Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An pptx
PREMIUM
Số trang
58
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1555

Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Hương

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An

Luận văn

Nâng cao hiệu quả hoạt

động tín dụng tại NHTMCP

Sài Gòn Thương Tín - CN

Long An

SVTT: Phạm Minh Tuấn Trang

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Hương

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG

1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG:

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng

cho khách hàng trong thời hạn nhất định với chi phí nhất định, phản ánh quan hệ kinh

tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền

kinh tế trên cơ sở hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn.

Tín dụng ngân hàng là hoạt động tín dụng của ngân hàng với các chủ thể trong

nền kinh tế với tư cách người được cấp tín dụng lẫn được cấp tín dụng. Song người ta

thường đề cập đến ngân hàng với tư cách người cấp tín dụng.

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của tín dụng trong nền kinh tế:

Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng và nhiệm vụ sau đây:

- Thứ nhất: phân phối lại tài nguyên.

- Thứ hai: thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất.

- Phân phối lại tài nguyên:

Tín dụng là sự vận động của vốn chủ thế này sang chủ thể khác, hay nói một

cách cụ thể hơn, là sự vận động từ những xí nghiệp, cá nhân có vốn tạm thời chưa

dùng đến sang những xí nghiệp, cá nhân cần vốn bổ sung nhằm phục vụ cho sản xuất

và tiêu dùng. Nghĩa là, nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận

được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng.

Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phân phối lại tín dụng có liên quan

không chỉ thu nhập quốc dân mà cả tổng sản phẩm xã hội.

Trong nền kinh tế hiện đại phân phối vốn tín dụng qua các ngân hàng chiếm vị

trí quan trọng nhất. Một mặt ngân hàng tập trung vốn tiền tệ của các xí nghiệp và cá

nhân để làm nguồn vốn cho vay; mặt khác ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dưới

hình thức cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp, cá nhân và một phần cho Kho bạc

Nhà nước.

- Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất:

Trong thời kỳ đầu, tiền tệ lưu thông là hóa tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng

phát triển, các giấy tờ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi dụng đặc

điểm này các ngân hàng đã phát hành tiền giấy vào lưu thông. Lúc đầu tiền giấy phát

hành chỉ là thực hiện việc thay thế hóa tệ kim loại trong lưu thông, tức là phát hành

SVTT: Phạm Minh Tuấn Trang

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Hương

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An

trên cơ sở có trữ kim, nhưng dần dần tiền giấy phát hành vào lưu thông tách rời với dự

trữ vàng của ngân hàng.

Ngày nay, ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông

qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền thêm ổn định, đồng

thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông.

Như vậy nhờ có hoạt động của tín dụng, mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho

sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tiền do con người tạo ra qua con đường tín dụng bao

gồm bút tệ và tín tệ.

Nhờ vào các công cụ nói trên mà hàng hóa đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất

và ngược lại, một cách trôi chảy hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng

hóa và phát triển kinh tế.

1.1.3. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế:

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động theo các quy luật

khách quan như: Quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh...Các doanh

nghiệp để có thể đứng vững trên thương trường thì cần phải có vốn để đầu tư và tín

dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối ưu để doanh nghiệp có thể khai

thác. Các doanh nghiệp phát triển cũng có nghĩa là nền kinh tế phát triển. Như vậy, tín

dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và góp phần điều

hành nền kinh tế thị trường. Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiện trên các

khía cạnh sau:

- Thứ nhất:Tín dụng ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh tế.

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất dựa trên vốn chủ sở hữu và vốn vay. Một

trong những nguồn để vay là từ ngân hàng, đó là nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nó thỏa

mãn nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn. Hơn nữa, để có thể vay vốn được từ các

ngân hàng thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao uy tín của mình đối với ngân hàng,

đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng. Muốn vậy, trong các dự án kinh doanh của

mình, doanh nghiệp phải chọn dự án có mức sinh lãi cao nhất. Để các dự án khả thi,

doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường, khai thác thông tin để định lượng hoạt động

kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả. Điều đó tăng hiệu quả kinh tế của dự án,

phương án.

Mặt khác, một trong những quy định tín dụng của ngân hàng là khâu giám sát

sử dụng vốn vay. Với việc giám sát này của ngân hàng, bắt buộc doanh nghiệp phải sử

dụng vốn vay đúng mục đích, phải nhạy bén với những thay đổi của thị trường, từ đó

góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, vai trò tư vấn của cán bộ tín dụng

sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được những khó khăn, vượt qua khó khăn để

đứng vững, điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Thứ hai: tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của

nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiên tệ trong nền kinh tế tạo cơ chế phân phối

vốn một cách có hiệu quả.

Do đặc điểm tuần hoàn vốn nên trong quá trình sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp luôn có sự không ăn khớp về thời gian và khối lượng giữa lượng tiền cầ

thiết để dự trữ vật tư hàng hóa cho quá trình sản xuất kinh doanh trước đó. Vì vậy,

luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có lúc thừa, có lúc thiếu vốn. Nguồn vốn doanh

SVTT: Phạm Minh Tuấn Trang

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Hương

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An

nghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiết kiệm từ dân cư, nguồn kết dư từ

ngân sách ... được NHTM huy động và sử dụng để đầu tư cho các doanh nghiệp đang

tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng,

cũng như cho nhu cầu chi của ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn thu.

