Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn Kinh tế biển ở Trà Vinh pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Luận văn
Kinh tế biển ở Trà Vinh
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, biển và kinh tế biển có vị trí
đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có biển trong quá trình phát triển.
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương”, bởi
cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt
sau vài ba thập kỷ tới. Hầu hết các vấn đề mang tính toàn cầu có liên quan tới
sự sống còn của con người trong thế giới đương đại đều liên quan chặt chẽ
đến biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.260 km, có
những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và trên
thế giới, có một tài nguyên biển khá phong phú và đa dạng, là điều kiện thuận
lợi thúc đẩy kinh tế biển phát triển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên từ
biển, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ lợi thế
về vị trí, địa lý và vai trò của biển đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội,
an ninh và quốc phòng. Ngày 06/5/1993 Bộ chính trị ra Nghị quyết 03-
NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước
mắt, trong đó khẳng định rằng phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với
tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; Ngày 22/9/1997
Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế
biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ quan điểm chỉ đạo trên,
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua
Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Thực hiện theo quan
điểm chỉ đạo của Đảng, trong hơn 20 năm đổi mới và mở cửa. Việt Nam đã
chú trọng khai thác tiềm năng biển, sử dụng các nguồn lực biển phục vụ tích
cực cho công cuộc phát triển kinh tế. Các ngành khai thác dầu khí, thủy sản, du
lịch, cảng biển, đóng tàu... trở thành những ngành kinh tế quan trọng, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng. Cơ cấu
3
ngành nghề có sự thay đổi lớn. Tiếp tục công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế
quốc tế, Việt Nam phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng nhằm tránh tình
trạng tuột hậu xa hơn về kinh tế. Để bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững, các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển và vùng ven biển phải được coi là
động lực chủ yếu. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại như điều kiện hiện nay, chúng ta
sẽ không bắt kịp xu thế chung của thế giới, sẽ hạn chế trong việc bảo vệ và khai
thác lợi thế từ biển, mà lại càng hạn chế khi mở rộng ra biển quốc tế.
Trà Vinh có 65 km bờ biển, Đất Trà Vinh là một dải đồng bằng ven
biển bao gồm cả vùng châu thổ được hình thành lâu đời và những vùng đất trẻ
mới bồi, là một trong những vùng có tiềm năng rất lớn về kinh tế, nhất là
trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Vì vậy, vùng biển và ven biển
Trà Vinh có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, giao lưu thương
mại và an ninh quốc phòng của tỉnh nói riêng và Đồng bằng Sông cửu Long
nói chung. Cảng biển Trà Vinh là cảng thương mại đầu mối cho các tỉnh
Đồng bằng Sông cửu Long ra vào cảng Cần Thơ. Mặc khác, địa hình Trà
Vinh là một bán đảo, ba bên giáp sông, một bên giáp biển. Trà Vinh là một
tỉnh cùng, chỉ có một con đường bộ duy nhất nói Trà Vinh với thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh khác. Để Trà Vinh phát triển toàn diện và bền vững,
không còn hướng nào khác là phải phá thế độc đạo, hướng ra biển. Quán triệt
quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong những năm vừa qua, Đảng bộ và nhân dân
Trà Vinh luôn quan tâm đầu tư cho phát kinh tế biển, coi đây là ngành kinh tế
mũi nhọn, đột phá cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc
phòng của tỉnh. Tỉnh đã chú trọng thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh
cho đầu tư phát triển, khai thác được tiềm năng thế mạnh và lợi thế của ngành
kinh tế biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng tích
cực, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo
vùng ven biển, thúc đẩy kinh tế xã hội vùng ven biển phát triển, bảo vệ và
khai thác nguồn tài nguyên rừng theo hướng bền vững, chú trọng đảm bảo an
ninh quốc phòng.
4
Tuy nhiên, nhận thức về vị trí, vai trò của biển trong phát triển kinh tế
và bảo vệ an ninh quốc phòng của các cấp, các ngành và nhân dân Trà Vinh
chưa đầy đủ; cơ chế, chính sách chưa đủ thông thoáng để mở cửa vùng biển
trong tiến trình hội nhập. Chưa đánh thức hết tiềm năng và thế mạnh của kinh
tế biển phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội và an ninh - quốc
phòng. Kinh tế biển vẫn còn nhỏ bé về quy mô, chưa hợp lý về cơ cấu ngành
nghề. Trình độ kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản còn hạn
chế. Trình độ của người lao động đối với kinh tế biển còn thấp. Tình trạng
khai thác, đánh bắt còn bừa bãi, ô nhiễm môi trường chưa kịp thời khắc phục.
Để tiếp tục quản lý, khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của kinh tế
biển, để kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần phải đánh giá thực trạng
kinh tế biển để có những giải pháp kịp thời thúc đẩy kinh tế biển Trà Vinh. Vì vậy,
tôi chọn đề tài “Kinh tế biển ở Trà Vinh” làm đề tài luận văn thạc sĩ tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ vị thế, vai trò và tiềm lực của kinh tế biển, ngày 06/5/1993 Bộ
Chính trị ra Nghị quyết 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng phải đẩy mạnh phát
triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia; Ngày 22/9/1997 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ
quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020,
phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo
đảm vững chắc chủ quyền, biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó, còn
có những thông tin, bài viết được đề cập đến kinh tế biển:
- Thông tin chuyên đề số 08, ngày 25/12/2006 của Văn phòng Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam về chiến lược và mô hình quản lý biển của một số nước.
