Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hoá huyện đông anh , hà nội cho đến năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------------
TRẦN THỊ THANH HUYỂN
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG QUÁ
TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ HUYỆN ĐÔNG ANH,
HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà Nội - 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------------
TRẦN THỊ THANH HUYỂN
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HOÁ HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN THỊ NHIỆM
Hà Nội – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Huyền
Lêi c¶m ¬n
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phan
Thị Nhiệm - Giảng viên Khoa Kinh tế phát triển đã giành thời gian và tâm huyết,
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Viện Đào tạo sau Đại học, các thầy cô
đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế phát triển , những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Đông Anh, Hà Nội và người dân
địa phương đã tham gia cuộc phỏng vấn, cung cấp số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, động viên của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Huyền
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục Bảng biểu
Tóm tắt luận văn
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ........................................................5
1.1. Đô thị hóa.....................................................................................................5
1.1.1. Đô thị.....................................................................................................5
1.1.2. Đô thị hóa ..............................................................................................7
1.1.3. Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ...........................................10
1.2. Vấn đề giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hoá .................................15
1.2.1. Khái niệm lao động và việc làm ...........................................................15
1.2.2. Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến lao động và việc làm ...18
1.2.2.1. Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến lao động.................18
1.2.2.2. Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến việc làm.................23
1.2.2.3. Đánh giá những ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động và việc làm .......26
1.2.3. Giải quyết việc làm cho các lao động trong quá trình đô thị hoá...........27
1.2.3.1. Một số lý thuyết về tạo việc làm .....................................................27
1.2.3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm trong quá
trình đô thị hoá ............................................................................................32
1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tại một số tỉnh, thành phố trong quá trình
đô thị hoá nông thôn..........................................................................................35
1.3.1. Thành phố Nam Định...........................................................................35
1.3.2. Thành phố Đà Nẵng .............................................................................37
1.3.3. Một số kinh nghiệm có thể áp dụng trong việc giải quyết việc làm trong
quá trình đô thị hoá ở huyện Đông Anh .........................................................38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG QUÁ
TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN ĐÔNG ANH................................................40
2.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh ảnh hưởng đến
đô thị hóa và việc làm của lao động trong vùng.................................................40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................40
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................43
2.2. Quá trình đô thị hóa ở huyện Đông Anh từ năm 2000 đến nay và những ảnh
hưởng đến việc làm của lao động huyện ............................................................46
2.2.1. Quá trình đô thị hoá ở huyện Đông Anh từ năm 2000 đến nay.................46
2.2.1.1. Biến động đất đai ..............................................................................47
2.2.1.2. Biến động dân số và lao động............................................................48
2.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...............................................................50
2.2.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của lao động huyện Đông Anh...52
2.2.2.1. Ảnh hưởng đến lao động ...................................................................52
2.2.2.2 Ảnh hưởng đến việc làm....................................................................57
2.2.2.3. Đánh giá về ảnh hưởng của đô thị hoá đến việc làm của lao động
huyện Đông Anh............................................................................................63
2.3. Giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hoá ở huyện Đông Anh..............64
2.3.1. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.............................................................64
2.3.2. Đào tạo nghề cho lao động ...................................................................68
2.3.3. Tạo việc làm mới trong các ngành phi nông nghiệp..............................70
2.3.4. Đánh giá công tác giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hoá ở huyện
Đông Anh ......................................................................................................72
2.3.4.1. Kết quả đạt được.............................................................................72
2.3.4.2. Những hạn chế trong giải quyết việc làm và nguyên nhân...............73
CHƢƠNG 3. XU THẾ ĐÔ THỊ HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG HUYỆN ĐÔNG ANH
ĐẾN NĂM 2020...................................................................................................75
3.1. Xu hướng đô thị hóa của huyện Đông Anh đến năm 2020 ..........................75
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Anh .................75
3.1.2. Dự báo xu hướng đô thị hoá đến năm 2020 và những ảnh hưởng đến việc
làm của lao động nông nghiệp........................................................................76
3.2. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động huyện Đông Anh đến năm
2020 ..................................................................................................................78
3.3. Một số đề xuất về giải quyết việc làm cho lao động huyện Đông Anh trong
