Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HÀ NỘI – NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
VŨ THỊ MAI HƯƠNG
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC
KHỐI PHÒNG, BAN TẠI HỌC VIỆN Y - DƯỢC HỌC
CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
VŨ THỊ MAI HƯƠNG
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC
KHỐI PHÒNG, BAN TẠI HỌC VIỆN Y - DƯỢC HỌC
CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, Luận văn thạc sĩ Quản lý công của tác giả với tên đề
tài “Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Học viện Y - Dược
học cổ truyền Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả.
Nội dung trong luận văn dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả, trên cơ sở
tự tổng hợp, phân tích, nghiên cứu thực tiễn và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng. Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả Luận văn
Vũ Thị Mai Hương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
Thầy giáo, Cô giáo; gia đình; bạn bè cùng những cá nhân, tập thể của Học viện
Hành chính Quốc gia và Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam.
Lời đầu tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Thị Hồng Hải, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm chỉ bảo cho tác giả trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo Sau Đại
học, Khoa Tổ chức và Quản lý Nhân sự, Phòng đào tạo Thạc sĩ cùng các thầy, cô
giáo của Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy cô đã giảng dạy và quản lý tác giả
trong quá trình học tập tại Học viện – những người đã đem lại cho tác giả những
kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong suốt khóa học vừa qua. Đồng thời tác giả xin
chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Hành chính – Tổng hợp và các thầy giáo,
cô giáo cũng như đồng nghiệp thuộc Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu để
hoàn thành đề tài Luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè - những người đã
luôn bên tác giả, động viên và khuyến khích tác giả trong quá trình thực hiện đề tài
Luận văn của mình.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Vũ Thị Mai Hương
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN
CHỨC KHỐI PHÒNG, BAN Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG
LĨNH VỰC Y TẾ....................................................................................................11
1.1. Lý luận chung về tạo động lực làm việc trong tổ chức .................................... 11
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 11
1.1.2. Các học thuyết tạo động lực làm việc ........................................................... 13
1.2. Viên chức khối phòng, ban ở các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế 17
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 17
1.2.2. Đặc điểm viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế ..... 20
1.3. Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban ở các đơn vị sự nghiệp
công lập trong lĩnh vực y tế ..................................................................................... 22
1.3.1. Khái niệm ...................................................................................................... 22
1.3.2. Tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban ở
các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế ................................................... 24
1.3.3. Nội dung tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban ở các đơn vị
sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế ..................................................................... 25
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng,
ban ở các ĐVSNCL trong lĩnh vực y tế...................................................................34
1.4.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân ......................................................................... 34
1.4.2. Các yếu tố thuộc về đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế ............... 36
1.4.3. Các yếu tố thuộc về nhà nước. ...................................................................... 37
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 39
Chương 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC
KHỐI PHÒNG, BAN TẠI HỌC VIỆN Y - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT
NAM........................................................................................................................40
2.1. Tổng quan về Học viện Y - Dược học cổ tuyền Việt Nam .............................. 40
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện Y Dược học cổ truyền
Việt Nam .................................................................................................................. 40
2.1.2. Tình hình đội ngũ nhân sự tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam ... 44
2.2. Khái quát về viên chức và động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban
tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam ....................................................... 47
2.2.1. Viên chức khối phòng, ban ............................................................................ 47
2.2.2. Động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ
truyền Việt Nam ....................................................................................................... 50
2.2.3. Nhận xét chung về động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học
viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam ..................................................................... 58
2.3. Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại
Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam ............................................................ 59
2.3.1. Tạo động lực làm việc thông qua tiền lương, thưởng, phụ cấp và phúc lợi . . 60
2.3.2. Tạo động lực làm việc thông qua môi trường làm việc ................................. 68
2.3.3. Tạo động lực làm việc thông qua công việc .................................................. 73
2.4. Đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại
Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam. ........................................................... 79
2.4.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 79