- Hồ sơ sự kiện chuyên đề của Tạp chí Cộng sản số 20, ngày 25/9/2007.
5
- Bài viết của tiến sĩ Tạ Quang Ngọc, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Việt Nam
“Để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển”
trong tạp chí cộng sản sô 777, tháng 7/2007.
- Biển và hải đảo Việt Nam, do Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng
phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng Hải quân biên soạn…
Có thể nói kinh tế biển là lĩnh vực còn rất mới, ít được nghiên cứu. Kinh
tế biển ở Trà Vinh lại càng ít được đề cập, cho đến nay chưa có một công trình,
bài viết nói về kinh tế biển. Do đó, cần được nghiên cứu cơ bản và toàn diện.
3. Mục đích và nhiệm vụ
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển, phân tích thực trạng
kinh tế biển ở Trà Vinh. Từ đó, xác định phương hướng và giải pháp phát
triển kinh tế biển ở Trà Vinh.
- Trình bày khái quát lý luận về kinh tế biển và những nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế biển.
- Đánh giá thực trạng kinh tế biển ở Trà Vinh và phân tích những
nguyên nhân thành công, hạn chế của kinh tế biển ở địa phương.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế biển ở
Trà Vinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kinh tế biển nằm trong tổng thể
nền kinh tế của tỉnh, nhưng trọng tâm là nghiên cứu giữa lực lượng sản xuất
và các mối quan hệ kinh tế, xã hội trong kinh tế biển ở Trà Vinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Kinh tế biển ở Trà Vinh từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
6
Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng cùng những bài viết tổng
kết về sự phát triển kinh tế biển Việt Nam của các nhà quản lý, của các học
giả và một số công trình nghiên cứu khoa học khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị MácLênin như: phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp lôgíc và lịch
sử, phương pháp tổng hợp và phân tích.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần làm rỏ hơn lý luận về kinh tế biển và vai trò của nó trong
nền kinh tế Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng.
- Đánh giá khách quan mặt mạnh, mặt yếu của kinh tế biển ở Trà Vinh
và nguyên nhân.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi để góp
phần phát triển kinh tế biển ở Trà Vinh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 03 chương, 8 tiết.
7
Chương 1
KINH TẾ BIỂN - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KINH TẾ BIỂN - NỘI DUNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.1.1. Nội dung kinh tế biển
Theo một nghĩa chặt chẽ nào đó, cho tới nay, việc xác định nội dung
của kinh tế biển vẫn còn đang là vấn đề để ngỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, trong
phân tích và thống kê kinh tế, việc quy ước về nội dung kinh tế biển lại không
phải là vấn đề gây nhiều tranh cãi về mặt học thuật. Về cơ bản, kinh tế biển là
khái niệm mang tính thực tiễn, nghĩa là người ta có thể không tranh cãi nhiều
về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế biển, mà phần phải bàn luận nhiều
hơn lại thuộc về các lĩnh vực liên quan và không phải diễn ra trên biển. Do
tính đặc thù của môi trường biển, mọi hoạt động kinh tế biển đều liên quan
mật thiết và được quyết định từ trong đất liền, nên không thể nói về kinh tế
biển mà không tính tới những hoạt động kinh tế liên quan đến biển.
Để có một khái niệm mang tính quy ước, chúng tôi xin định nghĩa kinh
tế biển như sau: Kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên
biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan
đến khai thác biển.
Từ đó kinh tế biển bao gồm:
- Các hoạt động kinh diễn ra trên biển: 1.Kinh tế Hàng hải (Vận tải biển
và dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3. khai thác
dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối; 6. Dịch vụ tìm kiếm , cứu
hộ, cứu nạn; 7. Kinh tế đảo.
- Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy
không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này nhờ vào yếu
tố biển hoặc trực tiếp phục vụ cho các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền
8
ven biển, bao gồm: 1. Đóng và sửa chữa tàu biển; 2. Công nghiệp chế biến
dầu, khí; 3. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5.
Thông tin liên lạc biển; 6. Nghiên cứu khoa học – công nghệ biển; 7. Đào tạo
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; 8. Điều tra cơ bản về tài nguyên –
môi trường biển.
Từ định nghĩa về kinh tế biển như đã nêu cho chúng ta thấy đặc điểm
của kinh tế biển khác so với một số ngành kinh tế khác đó là:
- Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Bao gồm
nhiều ngành, nghề khác nhau, có quan hệ và tác động lẩn nhau.
- Quá trình phát triển của kinh tế biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về
vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển, thời tiết và khí hậu…
Kinh tế biển chịu sự tác động rất lớn của thiên nhiên, bão lũ.
