Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn : Phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án tốt nghiệp
Phương pháp chỉ số trong
phân tích thống kê và vận
dụng vào tính chỉ số giá tiêu
dùng ở Việt Nam hiện nay
Đề Án LTTK Khoa Thống Kê
1 SV Mai Thành Trung
LỜI MỞ ĐẦU.
Như chúng ta đã biết toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế là một xu
thế tất yếu khách quan của thời đại, nhận thức đúng đắn được
điều này Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt trong những năm gần đây,
luôn đẩy mạnh và thực hiện các chính sách mở cửa, tăng cường
hợp tác quốc tế nhằm đưa nền kinh tế nước ta hội nhập cùng nền
kinh tế thế giới. Khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản
lý của Nhà nước, thì nền kinh tế của chúng ta sẽ hoạt động theo
những quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như quy luật
cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh vv...Và khi đó vai
trò của chính phủ lại càng được khẳng định trong việc định hướng
nền kinh tế, khắc phục những khuyết tật mà kinh tế thị trường gây
ra, đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay, khi mà nền kinh tế
nước ta chịu sự tác động trức tiếp bởi những biến động của nền
kinh tế toàn cầu, thì việc ổn định vĩ mô nền kinh tế đã trở thành
yếu tố quyết định đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh
trong nước cũng như các nhà đầu tư từ nước ngoài yên tâm hoạt
động một cách có hiệu quả. Nhưng làm thế nào mà chính phủ có
thể nhận biết được những dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế? Sự bất
ổn đó đang ở mức độ nào ? Xu hướng biến động của nó ra sao?.Có
một chỉ tiêu có thể giúp chính phủ đánh giá được mức ổn định của
nền kinh tế, đó là chỉ số giá tiêu dùng.
Chỉ số giá là một công cụ phản ánh thực trạng của nền kinh
tế, thông qua mức lạm phát cao hay thấp là ta có thể đánh giá
được mức ổn định của nền kinh tế đó.
Chúng ta có thể đánh giá đúng đắn sự biến động về lượng
của nhiều chỉ tiêu kinh tế thông qua việc sử dụng chỉ số giá để
loại trừ sự biến động của giá cả trong các chỉ tiêu đó, đặc biệt là
khi ta tính các chỉ tiêu đánh giá mức sông thực tế của các tầng lớp
dân cư.
Nhờ sử dụng chỉ số giá mà ta có thể đánh giá chính xác trị
giá của các loại tài sản để từ đó đưa các điều chỉnh phù hợp trong
các quan hệ kinh tế.
Và chỉ số giá còn là cơ sở để các cơ quan quản lý vĩ mô của
Nhà nước xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế, đặc
biệt là các kế hoạch tài chính và ổn định giá cả.
Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng như trên em đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu mang tên: “Phương pháp chỉ số trong
phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở
Việt Nam hiện nay”.
Đề Án LTTK Khoa Thống Kê
2 SV Mai Thành Trung
Mục đích của việc nghiên cứu trước hết là để nâng cao trình
độ cũng như nhận thức về phương pháp chỉ số trên phương diện lý
luận cũng như thực tiễn, sau đó em mong muốn có thể góp một
phần nhỏ bé nào đó vào việc hoàn thiện hơn phương pháp tính chỉ
số giá tiêu dùng của nước nhà.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Chu Bích
Ngọc GV khoa Thống kê kinh tế_ĐHKTQD đã hướng dẫn và giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện đề án của mình.
Đề Án LTTK Khoa Thống Kê
3 SV Mai Thành Trung
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ SỐ.
Trong các quá trình kinh tế xã hội nói chung và trong hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng ngày nói riêng,chúng ta thường
phải so sánh, phân tích, đánh giá các đại lượng khác nhau trong
những điều kiện không gian và thời gian khác nhau cũng như phải
tìm ra được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến từng đại
lượng đó để có thể điều chỉnh, xây dựng các chiến lược và kế
hoạch hành động hợp lý trong tương lai. Trong thực tế phương
pháp chỉ số có ý nghĩa thiết thực nhất, và người ta thường sử
dụng phương pháp chỉ số làm công cụ phân tích, nhưng để thực
hiện công việc này không phải đơn giản, nhất là khi có nhiều đai
lượng khó có thể đo lường được hay các đại lượng không có
chung đơn vị tính. Vậy thực chất của phương pháp chỉ số là gì?
Nó được vận dụng như thế nào? Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên
cứu để có câu trả lời một cách đầy đủ, và trước hết ta hãy tìm
hiểu những vấn đề về chỉ số.
I.Khái niệm, đặc điểm, và tác dụng của chỉ số trong thống kê.
1.Khái niệm về chỉ số.
Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa
hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.
2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong thống kê.
- Đây là phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu sự biến
động của những hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều đơn
vị, nhiều phần tử mà các đại lượng không thể trực tiếp cộng được
với nhau.
Như vậy khi xây dựng chỉ số đối với các hiện tượng kinh tế
phức tạp thì những biểu hiện về mặt lượng của các phần tử phải
được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với
nhau dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các
nhân tố khác.
Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số thì
việc phân tích sự biến động của một nhân tố phải được đặt ra
trong điều kiện giả định là các nhân tố khác không đổi.
3. Phân loại chỉ số.
Có nhiều tiêu thức mà chúng ta có thể dựa vào đó để phân
loại chỉ số:
- Nếu căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời
gian hay không gian thì ta có các loại chỉ số sau:
+ Chỉ số phát triển: là chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh theo
thời gian.