Thông qua cơ chế sàng lọc, giám sát NHTM sẽ chỉ cho vay các dự án có tính khả thi

cao, khả năng thu hồi vốn lớn. Điều này tạo nên một cơ chế phân phối vốn hiệu quả.

- Thứ ba: Tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế và các

chính sách tiền tệ.

Một trong những đặc điểm quan trọng của NHTM là khả năng tạo tiền thông

qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Khi nhà nước muốn tăng khối lượng tiền cung

ứng thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng của các NHTM đối với nền kinh tế và

ngược lại. Do vậy thông qua hình thức tín dụng NHNN có thể kiểm soát được khối

lượng tiền cung ứng trong lưu thông.

- Thứ tư: Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan

hệ giao lưu kinh tế quốc tế.

Trước xu thế quốc tế hóa, sự giao lưu kinh tế giữa các nước luôn được đặt ra.

Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ mua bán với các

thành phần khác trong nền kinh tế mà còn có những quan hệ Sài Gòn Thương Tín với

các doanh nghiệp nước ngoài. NHTM có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình

thức bảo lãnh, cho vay... đối với doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanh

nghiệp trên thị trường quốc tế.

Như vậy, tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế

xã hội của một đất nước, nó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triền.

1.1.4. Phân loại các hình thức tín dụng.

Hoạt động tín dụng có thể chia ra nhiều hình thức tùy theo các tiêu thức phân

loại khác nhau.

 Xét theo mục đích:

- Cho vay kinh doanh bất động sản: gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn;

dài hạn tài trợ cho việc mua đất canh tác, nhà cửa và bất động sản khác.

- Cho vay nông nghiệp: loại vay này nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: loại vay này giúp doanh nghiệp trang trải

các chi phí trong sản xuất.

- Cho vay cá nhân: là loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.

 Xét theo thời hạn:

- Cho vay ngắn hạn: loại vay có thời hạn tối đa 1 năm, nhằm tài trợ cho việc đầu

tư vào tài sản lưu động.

- Cho vay trung hạn: loại cho vay có thời hạn >= 1 năm và <= nhằm tài trợ cho

việc đầu tư vào tài sản cố định.

- Cho vay dài hạn: loại cho vay có thời hạn>5 năm, nhằm tài trợ đầu tư vào các

dự án đầu tư.

 Xét theo đảm bảo:

- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dự trên cơ sở các đảm bảo cho tiền vay

như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.

SVTT: Phạm Minh Tuấn Trang

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại GVHD: Ths. Nguyễn Thị Trúc Hương

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Long An

- Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố

hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn

để quyết định cho vay.

 Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng.

- Cho vay trực tiếp: loại vay ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng và

khách hàng trả trực tiếp cho ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: loại vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước

hoặc chứng từ nợ đã phát sinh còn trong thời hạn thanh toán.

 Căn cứ vào phương thức hoàn trả.

- Cho vay trả góp: loại vay này khách hàng phải trả hết cả gốc và lãi theo định

kỳ.

- Cho vay phi trả góp: loại vay này khách hàng trả gốc và lãi khi có yêu cầu và

không đều ở một kỳ nào đó.

1.1.5. Rủi ro tín dụng:

1.1.5.1. Khái niệm về RRTD:

Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại

nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng và cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất. Rủi

ro tín dụng là hoạt động xảy ra gây thiệt hại cho ngân hàng mà nguyên nhân của nó có

thể do ngân hàng, khách hàng và có thể là nguyên nhân khách quan khác.

Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho

một khách hàng, hay có thể hiểu là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp

đồng tín dụng. Xét về khía cạnh của ngân hàng, thì rủi ro tín dụng đồng nghĩa với thu

nhập dự tính của ngân hàng từ các tài sản có sinh lời không được hoàn trả đầy đủ cả

về mặt số lượng và thời hạn.

Do quan hệ tín dụng được hiểu theo hai chiều là đi vay và cho và. Vì vây, cũng

cần phải hiểu rủi ro tín dụng theo hai chiều đó là rủi ro trong cho vay và rủi ro trong

hoạt động đi vay.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu cấp thiết về nguồn vốn đầu tư

càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao. Nguồn thu nhập chính của các NHTM là

từ lãi suất mà người vay sẽ thanh toán cho ngân hàng, phần khác là từ hoạt động trao

đổi các món vay hoặc từ việc bảo đảm và cung cấp các dịch vụ tương tự. Nguồn thu

nhập này phụ thuộc chủ yếu vào doanh số và lãi suất cho vay.

Tuy nhiên không có gi đảm bảo chắc chắn rằng tiền vay và tiền lãi sẽ được

người vay hoàn trả đúng hạn và đầy đủ. Sự mất mát vốn vay và thu nhập này do nhiều

nguyên nhân khác nhau, đó chính là những rủi ro mà ngân hàng thường gặp khi cho

vay. Những rủi ro này là một nhân tố quan trọng có thể quyết định sự tồn tại của cả

một ngân hàng. Vì vậy, mục tiêu chính của các nhà quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo

lợi nhuận tối đa ở các mức rủi ro có thể chấp nhận được. Trong điều kiện cạnh tranh

việc cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng gia tăng và bị áp lực từ nhiều phía, do đó

có thể nói rằng tình trạng rủi ro và đặc biệt là rủi ro tín dụng của ngân hàng đang được

hết sức chú trọng.

SVTT: Phạm Minh Tuấn Trang

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!