Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
........
Luận văn
Những nhận thức chung
về văn hoá kinh doanh và
việc xây dựng văn hoá kinh
doanh trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Đảng ta luôn luôn coi
trọng yếu tố văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội là sự kết tinh những giá
trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên
nhiên. Văn hoá vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và là mục
tiêu của chúng ta. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Văn hoá ngày
càng đóng góp vai trò điều tiết tinh thần, góp phần đắc lực vào việc khai thác
những nhân tố tích cực hạn chế nhân tố tiêu cực của mối quan hệ hàng hoá -
tiền tệ trong xã hội, văn hoá giữ vai trò góp phần hình thành một con đường
phát triển phù hợp với đặc điểm của dân tộc và xu hướng phát triển của thế
giới. Gần đây các học giả quốc tế nói nhiều, nghiên cứu nhiều về các yếu tố
thành công của các nước có nền công nghiệp mới (NICS) trong phát triển
trong khu vực Đông Á - Đông Nam Á (là những con rồng – con hổ trong phát
triển kinh tế). Sự thành công và năng động đó được xác nhận là sự bắt nguồn
từ các yếu tố văn hoá truyền thống, trong đó tính cộng đồng, tính ý thức dân
tộc thể hiện rất cao trong quan hệ kinh doanh: sự ham học hỏi, sáng tạo, tính
nghiêm túc, kỷ luật cao trong công việc đã được nhấn mạnh và được coi là
những nhân tố thúc đẩy quá trình tăng kinh tế bền vững, cân đối của các nước
2
này. Và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
với rất nhiều các quan hệ kinh tế đan xen nhau bên cạnh mặt tích cực, đã xuất
hiện nhiều mặt tiêu cực làm nảy sinh các hành vi kinh doanh thiếu đạo đức –
phi văn hoá, chạy theo lợi nhuận ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh, đến các
giá trị kinh doanh nền tảng của nền kinh tế thị trường – làm cho các giá trị đó
bị đảo lộn, đe doạ sự bất ổn cho hoạt động kinh tế, chính vì tính cấp thiết của
sự xuống cấp thang giá trị đó. Ngoài mục đích đưa ra những nhận thức chung
về văn hoá kinh doanh. Còn lý do thứ hai là em muốn nhấn mạnh hơn xây
dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đó là lý do
vì sao em lựa chọn đề tài: “Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh
và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam”.
Tuy nhiên, văn hoá kinh doanh là những phạm trù rộng lớn có nhiều
mối quan hệ tác động qua lại hết sức đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải được
tiếp tục đi sâu nghiên cứu, thảo luận trong thời gian tới. Cho nên đề án có thể
có nhiều hạn chế nhất định. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây
dựng quý báu của các bạn, cùng các thầy cô có quan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn!
3