Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn
MIỄN PHÍ
Số trang
55
Kích thước
616.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
711

Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Sầm Sơn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA

TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay

của Ngân hàng công thương Sầm Sơn

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay nói

riêng được biết đến như một đăc thù, là yếu tố tất yếu khách quan của kinh doanh

tiền tệ của ngân hàng. Rủi ro thường gây ra những tổn thât thiệt hại cho ngân hàng,

tuỳ theo cấp độ rủi ro mà hoạt động kinh doanh phải chịu tổn thất lớn hay nhỏ.

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thị trường tài chính tiền tệ là

một hoạt động hết sức nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế đều có thể tác

động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời làm tăng chi phí hoạt động và

giảm lợi nhuận của ngân hàng. Có thể nói, rủi ro luôn là căn bệnh hiếm có của nền

kinh tế thị trường, gắn liền với khả năng thu lợi nhuận cao thì bao giờ cũng xuất

hiện những tiềm tàng rủi ro đối với nó. Các ngân hàng thương mại cũng không nằm

ngoài quy luật đó. Bất kì một hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng đều có thể

xảy ra rủi ro dù ít hay nhiều cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn được, đặc biệt là

trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả năng gặp rủi ro của hoạt động cho vay của các

ngân hàng thương mại là rất đáng nói. Hơn nữa hiệu quả của hoạt động cho vay là

thước đo hiệu quả trong ngân hàng thương mại. Do đó việc phòng ngừa và hạn chế

rủi ro trong hoạt động cho vay là rất quan trọng không chỉ đối với các ngân hàng

thương mại mà còn đối với các thành phần kinh tế.

Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại không còn là vấn đề mới

mẻ tại Việt Nam tuy nhiên việc phân tích đánh giá rủi ro hoạt động này trong nền

kinh tế thị trường cần có một cách nhìn mới hơn.

Do đó, em chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay

của Ngân hàng công thương Sầm Sơn”, làm báo cáo thực tập của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

- Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng

công thương Sầm Sơn.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt

động cho vay tại Ngân hàng công thương Sầm Sơn và đề xuất những kiến nghị đối

với các bộ, ngành liên quan.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng công

thương Sầm Sơn.

- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Sầm

Sơn. Với số liệu từ năm 2009 đến 2011

4. Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng, duy

vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp, so

sánh số liệu.

5. Kết cấu của đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của báo cáo gồm 2 phần:

Phần 1: Tổng quan về ngân hàng công thương Sầm Sơn

Phần 2: Phòng ngừa hạn chế rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng công

thương Sầm Sơn

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SẦM SƠN

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NHCT Sầm Sơn

1.1.1 Qúa trình hình thành

Ngân hàng công thương Sầm Sơn được thành lập từ năm 1988 là chi nhánh

cấp 2 của Ngân hàng công thương tỉnh Thanh Hóa, Theo quyết định số 168/QĐ￾HĐQT-NHCT1 ngày 16/6/2006 của hội đồng quản trị ngân hàng công thương Việt

Nam từ tháng 7 năm 2006 chuyển đổi từ chi nhánh cấp 2 thành chi nhánh cấp 1 trực

thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam.

Từ tháng 7 năm 2009 được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần

Công thương Việt Nam chi nhánh Sầm Sơn.

Sau hơn 20 năm hoạt động và xây dựng. Ngân hàng Công Thương Sầm Sơn

đã có những bước đi vững chắc, khẳng định vị trí của mình trong hệ thống ngân

hàng nói chung. Trong nề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong sự

nghiệp đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhất là trong lĩnh vực kinh

doanh tiền tệ ngân hàng và đầu tư tín dụng.

1.1.2. Các giai đoạn phát triển của NHCT Sầm Sơn

Quá trình xây dựng và phát triển của chi nhánh NHCT Sầm Sơn đến thời

điểm hiện nay có thể nói đã trải qua 3 giai đoạn phát triển gắn với 3 thế hệ lãnh đạo

của chi nhánh NHCT Sầm Sơn

Giai đoạn 1: Từ ngày thành lập tháng 9-1988 đến năm 1991:

Đây là giai đoạn chập chững bước vào kinh doanh và tìm kiếm một mô hình

tổ chức phù hợp. Khi mới thành lập hệ thống NHCT Việt Nam chỉ có 32 chi nhánh

tỉnh và thành phố trực thuộc NHCT Việt Nam, với 63 chi nhánh cấp 2 trực thuộc

các chi nhánh tỉnh và thành phố. Giai đoạn này NHCT Việt Nam chỉ thực hiện

nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt, các chi nhánh tỉnh,

thành phố thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập.

