Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Kế tóan cho vay và các yêu cầu chặt chẽ trong các thủ tục hóa đơn pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn: Kế tóan cho vay và các yêu cầu chặt chẽ
trong các thủ tục hóa đơn
Lời nói đầu
Qua quá trình thực hiện đổi mới kinh tế, chúng ta đã khẳng định được những thành
tựu to lớn trong phát triển kinh tế xqx hội. Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, Việt
Nam đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Đời sống của nhân dân ngày càng được
cải thiện và bước vào thời kỳ mới như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ
rõ: “ thời kỳ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá
thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh vững bước đi
nên chủ nghĩa xã hội ”. Trong những thành tựu đó, bước phát triển có hiệu quả cuả
công tác tài chính ngân hàng, hoạt động của ngân hàng trong những năm qua đã góp
phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước: ổn định tiền tệ, kìm chế lạm phát.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ
của các quy luật kinh tế khách quan: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu,...do vậy
nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tính linh hoạt cho các sản phẩm, thích hợp với
thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng lao động,
củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, chế độ hạch toán kế toán, cải tiến
máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền, mở rộng quy mô sản xuất hợp lý nhằm đạt
được hiệu quả kinh tế cao theo luật chung của thị trường thì mới đứng vững trong
cạnh tranh. Để thực hiện được những hoạt động trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có
mội khối lượng vốn lớn nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của mình. Và để giải
quyết khó khăn này doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn, thông qua
hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn cho việc sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do
đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền, nó không chuyển giao quyền sở hữu
mà nó chỉ chuyển giao quyền sử dụng cho người vay, do đó độ rủi ro thất thoát vốn
của ngân hàng vẫn là nguy cơ thường xuyên khi ngân hàng bỏ vốn ra cho vay khi
chưa thu hồi đúng hạn cả vốn lẫn lãi. Để không xẩy ra điều trên thì ngân hàng phải
theo dõi quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi chặt chẽ, đây chính là công việc của kế
toán cho vay trong ngân hàng. Đây là nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn
trong công tác kế toán tại ngân hàng.
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay thì mọi người được tự do sản xuất kinh
doanh kể cả doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, cá thể. Vậy nên
thành phần kinh tế quốc doanh ngày càng được phát triển, nhu cầu vốn ngày càng
tăng lên, nên việc cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng chiếm tỉ
trọng lớn chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng dẫn đến rủi ro thất thoát
vốn của ngân hàng là không thể tránh khỏi. Do vậy công tác kế toán cho vay các
đơn vị ngoài quốc doanh ngày càng phức tạp và khó khăn.
Hiện nay các ngân hàng đang từng bước đổi mới nghiệp vụ tín dụng để hoàn thiện
hơn nữa nghiệp vụ này nhằm đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Để thực hiện tốt
nghiệp vụ tín dụng này thì phải tổ chức tốt nghiệp vụ kế toán cho vay, bởi kế toán
cho vay làm nhiệm vụ ghi chép phản ánh toàn bộ việc cho vay, thu nợ, theo dõi thu
nợ đều thuộc nghiệp vụ tín dụng. Xuất phát từ tầm quan trong của kế toán cho vay
nên trong những năm đổi mới nhà nước nói chung cũng như trong ngân hàng nói
riêng đã tập trung giải quyết, hoàn thiện chế độ kế toán cho vay đối với tất cả các
thành phần kinh tế nên kế toán cho vay đã thu được kết quả bước đầu. Tuy vậy kế
toán cho vay nói chung và kế toán cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói
riêng là mặt nghiêp vụ kế toán phức tạp nên còn có những tồn tại cần giải quyết để
nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Qua nghiên cứu và thời gian thực tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Quế Võ đã thấy rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán cho vay.
Để phản ánh kết quả học tập trong thời gian vừa qua, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề
tài “Trình tự kế toán và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán cho vay
tại Ngân hàng huyện Quế Võ”.
Vì tính chất phức tạp của nghiệp vụ, thời gian nghiên cứu ngắn, trình độ và khả
năng còn hạn chế nên bài chuyên đề của tôi không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất
mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề này được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh
Chương 1: Những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và kế toán cho vay trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng
1. Sự ra đời của tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền
kinh tế quốc dân.
1.1. Sự ra đời của tín dụng.
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy hình thức tín dụng đầu tiên xuất
hiện trên thế giới là tín dụng nặng lãi. Đặc điểm của tín dụng này là lãi xuất cao
nhằm thoả mãn nhu cầu chi tiêu của người cho vay tiền. Đối với các thương gia,
người sản xuất, họ không thể chấp nhận hình thức tín dụng này. Chính điều đó đẫ
làm cho tín dụng nặng lãi bị thu hẹp dần, thay vào đó là các hình thức tín dụng với
lãi xuất cho vay thấp hơn, phù hợp hơn với lợi ích kinh tế của người kinh doanh.
ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển của quan hệ tín dụng đã trải qua các
giai đoạn lịch sử khác nhau. Trước cách mạng tháng 8/1945, ở Việt Nam tồn tại
quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa và nạn cho vay nặng lãi. Sau cách mạng tháng 8
thành công, cùng với những cải cách lớn về kinh tế xã hội, các quan hệ tín dụng
trong nền kinh tế nước ta bắt đầu mang nội dung mới. Thống nhất đất nước năm
1975, nước ta đã thi hành chính sách tín dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
Các nguồn vốn tín dụng huy động được cùng với vốn viện trợ, vốn vay của nước
ngoài đã được đầu tư vào việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho khu vực kinh tế quốc doanh, kinh tế tập trung là hai thành phần
kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay với việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường với sự quản lý điều tiết của nhà nước, chính sách tín dụng của ta thể hiện sự
đối xử bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế, tạo điều kiện môi trường cạnh
tranh có hiệu quả giữa các thành phần kinh tế với nhau để tạo ra nhiều hàng hoá có
chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong điều kiện kinh tế thị trường nước ta hiện nay thì các quan hệ tín dụng sẽ phát
triển ngày một đa dạng dưới các hình thức khác nhau: tín dụng thương mại, tín dụng
ngân hàng,…
1.2. Tín dụng ngân hàng.
Tín dụng có nghĩa là tín nhiệm, tin tưởng, là phạm trù kinh tế có sản xuất và traô
đổi hàng hoá nên bất cứ ở đâu có sản xuất hàng hoá thì ở đó có hoạt động tín dụng.