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................................ 79
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 84
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO
VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG, BAN TẠI HỌC VIỆN Y - DƯỢC HỌC CỔ
TRUYỀN VIỆT NAM.............................................................................................85
3.1. Quan điểm tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Học viện
Y Dược học cổ truyền Việt Nam ............................................................................. 85
3.1.1. Tạo động lực cho viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ
truyền Việt Nam cần căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước ................................................................................................... 85
3.1.2. Tạo động lực cho viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ
truyền Việt Nam cần bám sát vào các mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch phát
triển 5 năm từ 2021 đến 2025 của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam 86
3.1.3. Tạo động lực cho viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ
truyền Việt Nam cần kết hợp các biện pháp vật chất và tinh thần. .......................... 88
3.1.4. Tạo động lực cho viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ
truyền Việt Nam cần một hệ thống giải pháp đồng bộ và phù hợp với thực tế (gắn
với sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế …) ......................................................... 88
3.2. Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho viên chức khối phòng, ban tại Học
viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam ................................................................... 89
3.2.1. Giải pháp Từ phía nhà nước ......................................................................... 89
3.2.2. Giải pháp Từ phía Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam .................... 92
3.2.3. Giải pháp từ bản thân viên chức ................................................................. 104
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 106
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 109
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 113
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ DANH MỤC CÁC BẢNG
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam...........41
Bảng 2.1. Nhân lực Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam............................44
Bảng 2.2. Chức danh nghề nghiệp của viên chức....................................................45
Bảng 2.3. Cơ cấu Giảng viên Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam............46
Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của viên chức Học viện Y - Dược học cổ truyền
Việt Nam năm 2020................................................................................47
Bảng 2.5. Số lượng viên chức theo đơn vị...............................................................47
Bảng 2.6. Số lượng viên chức cơ hữu, kiêm nhiệm ở các phòng, ban.....................48
Bảng 2.7. Mức độ am hiểu về công việc mà viên chức đang đảm nhận...................50
Bảng 2.8. Điều viên chức hài lòng nhất trong công việc..........................................51
Bảng 2.9. Mức độ hài lòng của viên chức với công việc hiện nay...........................52
Bảng 2.10. Mức độ hoàn thành công việc của viên chức.........................................53
Bảng 2.11. Mức độ sử dụng thời gian làm việc của viên chức.................................54
Bảng 2.12. Khung thời gian viên chức làm việc hiệu quả nhất................................54
Bảng 2.13. Mức độ tham gia của viên chức vào các hoạt động chung.....................55
Bảng 2.14. Cảm nhận của viên chức sau khi tham gia hoạt động chung.................56
Bảng 2.15. Ý định chuyển công tác của viên chức..................................................57
Bảng 2.16. Dự định về công việc trong thời gian tới..............................................58
Bảng 2.17. Mức độ quan tâm của lãnh đạo đối với viên chức.................................71
Bảng 2.18. Mức độ hoàn thành công việc đúng Kế hoạch khi được luân chuyển vị
trí công tác..............................................................................................75
Bảng 2.19. Mức độ viên chức hoàn thành công việc khi được quyền tự quyết định
trong công việc.......................................................................................77
Bảng 2.20: Lý do viên chức chưa hài lòng về công việc đang đảm nhiệm..............92
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực luôn được xem là yếu tố cốt lõi, là tài sản đáng giá nhất tạo
nên sự thành công của bất cứ tổ chức nào, cho dù đó là tổ chức tư nhân hay tổ chức
nhà nước; nguồn nhân lực chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các tổ chức và
giúp cho tổ chức phát triển. Trong khu vực công, nguồn nhân lực lại có tầm quan
trọng đặc biệt bởi đó là những người được sử dụng quyền lực nhà nước để hoạch
định chính sách, đưa pháp luật vào đời sống xã hội. Do vậy, người làm việc trong
khu vực công nói chung và đội ngũ viên chức nói riêng đóng vai trò hết sức quan
trọng vào sự thành công hay thất bại trong công cuộc cải cách nền hành chính nhà
nước hướng đến hiệu lực, hiệu quả của tổ chức. Một tổ chức nhà nước nếu không có
được nguồn nhân lực có chất lượng sẽ khó có thể thực hiện được mục tiêu mà Nhà
nước đặt ra cho tổ chức, do đó không thể phục vụ và đáp ứng được nhu cầu của
công dân và tổ chức trong xã hội. Để tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, tổ
chức cần phải quan tâm tới động lực làm việc và cần tạo được động lực làm việc
cho nguồn nhân lực trong tổ chức. Động lực làm việc của các cá nhân trong tổ chức
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá
nhân và tổ chức. Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý
nguồn lao động, khai thác hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng
cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tạo động lực làm việc cho cán bộ, viên chức có
ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập nói chung
và đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế nói riêng.