quá trình đô thị hóa đến năm 2020.....................................................................81
3.3.1. Nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ cho lao động nông nghiệp trong
vùng...............................................................................................................81
3.3.2. Tăng cường thu hút vốn để phát triển các khu công nghiệp, trung tâm
thương mại dịch vụ nhằm tăng việc làm trong các lĩnh vực này .....................83
3.3.3. Phát triển du lịch và các làng nghề truyền thống...................................85
3.3.4. Làm tốt công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động bị thu hồi
đẩt sản xuất....................................................................................................91
3.3.5. Có các chính sách khuyến khích, định hướng việc làm cho người lao
động bị thu hồi đất .........................................................................................92
3.3.6. Lao động phải có sự chủ động, thái độ tích cực trong tìm kiếm việc làm.......... 95
3.3.7. Đẩy mạnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm kết nối người lao động
với các doanh nghiệp .....................................................................................96
KẾT LUẬN..........................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................98
PHỤ LỤC 01. BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN
2000-2012 ...........................................................................................................100
PHỤ LỤC 02. BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI
ĐOẠN 2000-2012...............................................................................................101
PHỤ LỤC 03. CÂU HỎI KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH BỊ THU HỒI ĐẤT ...102
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN : Công nghiệp
CNH : Công nghiệp hoá
ĐTH : Đô thị hoá
GPMB : Giải phóng mặt bằng
HĐH : Hiện đại hoá
LĐ : Lao động
TMDV : Thương mại dịch vụ
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
XD : Xây dựng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Tỷ suất di cư thuần của Việt Nam phân theo thành thị, nông thôn.............14
Bảng 2. Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2011 ..............19
Bảng 3. Tình hình biến động đất của huyện Đông Anh..........................................47
Bảng 4. Dân số huyện Đông Anh ..........................................................................49
Bảng 5. Cơ cấu dân số huyện Đông Anh phân theo thành thị, nông thôn ...............49
Bảng 6. Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh...............................................................50
Bảng 7. Cơ cấu lao động của huyện Đông Anh......................................................53
Bảng 8. Cơ cấu trình độ văn hoá của lao động huyện Đông Anh ...........................54
Bảng 9. Tình hình cơ bản về nhóm hộ điều tra.......................................................56
Bảng 10. Thông tin về việc làm nông nghiệp của nhóm hộ điều tra .......................61
Bảng 11. Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2007-2012 .............................................69
Bảng 12. Dự báo cơ cấu đất huyện Đông Anh đến năm 2020..................................76
Biểu đồ 1. Tỷ lệ (%) lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo ......21
Biểu đồ 2. Cơ cấu lao động phân theo trình độ nghề nghiệp ..................................55
Biểu đồ 3. Diện tích đất nông nghiệp (ha) huyện Đông Anh năm 2000 – 2012 ......60
Biểu đồ 4. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (nghìn người) huyện Đông Anh
năm 2000 – 2012 ...................................................................................................60
Biều đồ 5. Việc làm trong các ngành CN – TTCN – XD và TMDV giai đoạn 2000 –
2012 ......................................................................................................................58
Biểu đồ 6. Cơ cấu những lao động nông nghiệp (số liệu điều tra) sau khi chuyển đổi
nghề nghiệp phân theo ngành nghề ........................................................................66
Biểu đồ 7. Cơ cấu những lao động nông nghiệp (số liệu điều tra) sau khi chuyển đổi
nghề nghiệp phân theo trình độ chuyên môn..........................................................66
Biều đồ 8. Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình....................................68
Biểu đồ 9. Dự báo cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh năm 2020 ...............................77
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------------
TRẦN THỊ THANH HUYỂN
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HOÁ HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà Nội – 2013
i
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là
các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Hà Nội, một trong hai thành phố lớn nhất
cả nước, đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa với tốc độ
nhanh chóng. Là một huyện ngoại thành của Hà Nội, lại nằm ở vị trí cửa ngõ phía
Bắc của Thủ đô, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ
và du lịch và là đầu mối giao thông quan trọng nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc,
huyện Đông Anh trở thành một trong những địa phương chịu tác động mạnh mẽ
nhất của quá trình đô thị hóa. Vì vậy với mong muốn có được cái nhìn cụ thể hơn về
quá trình đô thị hóa, tác giảđã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải quyết việc làm
trong quá trình đô thị hoá huyện Đông Anh, Hà Nội đến năm 2020”.
Chương 1. Khung lý thuyết nghiên cứu giải quyết việc làm trong quá trình đô
thị hoá, tác giả đã đưa ra những lý thuyết chung về đô thị hoá, phân tích những ảnh
hưởng của đô thị hoá đến lao động và việc làm, trên cơ sở đó cho thấy những ảnh
hưởng tiêu cực của đô thị hoá đến lao động và việc làm này là rất nhỏ nếu so với
những ảnh hưởng tích cực của nó đến việc làm. Xét một cách tổng thể đô thị hoá là
xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội, cần phải tiếp tục quá trình đô thị
hoá và tìm ra hướng đi để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Thực tế đã
chứng minh, không quốc gia nào có thể trở thành nước có thu nhập cao và tăng
trưởng kinh tế mạnh mà không có đô thị hóa đi trước.
Luận văn đưa ra một số lý thuyết về giải quyết việc làm, qua đó chỉ ra những
lý thuyết có thể áp dụng vào giải quyết việc làm cho lao động huyện Đông Anh, Hà
Nội. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải
quyết việc làm trong quá trình đô thị hoá. Đây là khung lý thuyết quan trọng, sẽ
được vận dụng trong chương 3 của luận văn.
