Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: “Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quản lý và thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn
Vai trò của văn hoá doanh
nghiệp trong quản lý và thực
trạng văn hoá doanh nghiệp ở
Việt Nam
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Lương Hoa – A4-CN8
1
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày
càng cao đã đem đến cho các doanh nghiệp Việt nam những thời cơ mới,
đồng thời nhiêù thách thức mới nảy sinh mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt nam phải chuẩn bị những hành
trang cần thiết để hoà nhập cùng sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
Sự phát triển đó đòi hỏi ngày càng lớn về công nghệ kỹ thuật, về dòng vốn
khổng lồ cũng như việc quản lý chất lượng theo chuẩn mực quốc tế. Một yếu
tố vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm sự thành công trong quản lý và giúp
cho các doanh nghiệp tiếp cận được thương trường quốc tế phải kể đến đó là
văn hoá doanh nghiệp.
Khái niệm văn hoá doanh nghiệp còn rất mơ hồ đối với nhiều doanh
nghiệp ở Việt nam. Với hầu hết cá nhân lao động thì rất ít người được nghe
tới danh từ “ văn hoá doanh nghiệp”, rõ ràng, họ chưa thấy được giá trị đích
thực của môi trường văn hoá nơi mà họ thường gắn bó. Sức mạnh tổng hợp
của một doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân nhận thức được đầy
đủ giá trị văn hoá của đơn vị mình. Đó là yếu tố quyết định đem lại thành bại
của mỗi doanh nghiệp trong thương trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.
Người xưa có câu ‘biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”. Vận vào
thời kinh tế thị trường, câu phương ngôn này có ý nghĩa rất quyết định đối
với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Đặc biệt là Việt nam, ngoài các doanh
nghiệp lớn như Tổng công ty Bưu chính viễn thông, điện lực, dầu khí… là
hoạt động có quy mô và tích luỹ được bề dày về văn hoá, có thể đương đầu
với những thách thức trong quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp thuộc loại
hình vừa và nhỏ cũng đã và đang chú ý tới việc hình thành giá trị văn hoá
riêng nhằm phát huy mọi khả năng của chính mình. Một yếu tố có thể tạo nên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Lương Hoa – A4-CN8
2
khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp là gắn kết mọi thành viên thành một
khối thống nhất, tạo nên khả năng cạnh tranh tập thể.
Không ai có thể nghĩ rằng những hãng kinh doanh nổi tiếng trên thế
giới như: Gerneral, IBM, Sear, Kodak, Digital Electronics chỉ trong thời gian
ngắn đã đánh mất đi vị trí số một của mình. Còn nhiều công ty, tập đoàn như
Toyota, Nissan, Masishuta, LG lại thành công vang dội trong và ngoài nước
với sự cạnh tranh đáng gờm đã làm thức tỉnh nhiều công ty lớn trên thế giới.
Lý do thật đơn giản mà cũng khó nhận biết đó là: có được nhận thức về văn
hoá và tiến hành cuộc cách mạng văn hoá trong doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực trạng các doanh nghiệp ở Việt nam và bài học rút ra
từ một số doanh nghiệp lớn nước ngoài, cùng với những yêu cầu bức xúc của
nhiều người đã và đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp hoạt động
tại Việt nam, em mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quản lý và thực trạng văn
hoá doanh nghiệp ở Việt nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn được đề cập tới 3 nội dung sau:
ChươngI. Văn hoá doanh nghiệp và vai trò của văn hoá doanh nghiệp
ChươngII. Thực trạng về văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam
Chương III. Một số giải pháp cho việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp .
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Lương Hoa – A4-CN8
3
Chương I
VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP
[\
I. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN VĂN
HOÁ DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
Qua nghiên cứu về văn hoá nói chung, đặc biệt là nghiên cứu về văn
hoá của các bộ lạc thời kỳ trước đây, người ta thấy rằng, mỗi một bộ lạc đều
có một văn hoá riêng biệt, trong đó, họ thường có một vật truyền của bộ lạc
mình, ví dụ như việc tôn thờ một vị thần hoặc tin vào một sức mạnh siêu
phàm nào đó trong tự nhiên . Mỗi một bộ lạc duy trì hoạt động của thành viên
mình bằng cách ban ra các điều cấm kị hoặc những nguyên tắc khắt khe bắt
buộc thành viên này đối xử với các thành viên khác trong bộ lạc và với một
người xa lạ từ một bộ lạc khác ra sao. Bất kỳ một cá nhân nào không tuân
thủ lập tức sẽ bị trừng trị theo luật lệ hà khắc của bộ lạc, bị giết hoặc làm
làm mồi cho thú giữ .
