phát triển, nền tảng hình thành Nhà nước và nền kinh tế của

đất nước chính là dựa trên cơ sở của sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp

với cây lúa nước là chính. Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay từ sau khi nước

ta tiến hành thực hiện chính sách đổi mới, đưa đất nước phát triển theo con

đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bên cạnh việc ưu tiên cho phát triển

công nghiệp và dịch vụ để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập vào nền kinh

tế khu vực và thế giới, vì vai trò và vị trí của nền kinh tế công nghiệp, trong

đó có các chính sách về ruộng đất luôn giữ vững vị trí của mình trong suốt

quá trình đó.

Nghiên cứu về ruộng đất là một vấn đề vô cùng to lớn, do vậy với khả

năng còn hạn chế của mình tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nghiên cứu chính

sách ruộng đất dưới thời Lê Sơ (1428-1527). Có thể nói Lê Sơ là một trong

Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh

những triều đại phong kiến khá phát triển thịnh đạt ở nước ta, dưới sự trị vì

của các vị vua thời Lê Sơ, Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về mọi

mặt (chính trị, kinh tế - xã hội). Thông qua chính sách ruộng đất dưới triều đại

này sẽ là một minh chứng cụ thể, sắc nét phản ánh tình hình kinh tế - xã hội,

vai trò của Nhà nước đối với nông dân, đồng thời cũng cho thấy bản chất bóc

lột mang tính triệt để của giai cấp phong kiến và sự bần cùng hoá của người

nông dân. Đó là toàn bộ nội dung mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này.

Song với trình độ còn hạn chế bài viết sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết đạt được kết quả

tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Bố cục của bài viết được chia làm 4 phần:

Phần I: Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta dưới thời Lê Sơ

Phần II: Chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ

Phần III: Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ

Phần IV: Kết luận chung

Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh

PHẦN I

TÌNH HÌNH XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XV

Xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc:

chính quyền suy yếu, bọn nịnh thần chuyên quyền, dòng họ thống trị phân

tán, sa đọa, kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng đã dẫn đến nông dân

nghèo, gia nô, nô tì nổi dậy chống đối hay chạy trốn. Trong lúc đó, những

cuộc tấn công đánh phá Chăm Pa lại liên tục diễn ra, dù cuối cùng bị đẩy lùi

hẳn, đã làm cho cuộc sống nhân dân thêm khổ cực, triều đình thêm rối ren, tài

chính thêm kiệt quệ. Bên cạnh đó Đại Việt lại đang đứng trước nguy cơ một

cuộc ngoại xâm ngày càng đến gần. Bên trong khủng hoảng, giặc ngoài đe

dọa, đó là những tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly (1397). Đây là

cuộc cải cách mang tính chất toàn diện từ chính trị đến kinh tế - tài chính, văn

hóa, giáo dục, xã hội. Tuy nhiên trong hoàn cảnh rối ren đó một số việc làm

của Hồ Quý Ly đã gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ, ảnh hưởng sâu sắc tới ý

thức đoàn kết thống nhất của nhân dân khi xảy ra nạn ngoại xâm. Mặc dù vậy

Hồ Quý Ly được xem là người đi tiên phong trong lịch sử nước ta, ông đã đưa

ra những cải cách và kiên quyết thực hiện với mong muốn cứu vãn tình thế

khó khăn và phức tạp của đất nước.

Trước tình hình đó, năm 1406 nhà Minh chính thức đem quân sang

xâm lược nước ta, với “binh cường, lực mạnh” nhà Minh nhanh chóng đánh

bại nhà Hồ. Sau khi nhà Hồ sụp đổ, Đại Việt rơi vào ách đô hộ của phong

kiến phương Bắc trong hai thập kỉ (1407-1427), có thể nói đây là cuộc Bắc

thuộc lần thứ hai.Trong hai mươi năm đô hộ nhà Minh đã để lại những dấu ấn

sâu đậm trong xã hội lịch sử Đại Việt. Ngay cả trong giai đoạn sau này, khi

nhà Lê khôi phục nền độc lập chính trị, nền văn hóa đó vẫn còn đọng lại, ở

một mặt nào đó còn được bổ sung thêm tạo lên một sự chuyển đổi mô hình

thiết chế, từ nền quân chủ Phật giáo quý tộc sang nền quân chủ Nho học giáo

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!