Tác giả đã lấy hai ví dụ về giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hoá thực
tế ở thành phố Nam Định và thành phố Đà Nẵng. Từ kinh nghiệm của hai thành phố
này, tác giả đã đưa ra những bài học có thế áp dụng giải quyết việc làm cho lao
động huyện Đông Anh như: Hỗ trợ, đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao
ii
động; Hỗ trợ vốn cho lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề nghiệp; Phát triển
mạnh các ngành nghề thủ công truyền thống.
Chương 2. Thực trạng giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hoá ở huyện
Đông Anh đã đưa ra được bức tranh toàn cảnh về đô thị hoá và việc giải quyết việc
làm ở huyện Đông Anh trong quá trình đô thị hoá.
Đầu tiên, tác giả đã trình bày các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của
huyện Đông Anh ảnh hưởng đến đô thị hóa và việc làm của lao động trong vùng. Là
đầu mối giao thông thuận lợi nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các
khu trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn phía Bắc và Đông Bắc, Đông Anh có các yếu tố
tự nhiên thuận lợi nên tốc độ đô thị hóa cao.Nền kinh tế được phát triển theo hướng
công nghiệp – thương mại dịch vụ - nông nghiệp. Các mặt văn hoá - xã hội có sự
chuyển biến tiến bộ, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững. Dân số toàn huyện là khoảng 380,3 nghìn người, trong đó, dân số thành thị là
28,1 nghìn người. Tổng số lao động (số người trong độ tuổi lao động) của huyện
khoảng 229 nghìn người, trong đó số lao động có việc làm là 208,5 nghìn người. Cơ
sở hạ tầng được chú ý đầu tư, các dự án phát triển hạ tầng khu đô thị được triển khai
và hoàn thành. Ngoài ra, huyện Đông Anh còn nổi tiếng với những làng nghề
chuyên sản xuất chế biến đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, trong đó tiêu biểu là xã Vân Hà.
Làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh lại có nghề cổ truyền là làm và
biểu diễn múa rối nước. goài ra huyện còn có nghề mây tre đan ở Vân Nội, Mai
Lâm.
Trên cơ sở phân tích những yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông
Anh có ảnh hưởng đến lao động và quá trình đô thị hoá của huyện, tác giả đã đưa ra
các dẫn chứng thực tế về quá trình đô thị hoá ở Đông Anh từ năm 2000 đến nay và
những ảnh hưởng của nó đến lao động và việc làm trong huyện. Quá trình đô thị
hoá ở huyện thể hiện ở những biến động về cơ cấu đất đai, cơ cấu kinh tế và dân số,
lao động. Quỹ đất của huyện giảm dần diện tích đất nông nghiệp, tăng đất ở, đất đô
thị và đất chuyên dùng. Dân số năm 2000 là 261,9 nghìn người, đến năm 2012 đã
iii
lên tới 380,3 nghìn người trong khi diện tích đất tự nhiên không thay đổi, từ đó kéo
theo mật độ dân số tăng cao (1.436 người/km2
năm 2000, năm 2012 đã tăng gần gấp
1,5 lần lên 2.086 người/km2
). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp,
thương mại dịch vụ, nông nghiệp. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế
giai đoạn 2000 – 2012 đã giảm mạnh từ 20,3% xuống 2,3% năm 2012; giá trị sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng trưởng mạnh, từ 1.317, 7
tỷ, tương đương 67,9% giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế, tăng lên tới gần 27.000
tỷ đồng, nâng tỷ trọng lên 94,6%. Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng tới gần 4
lần, từ 229 tỷ đồng năm 2000 lên hơn 883 tỷ đồng năm 2012.
Nhìn chung huyện Đông Anh đã thực hiện khá tốt việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp. Trong thời gian
tới, công nghiệp vẫn tiếp tục giữ vị trí là ngành chủ lực của nền kinh tế. Tuy nhiên
thương mại dịch vụ chưa phát triển xứng tầm với công nghiệp, nền kinh tế phụ
thuộc quá nhiều vào ngành công nghiệp. Huyện cần có sự đầu tư thích đáng cho
ngành thương mại dịch vụ, nâng cao vị thế của ngành này trong nền kinh tế.
Đô thị hoá với tốc độ khá nhanh đã ảnh hưởng đến lao động và việc làm
huyện Đông Anh. Ngoài ra, bên cạnh những số liệu thống kê của toàn huyện, tác giả
còn thu thập số liệu điều tra thực tế để đem đến cái nhìn gần gũi nhất từ những
người lao động trực tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá. Có thể thấy trong
quá trình đô thị hoá lực lượng lao động đã có sự thay đổi tăng cả về số lượng và
chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Nhưng sự thay đổi
này mới chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu về chất lượng lao động trong giai đoạn
hiện nay. Đây là một vấn đề tồn đọng mà chính quyền địa phương cần nhanh chóng
giải quyết để cung đáp ứng được cầu. Việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp giảm,
nhưng việc làm công nghiệp, thương mại dịch vụ lại tăng. Do hạn chế về trình độ,
chuyên môn, thiếu sự nhạy bén nên lao động nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn
khi muốn tiếp cận những công việc này (thường yêu cầu nhất định về kiến thức, tay
nghề).