Đối với một tổ chức hay một doanh nghiệp bất kỳ nào cũng sẽ đề ra
các qui tắc riêng cho hoạt động của mình, bao gồm các qui tắc và chuẩn mực
bắt buộc, những lễ nghi và thủ tục cần thiết khi thực hiện một công việc nào
đó. Chúng được phát triển theo thời gian và làm toát lên những đặc điểm cơ
bản về hoạt động của doanh nghiệp đó. Chẳng hạn, khi ta tìm hiểu về công ty
A, tại đây ta thấy những nét tiêu biểu sau . Công ty này rất coi trọng sự
trung thành của nhân viên đối với công ty, chính vì vậy hàng loạt các quy tắc
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Lương Hoa – A4-CN8
4
được ban hành nhằm hỗ trợ và bảo đảm sự kiểm soát của ban lãnh đạo đối với
toàn bộ nhân viên công ty. Ý thức chấp hành của nhân viên đối với các qui
tắc hoạt động phải ở mức tuyệt đối. Tại đây công việc được giao cụ thể cho
từng cá nhân, các bộ phận chỉ được hoạt động một cách riêng biệt và bị giới
hạn về quyền lực. Nhân viên giữa các bộ phận bị giảm thiểu tối đa việc trao
đổi tiếp xúc với nhau khi chưa có yêu cầu khác của cấp trên. Mọi người
phải cố gắng hoàn thành công việc của mình với mức ít sai sót nhất. Việc
đánh giá và khen thưởng dựa trên mức độ trung thành, sự cố gắng nỗ lực và
mức độ mắc lỗi của mỗi thành viên. Quản lý ở đây chỉ quan tâm tới sản lượng
có cao hay không, họ không quan tâm đến tinh thần làm việc hay thu nhập
của nhân viên.Sản phẩm ở đây chỉ được chấp nhận khi nó được tạo ra trong
phạm vi cuả từng bộ phận và phạm vi công ty . Đồng thời việc đề bạt chức vụ
chỉ có thể diễn ra với những ai tuân thủ tốt nhưng qui tắc trên và tạo ra nhiều
sản phẩm nhất . Chính vì vậy mọi người làm việc một cách lặng lẽ trong một
bầu không khí rất căng thẳng và tập trung.
Thực tế cũng cho thấy rằng thành công hay thất bại của nhiều doanh
nghiệp ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như điều kiện xã hội,
điều kiện kinh tế chung, sự cạnh tranh từ bên ngoài ... v.v còn phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố bên trong. Các yếu tố bên trong sẽ tạo ra sức mạnh của
doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn chiến lược, hoạch định
và kiểm soát tốt hơn để có thể khống chế được các rủi ro từ bên ngoài và đạt
được các mục tiêu của mình. Vậy yếu tố bên trong ấy là gì, sức mạnh doanh
nghiệp có từ đâu, chất lượng quản lý chi phối các hoạt động doanh nghiệp
như thế nào và ngược lại nó chịu những sự tác động nào. Một trong những
nguồn sức mạnh mà doanh nghiệp có được chính là sức mạnh có được từ văn
hoá của doanh nghiệp đó. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì ?
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hoá doanh nghiệp, nhưng một
định nghĩa được coi là khái quát nhất về văn hoá được 2 học giả là Rolff
Bergman và Ian Stagg đồng thời là giảng viên của khoa quản trị kinh doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Lương Hoa – A4-CN8
5
trường đại học Monash , một trong những trường đại học lớn của Úc cho
rằng:
“Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung
bao trùm lên toàn bộ doanh nghiệp, có tính chất quyết định tới mọi hành vi
và hoạt động của toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp đó”
Ở mức độ phổ cập rộng rãi, các ý nghĩa biểu đạt chung sẽ quy định cho
các thành viên phải nhìn nhận và phản hồi thế giới bên ngoài như thế nào khi
phải đương đầu với một vấn đề nào đó ngoài mong đợi. Các qui tắc và chuẩn
mực sẽ gợi ý các thành viên của mình hành động bằng một cách làm phù hợp,
cách làm ở đây có nghĩa là hướng dẫn họ tiếp nhận, định nghĩa, phân tích và
giải quyết một vấn đề.
Theo định nghĩa trên thì văn hoá doanh nghiệp đề cập đến nhiều vấn đề
Trước tiên văn hoá là sự nhìn nhận, sự nhìn nhận này chỉ tồn tại trong một tổ
chức hay một doanh nghiệp cụ thể , không nằm trong mỗi cá nhất . Kết quả
tạo ra là mỗi thành viên với trình độ và xuất xứ khác nhau đều nhận thức và
thể hiện văn hoá đó như nhau , đây chính là cái gọi là “ ý nghĩa chung “ của
văn hoá.