Bên cạnh đó, nhân lực ngành y tế là thành phần quan trọng trong việc cung
cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân
và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe. Đội ngũ nhân
lực y tế đa chuyên ngành, có chuyên môn tốt có khả năng cung cấp các dịch vụ y tế
chất lượng cao và lấy người dân làm trung tâm là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu
cầu y tế đang thay đổi ở Việt Nam hiện nay.
Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam là đơn vị hàng đầu cả nước đào
tạo nguồn nhân lực y dược cổ truyền và các ngành y tế khác ở trình độ đại học, sau
đại học; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, thừa kế, bảo tồn và phát triển y
dược cổ truyền; nghiên cứu khoa học - công nghệ trong lĩnh vực y dược đáp ứng
nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; triển khai các dịch vụ đào tạo, nghiên
cứu khoa học, khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ khác đáp ứng theo nhu cầu xã
hội. Để đào tạo nguồn nhân lực y tế, ngoài sự cần thiết của đội ngũ giảng viên, y
bác sỹ thì đội ngũ cán bộ phòng, ban cũng rất quan trọng. Họ có nhiệm vụ trực tiếp
nghiên cứu, đề xuất các phương án xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy của Học
viện; soạn thảo hệ thống các quy định, quy chế, cũng như các văn bản phục vụ công
tác quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ và thực hiện các chế độ chính sách; thực hiện
các công tác quản lý khoa học; quản trị và quản lý cơ sở vật chất; đảm bảo an ninh
xã hội, phòng cháy chữa cháy và an toàn của Học viện; Chịu trách nhiệm về ngân
sách và lên kế hoạch tài chính, kế toán, thanh quyết toán theo đúng chế độ, pháp
luật; Thực hiện công tác quản lý và xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo tất cả
các hệ từ đại học đến sau đại học; đảm bảo công tác đánh giá nghiêm minh, công
bằng cho học viên, sinh viên để đảm bào chất lượng giáo dục; tham mưu cho Đảng
ủy và Ban Giám đốc về công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ viên chức và học
sinh, sinh viên; thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên theo đúng quy chế,
đúng pháp luật và xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch quản lý giáo dục cho
học viên, sinh viên trong suốt thời gian học tại Học viện Y - Dược học cổ truyền
Việt Nam cũng như xây dựng kế hoạch hệ thống thiết bị, máy móc phục vụ công tác
đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh của Học viện. Điều đó cho thấy,
song song với đội ngũ giảng viên, Y bác sỹ thì đội ngũ cán bộ phòng, ban là đội ngũ
rất quan trọng và không thể thiếu của Học viện. Viên chức khối phòng, ban Học
viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam hiện nay đang chịu nhiều áp lực về thời
gian, bị gò bó phải làm đủ 8 tiếng trên ngày; khối lượng công việc nhiều, áp lực
công việc lớn do phải hiểu và nắm bắt và thực hiện các văn bản liên quan đến 3 lĩnh
vực (y tế, giáo dục, hành chính); lương thấp; chưa thực sự hiểu rõ về công việc hiện
tại và chưa nhận
thức hết được tầm quan trọng của công việc mà viên chức đang đảm nhiệm; môi
trường làm việc hạn hẹp nên không thể tránh khỏi sự chán nản trong công việc. Do
vậy, cần phải nghiên cứu động lực làm việc của viên chức khối phòng, ban Học
viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam hiện nay là gì và thực trạng tạo động lực làm
việc cho viên chức khối phòng ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam bởi
động lực làm việc quyết định hiệu suất làm việc của các cá nhân trong tổ chức; là cơ
sở đem lại sự sáng tạo trong tổ chức và giúp giảm thiểu những vấn đề có tác động
tiêu cực nảy sinh trong hoạt động của tổ chức, để từ đó đưa ra các phương pháp tạo
động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền
Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế.
