Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận Văn
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả kinh doanh tại
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh
Đô Sài Gòn
1
MỤC LỤC
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí Do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như ngày nay, với cơ chế hạch toán
kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thành phần kinh tế thì để tồn tại lâu
dài và phát triển bền vững, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tự chủ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có lãi. Thực hiện được yêu cầu
đó đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin kịp thời và chính
xác, từ đó làm cơ sở để đưa ra những quyết định kinh doanh sao cho có hiệu quả
nhất. Vì thế buộc các nhà quản lý phải quan tâm tới tất cả các khâu của quá trình
sản xuất, từ lúc bỏ vốn ra đến khi thu hồi vốn về vì mục đích cuối cùng của hầu hết
các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Trong điều kiện này các doanh nghiệp
phải tự mình quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?
Lúc này doanh nghiệp nào tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thì doanh
nghiệp đó đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp được chi phí bỏ ra và xác định đúng kết quả
kinh doanh sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào thiếu
quan tâm đến tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng “lãi giả,
lỗ thật” như vậy không sớm thì muộn cũng đi đến chỗ phá sản. Muốn thực hiện
được điều đó, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu người
tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và phong phú, đa dạng,
chương trình tiếp thị, chương trình khuyến mãi hấp dẫn...có như thế doanh nghiệp
mới có thể cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thực tế nền kinh tế thị trường đã và
đang cho thấy rõ điều đó.
Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và
cuối cùng kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để
tiến hành tái sản xuất mở rộng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng muốn đẩy
mạnh khâu tiêu thụ đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng nhiều công cụ và biện
pháp khác nhau, trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan trọng, không thể thiếu
để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng, quản lý tài sản,
hàng hóa nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh
doanh. Nhờ có những thông tin kế toán cung cấp các nhà quản lý doanh nghiệp mới
biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thế nào, kết quả kinh doanh
1
trong kì ra sao để từ đó làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thúc
đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập ở
công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn, được sự hướng dẫn tận tình của
Thầy giáo Phạm Xuân Viễn cùng sự quan tâm chỉ bảo của các anh chị trong phòng
kế toán công ty, em nhận thấy kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả hoạt động kinh doanh là bộ phận hết sức quan trọng nên luôn luôn
đòi hỏi phải được hoàn thiện. Vì vậy, em quyết định đi sâu nghiên cứu công tác kế
toán của công ty với đề tài: “Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu chủ yếu là hoàn thiện thêm mặt lý luận về
tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm để giải quyết một số vướng mắc trong thực tiễn hạch toán kế toán hiện tại.
b) Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu tình hình thực tế về tiêu thụ sản phẩm và công tác kế toán xác
định kết quả tại công ty nhằm đưa ra một số kiến nghị để cơ quan tham khảo. Học
hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng: xét các mối quan hệ biện chứng của các đối
tượng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong thời gian, không gian
cụ thể.
- Phương pháp thu thập số liệu:
a) Số liệu sơ cấp:
Quan sát, thu thập tài liệu từ công ty cũng như tìm hiểu những vấn đề có liên
quan đến công tác nghiên cứu từ những nhân viên kế toán tại đơn vị thực tập và
theo vốn hiểu biết của bản thân.
2
b) Số liệu thứ cấp:
+ Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp: bảng CĐKT, bảng báo cáo kết
quả HĐKD, phiếu thu, phiếu chi…
+ Thu thập thêm thông tin từ báo chí ( báo Sài Gòn Tiếp Thị, …) và
Internet.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán
tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và các biện pháp
tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh
Đô Sài Gòn - Là công ty chuyên sản xuất và cung cấp cho thị trường các sản phẩm
bánh kẹo, chế biến thực phẩm công nghiệp. Trên cơ sở đó xác lập mô hình tổ chức
công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở công ty đang áp dụng, đồng thời cải
tiến thêm để hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán cho doanh nghiệp.
Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh sản xuất
của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn. Người viết chỉ nghiên cứu quá
trình tiêu thụ sản phẩm, chi phí, doanh thu trong thời gian đầu năm 2010 ( Quý I ).
Các số liệu được thu thập từ phòng kế toán của công ty.
5. Bố cục khóa luận
Khóa luận gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận –
kiến nghị.
Trong phần nội dung có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động
kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng và tình hình hoạt động của Công Ty Cổ Phần Thực
Phẩm Kinh Đô Sài Gòn.
Chương 3: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn.
Trong điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế cả về thời gian và sự hiểu biết
của bản thân, vì vậy bài làm chắc chắn không thể tránh được thiếu sót, kính mong
sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạn giúp khóa luận được
hoàn thiện hơn.