Thứ hai là , văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm mô tả . Nó đề cập
tới việc các thành viên nhìn nhận về doanh nghiệp của họ như thế nào chứ
không quan tâm đến việc họ thích hay không thích . Định nghĩa về văn hoá
có chức năng mô tả chứ không có chức năng đánh giá . Dưới đây ta sẽ xem
xét kỹ hơn về các khía cạnh của hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung và đó
chính là các yếu tố tạo được coi là cái tạo nên văn hoá của doanh nghiệp .
Thứ ba là, văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực được xây dựng và áp dụng chung cho các thành viên của
doanh nghiệp. Hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực này tạo nên và
định hướng cho hành động của toàn doanh nghiệp nhằm đạt được một mục
tiêu chung.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Lương Hoa – A4-CN8
6
Tóm lại, văn hoá doanh nghiệp là những quy phạm chung nhất của một
doanh nghiệp, nó định hướng cho một doanh nghiệp và tạo nên những giá trị
khác biệt giữa các doanh nghiệp.
2. Các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp.
Hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung trong văn hoá doanh nghiệp có
thể được hiểu theo 3 khía cạnh, bao gồm các nguyên tắc chung , các chuẩn
mực hành vi và các hoạt động hỗ trợ .
Các nguyên tắc chung Các chuẩn mực hành vi
Văn hoá doanh nghiệp
Các hoạt động hỗ trợ
Khi ta xem xét và tìm hiểu về một con người mà theo các nhà tâm lý
học gọi là quá trình tìm hiểu tính cách cá nhân của người đó, nếu chúng ta
nhận xét rằng, anh ta là người cởi mở, canh tân và ít bảo thủ thì có nghĩa là ở
anh ta toát nên hàng loạt các đặc điểm gắn với tính cách đó. Vậy đối với một
tổ chức bất kỳ nào cùng cũng thế, nó sẽ có những đặc điểm riêng biệt làm nổi
bật doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Sự khác biệt đó chính là do
khác biệt về văn hoá mà trước hết là do hệ thống các nguyên tắc , các chuẩn
mực hành vi và các hoạt động hỗ trợ đã tạo nên bộ mặt khác biệt này .
a. Các nguyên tắc chung .
Là những ý tưởng lớn lao bao trùm lên phạm vi toàn doanh nghiệp. Đối
với một văn hoá mạnh, các nguyên tắc chung được chấp nhận một cách rộng
rãi. Hầu như tất cả mọi người đều nhận biết và tuân thủ chúng một cách đầy
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Lương Hoa – A4-CN8
7
đủ và thống nhất. Các nguyên tắc chung còn được coi như là kim chỉ nam
cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp.
Cũng có thể hiểu rằng các nguyên tắc chung chính là hệ thống các
niềm tin nổi bật khắc hoạ nên bộ mặt của một văn hoá cụ thể bằng cách chỉ ra
cái gì là quan trọng trong doanh nghiệp. Ở hầu hết các doanh nghiệp lớn có
văn hoá mạnh , các nguyên tắc bao gồm :
Nguyên tắc 1
Tài sản và kỹ năng là những thứ cần thiết tạo nên lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa rằng : Chúng ta sẽ làm tất cả
những gì có thể để tạo nên tài sản và kỹ năng đó .
Nguyên tắc 2
Tính chính xác, phải bảo đảm kế hoạch hoạt động phải đúng thời
gian.
Nguyên tắc 3
Danh dự của doanh nghiệp luôn là khẩu hiệu với tất cả mọi người. Để
đạt được điều đó, tất cả chúng ta phải cố gắng không mắc khuyết
điểm và đem đến sự hài lòng một trăm phần trăm cho khách hàng.
Nguyên tắc 4
Phải đồng lòng, hợp sức lại để duy trì và phát triển vị trí đã có của
doanh nghiệp và mở rộng hoạt động sang các chức năng khác.Phấn
đấu từ sản xuất chuyển sang thống lĩnh thị trường.
Nguyên tắc 5
Xây dựng môi trường doanh nghiệp trong sạch, lành mạnh và gắn bó.
Cần đưa ra hình thức quản lý phù hợp nhằm tạo ra một môi trường
lành mạnh. Những người quản lí cần thúc đẩy hơn nữa sự giao lưu
trong nội bộ, lôi kéo được cả những phần tử yếu kém nhất tham gia
vào hoạt động chung của doanh nghiệp và thực hiện tốt công việc của
mình.
Nguyên tắc 6