Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn:
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
**********************
Đề tài:
PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT
SỐ NƯỚC
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Quang Hiệp
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Liên
Lớp : Anh 5 K38B
HÀ NỘI - 2003
MỤC LỤC
Nội dung Tra
ng
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN
TỬ …………… 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ..........… 4
1. Sự ra đời Chính phủ điện
tử……………………………………….. .…………… 4
2. Khái niệm về Chính phủ điện
tử………………………………………………… 11
3. Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền
thống ………… 16
II. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHÍNH TRONG CHÍNH
PHỦ ĐIỆN TỬ……………………………………………... 17
1. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ -
G2G (Government to
Government)……………………………………………………… 17
2. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Doanh nghiệp - G2B
(Government to
Business)………………………………………………………….. 17
3. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Công dân -
G2C (Government to
Citizen)……………………………………………..............................
................. 18
III. LỢI ÍCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ ………………………… 18
1. Lợi ích về dịch vụ của Chính phủ
………………………………………………. 18
2. Lợi ích trong quản lý hành chính nhà nước 19
3. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, giữa
chính phủ với doanh nghiệp và giữa chính phủ với công dân
……………………………………. 21
CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở
MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỚI VIỆT NAM………….. 22
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT
TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI………………… 22
1. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử trên thế
giới…………………………… 22
2. Dự báo triển vọng phát triển Chính phủ điện tử trong tương
lai……………… 27
II. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỸ………………….. 28
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Mỹ
……………………………………………… 28
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Mỹ
…………………………….. 29
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Mỹ
…………………………………………… 32
III. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở AUSTRALIA …….. 38
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở 38
Australia…………………………………………
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của
Australia………………….. 39
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở
Australia………………………………… 45
IV. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở SINGAPORE…… 47
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Singapore
………………………………… 47
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Singapore
………………………. 48
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Singapore
……………………………………. 55
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ
ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC…… ……………………………………… 57
1. Những cơ hội được tạo ra khi phát triển Chính phủ điện tử
…………………. 57
2. Những thách thức phải giải quyết trong phát triển Chính phủ
điện tử…… 58
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
NAM………………………………… 61
I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC TIỀN ĐỀ CHO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH
PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM………………………………………... 61
1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông
……………………………. 61
2. Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử
………………………. 66
3. Nhận thức của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ
điện tử của Chính
phủ………………………………………………………………………
……... 67
4. Cơ sở pháp lý
……………………………………………………………………. 67
5. Vấn đề bảo mật thông tin
……………………………………………………….. 69
6. Hệ thống thanh toán điện
tử……………………………………………………… 69
II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG BƯỚC ĐẦU CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN
TỬ Ở VIỆT NAM…………………………………………………….. 71
1. Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước
…………………………. 71
2. Một số dịch vụ hành chính công qua Website của Chính phủ
……………… 80
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM…………………….. 86
1. Định hướng Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông
tin và ứng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ
………………………….. 86
2. Một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt
nam …………… 89
Kết luận……………………………………………………………... 93
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGLS: Government Locator Service Standard
ATO: Australian Taxation Office
CIO: Chief Information Officer
G2B: Government to Business
G2C: Government to Citizen
G2E: Government to Employee
G2G: Government to Government
ICT: Information and Communication Technology
IEE: Internal Effectiveness and Efficiency
IMSC: Information Management Strategy Committee
IPT: Integrated Project Team
NOIE: National Office for the Information economy
OMB: Office of Management and Budget
RCB: Registry of Companies and Businesses
RCSA: Recruitment and Consulting Service Association
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của nhà nước ngày
càng trở nên quan trọng. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc
hoạch định các chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm mục tiêu xây
dựng một xã hội công bằng, văn minh và đưa nền kinh tế phát triển sánh
ngang với các cường quốc kinh tế trên thế giới. Nhưng làm thế nào để các
chủ trương chính sách đó đến được với nhân dân mới là vấn đề mà Chính
phủ cần phải suy tính.