3
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa tiêu thụ thành phẩm
1.1.1.1. Khái niệm
Hoạt động sản xuất sản phẩm bao gồm: sản xuất – lưu thông – phân phối –
tiêu dùng. Các giai đoạn này diễn ra một cách tuần tự và tiêu thụ là khâu cuối cùng
quyết định sự thành công hay thất bại của của sản phẩm cũng như của doanh
nghiệp.
Tiêu thụ thành phẩm là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu
được tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Tiêu thụ chính là quá
trình chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang hình thai giá trị “tiền tệ” và hình
thành kết quả kinh doanh. Hay nói một cách khác, tiêu thụ là quá trình chuyển
quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa gắn với phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng
đồng thời thu được tiền hoặc giấy chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của doanh
nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay
vốn, nếu có giá thành hạ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có nhiều phương thức phổ biến để tiêu thụ thành phẩm, có thể đó là tiêu thụ
sản phẩm theo phương thức xuất bán trực tiếp cho khách hàng, cũng có thể là
phương thức xuất gửi đại lý bán. Nếu doanh nghiệp xuất theo kiểu bán trực tiếp cho
khách hàng, doanh nghiệp có thể bán hàng theo giá trả ngay hay có thể bán theo giá
trả góp; doanh nghiệp có thể xuất bán sản phẩm cho khách hàng và thu tiền hay
được khách hàng chấp nhận thanh toán, cũng có thể xuất bán sản phẩm cho khách
hàng theo phương thức trao đổi hàng hóa.
Doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu và thỏa thuận với
các tổ chức và các cá nhân khác nhau; cũng có thể cung cấp theo yêu cầu hoặc theo
các đơn đặt hàng của nhà nước.
4
Sản phẩm của doanh nghiệp làm ra hầu hết được tiêu thụ trên thị trường,
cũng có trường hợp được tiêu dùng nội bộ; dùng làm quà tặng; khuyến mãi không
thu tiền; dùng để trả thay lương, thưởng cho người lao động...
Sản phẩm của doanh nghiệp có thể được tiêu thụ thị trường nội địa, cũng có
thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài để mở rộng thị trường.
1.1.1.2. Ý nghĩa
Tiêu thụ thành phẩm (hàng hóa) là thực hiện mục đích sản xuất và tiêu dùng,
đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, vì vậy quá trình tiêu thụ chính là
cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nó là giai đoạn tái sản xuất, tạo điều kiện thu
hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với ngân Sách Nhà nước thông qua việc
nộp thuế, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống người lao động. Đặc biệt trong
nền kinh tế thị trường thì tiêu thụ không chỉ là việc bán hàng hóa mà nó bao gồm từ
nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức mua và xuất bán hàng
hóa theo nhu cầu của khách hàng nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
1.1.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
Phương thức tiêu thụ thành phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng
các tài khoản kế toán phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hóa. Đồng thời,
có tính quyết định đến việc xác định thời thời điểm bán hàng, hình thành doanh thu
bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận. Hiện nay, các doanh
nghiệp thường vận dụng các phương thức bán hàng dưới đây:
1.1.2.1. Bán hàng và kế toán hàng bán theo phương thức gửi hàng đi bán
Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên
cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm
quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy
mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng.
Tài khoản sử dụng: 157 – Hàng gửi đi bán.
Nội dung và kết cấu tài khoản 157:
Bên nợ ghi:
− Trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa gửi bán, kí gửi.
− Trị giá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được
chấp nhận thanh toán.
5
− Kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng hóa, thành phẩm gửi bán chưa
được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ (phương pháp kiểm kê
định kỳ).
Bên có ghi:
− Trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa dịch vụ gửi bán đã được
khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
− Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ khách hàng trả lại hoặc không
chấp nhận.
− Kết chuyển trị giá thành phẩm, hàng hóa đã gửi đi chưa được khách
hàng thanh toán đầu kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư nợ: ghi bên nợ và phản ánh trị giá thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán
chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản:
− Chỉ phản ánh vào tài khoản 157 “ Hàng gửi đi bán” trị giá của sản phẩm
hàng hóa đã được gửi đi hoặc trị giá dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho
khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng nhưng chưa được
chấp nhận thanh toán ( chưa được ghi nhận là doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ trong kỳ)
− Hàng hóa trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
kế toán phải mở sổ theo dõi từng loại hàng hóa, từng sản phẩm; từng lần
gửi hàng và từng lần được chấp nhận thanh toán ( Hàng hóa, sản phẩm
được xác định là tiêu thụ).
− Không phản ánh vào tài khoản này chi phí vận chuyển, bốc xếp, ứng hộ
khách hàng...
Phương pháp kế toán theo phương thức gửi hàng :
− Đối với đơn vị hạch toàn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên:
• Căn cứ vào phiếu xuất kho gửi thành phẩm, hàng hóa đi bán hoặc gửi cho
các đại lý nhờ bán hộ - kế toán ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có TK 155 – Thành phẩm
6