Chính vì nhận thấy tầm quan trọng đó của cán bộ khối phòng, ban, cũng như
tầm quan trọng của động lực làm việc, cùng với xu hướng cải cách hành chính nhà
nước hiện nay, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu em đã chọn đề tài: “Tạo động
lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Học viện Y - Dược học cổ truyền
Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Thông qua việc nghiên cứu
này, tác giả mong muốn nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ phía Học viện Hành
chính Quốc gia - nơi tác giả đang theo học cũng như Học viện Y - Dược học cổ
truyền Việt Nam - nơi tác giả đang công tác, nhằm hoàn thiện lý thuyết và tìm giải
pháp cho vấn đề này, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng viên chức khối phòng,
ban cũng như hiệu quả công việc; thúc đẩy sự say mê, tâm huyết với công việc và
thực hiện nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu của ngành Y tế nói chung, của công tác
đào tạo nhân lực y tế tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung
và tạo động lực làm việc cho công chức, viên chức nói riêng là vấn đề được nhiều
nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên cũng như các học giả quan tâm tìm hiểu. Xoay
quanh vấn đề đó, những năm gần đây, cũng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
liên quan đến công tác tạo động lực làm việc như:
Thứ nhất, Các bài viết về nâng cao chất lượng công chức, viên chức, nguồn
nhân lực trong khu vực công:
Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong khu
vực công và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. Đây
là cuốn sách chuyên khảo, được biên soạn trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về
quản lý nguồn nhân lực nói chung và quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong khu
vực công nói riêng của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; đồng thời cũng là
cuốn sách chuyên khảo đầu tiên đề cập đến nội dung quản lý nguồn nhân lực chiến
lược trong các tổ chức khu vực công và sự vận dụng vào Việt Nam, đề cập tới cách
tiếp cận mới về quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công, trên cơ sở đó làm cho
đội ngũ công chức thực sự trở thành các chủ thể làm chuyển biến nền hành chính để
có thể thích ứng nhanh nhậy với sự thay đổi của môi trường hoạt động và đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu của công dân.
Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Thi Thanh Thủy (2015), Quản lý nguồn
nhân lực trong khu vực công lý luận và kinh nghiệm một số nước, Nhà xuất bản
Quốc gia - sự thật, Hà Nội. Cuốn sách đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản
lý nguồn nhân lực trong khu vực công và nghiên cứu thực tiễn quản lý nguồn nhân
lực trong khu vực công ở một số nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Hoa kỳ, Đức,
Nga, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Trung Quốc. Từ đó đưa ra các biện
pháp quản lý có hiệu quả đối với nguồn nhân lực trong khu vực công.
Trần Văn Đới (2020), Phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Kỹ thuật Quân
sự đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Luận văn thạc sĩ quản lý
công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra được
tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục
trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự bùng nổ về
khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế. Đồng thời, cũng đã đề cập đến tăng
cường, đổi mới chính sách tiền lương và công tác đào tạo, bồi dưỡng, cũng như có
những chính sách đãi ngộ xứng đáng để tạo động lực làm việc cho viên chức, nhất
là đội ngũ giảng viên.