Các nước phát triển trên thế giới đã tìm ra lời giải cho bài toán, đó là
phát triển Chính phủ điện tử. Hầu hết các nước này đã nhận thức được rằng
Chính phủ điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước. Trong tương lai,
nước nào có một nền Chính phủ điện tử phát triển, nước đó sẽ có lợi thế
hơn các nước khác. Không một nước nào muốn bị tụt hậu so với các nước,
do đó, phát triển Chính phủ điện tử đã trở thành xu hướng chung của các
quốc gia trên toàn thế giới.
Thế nhưng, ở nước ta, khái niệm Chính phủ điện tử đối với hầu hết
mọi người là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và hết sức lạ lẫm. Hầu như
chẳng ai biết Chính phủ điện tử là gì chứ không nói gì đến việc liệu Chính
phủ điện tử sẽ mang lại lợi ích gì cho đất nước. Hiện nay có rất ít, nếu
không nói là không có tác giả trong nước nào đề cập đến vấn đề Chính phủ
điện tử. Các nước phát triển trên thế giới đã đề ra và thực hiện chiến lược
Chính phủ điện tử từ nhiều năm trước, vậy mà nước ta mới bắt đầu triển
khai các đề án tin học hoá quản lý nhà nước. Khởi động chậm như vậy thì
nước ta còn rất lâu mới đuổi kịp các nước khác.
Do vậy, nghiên cứu về Chính phủ điện tử là vấn đề rất cần thiết đối
với nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em mạnh dạn
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 1
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
lựa chọn đề tài: "PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC -
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM" với hy vọng phần nào đó
nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này cũng như đề xuất một số kiến
nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khoá luận bắt đầu bằng việc nghiên cứu những nội dung cơ bản về
Chính phủ điện tử với mục đích đem lại cái nhìn tổng quát, khách quan
nhất về Chính phủ điện tử. Từ đó, khoá luận sẽ đi sâu nghiên cứu về chiến
lược và tổng hợp một số dữ liệu về thực trạng phát triển Chính phủ điện tử
ở một số nước tiêu biểu, cụ thể là ba nước Mỹ, Australia và Singapore, qua
đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển Chính phủ điện tử. Phần
cuối cùng của bài khoá luận sẽ dành để tìm hiểu và đánh giá các tiền đề
cho việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt nam, từ đó đề ra định hướng
và một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương
pháp nghiên cứu tham khảo và tổng hợp tài liệu; Phương pháp suy luận
logic, phương pháp so sánh.
4. Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu về chiến lược phát triển Chính phủ điện tử ba nước
Mỹ, Singapore và Australia, khoá luận đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm cho các nước đi sau. Khoá luận cũng đã đi sâu tìm hiểu về tình
hình chuẩn bị cho phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.Từ đó, khoá
luận đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp phát triển Chính phủ điện tử phù
hợp với khả năng của nước ta.
5. Nội dung nghiên cứu
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 2
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận gồm ba chương:
C hươ ng I: Tổng quan về chính phủ điện tử
C hươ ng II: Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước và bài học kinh
nghiệm với Việt nam
C hươ ng III: Định hướng và giải pháp phát triển Chính phủ điện tử ở
Việt nam
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy Nguyễn Quang
Hiệp, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp đỡ em
trong việc thu thập tài liệu để hoàn thành khoá luận này.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian cũng có hạn, khoá luận này
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn.
Hà nội, ngày 20/11/2003
Sinh viên
Trần Thị Liên
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 3
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN
TỬ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử
Ngày nay người ta nói nhiều về Chính phủ điện tử (e-government).