- Kinh tế biển là ngành kinh tế chủ yếu nhờ vào việc khai thác tài
nguyên, khoáng sản là chính. Thí dụ như: khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ
sản, du lịch…
- Kinh tế biển là ngành kinh tế mà ở đó mọi hoạt động chủ yếu diễn ra
trên biển và ven biển. Do vậy, tác động rất lớn đến môi trường sinh thái biển.
- Trong kinh tế biển doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò đầu tàu trong
một số ngành trọng yếu của kinh tế biển như: tìm kiếm, khai thác, chế biến
dầu khí; khai thác khoáng sản biển và ven biển; cảng biển...Với vốn đầu tư
lớn, sử dụng lao động và công nghệ chất lượng cao, đóng góp lớn cho ngân
sách nhà nước, mhiệm vụ mở đường, hỗ trợ cho các ngành kinh tế phát triển,
khai thác có hiệu quả tài nguyên biển.
- Hoạt động kinh tế biển mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua vận
tải biển, khai thác đánh bắt thuỷ sản... không chỉ dừng lại trong phạm vi vùng
biển của địa phương mà diễn ra trên phạm vi thềm lục địa thuộc chủ quyền
Việt Nam.
9
Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng đối với khu vực và trên thế giới. Cùng với xu hướng gia
tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt trong
vài ba thập kỷ tới. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, các
lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển sẽ ngày càng có vai trò quan trọng. Hơn
nữa, hướng phát triển ra biển còn là đòi hỏi bức thiết của chiến lược mở cửa
và hội nhập kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Vấn đề đặt ra là,
trong tình hình phát triển kinh tế biển của nước ta chậm như hiện nay, nếu
không bắt kịp xu thế chung của thế giới, thì không chỉ hạn chế trong việc bảo
vệ và khai thác lợi thế của biển mà còn lại càng hạn chế khi vươn ra biển quốc
tế. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như
một yếu tố địa lợi, chúng ta phải cần tăng cường hơn nữa những khả năng
vươn ra biển và xác định đây là động lực quan trọng thúc đẩy các vùng khác
trong đất liền phát triển.
1.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế biển nói chung và kinh tế
biển của Việt Nam nói riêng
1.1.2.1. Tài nguyên của biển và vùng ven biển
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mọi dân tộc, biển có vai trò
rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh, quốc
phòng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, hội nhập
kinh tế quốc tế, vị trí, vai trò của biển lại càng quan trọng hơn. Các nước có
biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi
mặt để chinh phục và khai thác biển. Như chúng ta đã biết mọi sự thành công
hay thất bại đều do con người mà ra, nguồn lực con người quyết định sự phát
triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Nhưng ngoài nguồn lực con người để
phát triển kinh tế xã hội, thì yếu tố về lợi thế tài nguyên là động lực quan
10
trọng thúc đẩy cho sự phát triển nhanh và bền vững. Việt Nam có đường bờ
biển dài hơn 3.260 km, là quốc gia có nguồn tài nguyên biển khá phong phú,
sẽ tạo điều kiện cho ngành kinh tế biển phát triển.
Theo Mác lưu thông hàng hoá là một khâu không thể thiếu trong một
chu trình sản xuất hàng hoá. Lưu thông hàng hoá là cầu nói giữa sản xuất và
tiêu dùng, nó sẽ làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhanh hay
chậm. Mặc khác, lưu thông ảnh hưởng lớn đến giá thành của sản phẩm hàng
hoá. Do vậy, lưu thông tác động rất lớn đến sức cạnh tranh của sản phẩm hàng
hoá. Để quá trình lưu thông hàng hoá thuận lợi thì một trong những giải pháp
quan trọng là phải phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại.
Ngày nay, trong hệ thống giao thông vận tải thì giao thông vận tải biển được
các nhà sản xuất, kinh doanh ưa chuộng vì ưu thế của vận tải biển là chi phí
thấp, khối lượng vận tải lớn. Vì vậy, vận tải biển phát triển đã thúc đẩy
thương mại các quốc gia ngày càng trở nên có hiệu quả. Phát triển vận tải
biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát
triển công nghiệp. Trong sản xuất công nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật
liệu, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển xa từ quốc gia
này đến quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới châu lục khác. Vận tải
bằng đường biển hầu như không phải làm đường mà chỉ xây dựng cảng và
mua sắm phương tiện vận tải. Từ đó, vị thế địa lý biển là nhân tố địa lợi cho
quá trình phát triển vận tải biển và cảng biển phục vụ cho quá trình phát triển
kinh tế, xã hội. Việt Nam có bờ biển dài, là lợi thế để xây dựng nhiều cảng
biển phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hoá trong nước và quốc tế, tạo điều
kiện cho ngành giao thông vận tải biển ngày càng phát triển. Đến năm 2005,
Việt Nam có 126 cảng biển ở các vùng, miền trong đó có 4 cảng có công suất
trên 10 triệu tấn/năm và 14 cảng có công suất trên 1 triệu tấn/năm, còn lại là
cảng quy mô nhỏ, khả năng neo đậu được tàu 3.000 tấn trở xuống [47, tr.6].
Trong những năm sắp tới, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng hội nhập