Một khi mà Internet và thương mại điện tử ra đời, thì sự ra đời Chính phủ
điện tử là điều tất yếu. Trước kia, hầu hết chính phủ các nước phải giải
quyết các vấn đề kinh tế xã hội theo cách cũ, tức là hoàn toàn không có sự
tham gia của công nghệ thông tin và viễn thông. Như đã thấy ở hầu hết các
nước, cơ cấu bộ máy nhà nước bao gồm các Bộ như bộ Giáo dục, Bộ Y tế,
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học và công nghệ…
Trung bình mỗi chính phủ có khoảng 50 tới 70 bộ hay cơ quan khác nhau
ở trung ương. Mỗi bộ như vậy đều có các cơ quan chức năng riêng. Việc
phát hiện một cơ quan làm không đúng chức năng, nhiệm vụ của mình có
thể là khó khăn. Tệ hơn, ngay cả các vấn đề đơn giản như cấp giấy phép
kinh doanh cho một doanh nghiệp, bán một căn nhà hoặc đăng ký khai sinh
cho trẻ sơ sinh thì một số lớn các cơ quan khác nhau đòi hỏi một số biểu
mẫu khác nhau. Điều này là quá thừa và không cần thiết. Hơn nữa, thủ tục
giải quyết vấn đề về quản lý thường quá rườm rà, gây khó khăn cho người
dân khi có nhu cầu.
Ví dụ như phố Phoenix tỉnh thành Arizon thuộc bang SW Tây Nam
nước Mỹ, dân chúng thường xuyên phải chen lấn nối đuôi nhau để đăng ký
lại xe hơi và xe tải đã gây ồn ào và làm bẩn cả một khu vực trước trụ sở
thành phố. Tình trạng này đã xảy ra không riêng gì ở Mỹ mà ở hầu hết các
nước trên thế giới. Dân chúng quan hệ với các cơ quan, ban ngành của
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 4
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
chính phủ từ trung ương đến địa phương đều nằm trong tình trạng ảm đạm
và hao phí thời gian nên họ cũng muốn tránh né càng nhiều càng hay.
Một trong các lý do cơ bản làm cho khu vực công kém hiệu quả,
quan liêu là những việc xảy ra ở trên. Hệ thống tổ chức hàng dọc hay
ngang của các cơ quan có quá nhiều ban ngành tạo ra sự phức tạp cho cán
bộ nhân viên trong lúc thừa hành nhiệm vụ. Để giải quyết tình trạng trên,
Chính phủ các nước trên thế giới đã tìm ra giải pháp áp dụng Internet và
các thành tựu khác của khoa học công nghệ để cải thiện hoạt động của bộ
máy nhà nước.
Khả năng áp dụng Internet để cung cấp thông tin Chính phủ tới mọi
người ở mọi nơi mà không cần bất cứ khâu trung gian nào sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới bản thân các quan chức Chính phủ. Các doanh nghiệp nhỏ có thể
thu thập các quy tắc và các văn bản pháp luật dễ dàng hơn mà không cần
phải thông qua luật sư. Ngay cả người dân cũng có thể nộp thuế từ nhà
riêng vừa đỡ tốn thời gian tiền bạc vừa hiệu quả. Mặt khác, việc mọi người
có thể chủ động hơn khi truy cập các thông tin và sử dụng các dịch vụ của
Chính phủ cũng góp phần hạn chế hiện tượng lạm dụng quyền lực của các
quan chức nhà nước, bảo vệ quyền lợi cá nhân cho công dân và đảm bảo
an toàn và bảo mật các thông tin quan trọng của Chính phủ.
Mặc dù vẫn còn sớm để dự đoán những ảnh hưởng của Internet đối
với Chính phủ, nhưng có một điều chắc chắn rằng những ứng dụng của
Internet trong việc đưa thông tin và dịch vụ của Chính phủ tới mọi người ở
mọi nơi mọi lúc tạo ra cơ hội mở rộng, cải thiện và nâng cao chất lượng
thông tin và dịch vụ của Chính phủ. Lợi ích của việc áp dụng Internet lại
càng rõ ràng khi các Chính phủ trên khắp thế giới đang tự chuyển đổi sang
Chính phủ điện tử. Vậy lý do của tất cả các hành động trên là gì và cơ sở
hạ tầng thông tin đóng vai trò gì trong việc này?
1.1. Lý do ra đời Chính phủ điện tử
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 5