Chi nhánh NHCT Sầm Sơn lúc đó là chi nhánh cấp 2 trực thuộc là chi nhánh

NHCT Thanh Hóa, tại chi nhánh có 6 phòng, ban chưa có phòng giao dịch. Nguồn

vốn huy động khi mới thành lập là 12.000 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế

9.100 triệu đồng, chưa có cho vay ngoại tệ và huy động tiết kiệm ngoại tệ, các sản

phẩm dịch vụ còn rất đơn giản, tin học chưa áp dụng, tổng số cán bộ công nhân viên

65 người.

Đến cuối năm 1990 Hệ thống NHCT Việt Nam được thành lập lại theo

Quyết định số 420/CT ngày 14-11-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Chuyển

từ hệ thống Ngân hàng chuyển doanh sang hệ thống các Ngân hàng thương mại hoạt

động theo pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực từ 10/1990. NHCT Việt Nam là một

pháp nhân hoạch toán kinh tế độc lập, các NHCT tỉnh,thành phố là chi nhánh cấp 1

hoạch toán phụ thuộc dưới chi nhánh cấp 1 là chi nhánh cấp 2. Tính chất thi trường

bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của các NHTM. Kết thúc năm 1991 cũng

là kết thúc giai đoạn đi tìm kiếm một mô hình tổ chức,một phương pháp quản lý và

hoạch toán phù hợp, tạo điều kiện cho các NHTM bung ra.

Giai đoạn 2: Từ năm 1992 đến năm 1997:

Đây là giai đoạn phải đối mặt với kinh tế thị trường với độ ngày càng phức

tạp khốc liệt rõ nét hơn trong khi chưa được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đội ngũ

cán bộ chủ yếu được chuyển từ thời bao cấp sang chưa được đào tạo lại, chưa có

kinh nghiệm làm việc và quản lý trong cơ chế thị trường đầy khốc liệt, trong khi

nhiệm vụ đòi hỏi, thị trường đòi hỏi phải nhanh chóng mở rộng mạng lưới để đáp

ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước.

Một số các phòng giao dịch được mở ra trong giai đoạn này như: phòng giao dịch

số 1 ở Lễ Môn, phòng giao dịch số 2 ở Quảng Xương, trong khi cơ chế quản lý đối

với các phòng giao dịch chưa có, tất cả chỉ bằng kinh nghiệm với trách nhiệm của

BGĐ chi nhánh. Hơn nữa các tệ nạn xã hội lúc đó như hụi họ, số đề phát triển và

lan tràn nhanh chóng, việc đầu tư tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, chưa

quan tâm nhiều đến dự án và phương án của khách hàng vay vốn, lại gặp thời điểm

thị trường nhà đất giảm mạnh.

Đây là giai đoạn mạng lưới tổ chức được phát triển nhanh chóng nhất và có

thêm dịch vụ mới như kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ thanh toán XNK, cho vay vốn

và huy động tiết kiệm ngoại tệ, tin học bắt đầu được đưa vào phục vụ công tác quản

lý và kinh doanh Ngân hàng.

Giai đoạn 3: Từ năm 1998 đến nay:

Về mô hình tổ chức: theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc

NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 thành lập lại

NHCT Việt Nam theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Quy định tại quyết định

90/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo mô hình này NHCT Việt Nam được quản

lý bởi Hội đồng quản trị, điều hành bởi Tổng Giám Đốc.

Về hoạt động: Sau thời gian phát triển bung ra theo nền kinh tế thị trường

đến năm 1996, năm 1997 hoạt động của Hệ thống Ngân hàng bộc lộ những khó

khăn yếu kém. Dư nợ quá hạn tăng nhanh tại chi nhánh Sầm Sơn nợ quá hạn đến

11%. Đứng trước tình hình trên Thống đốc NHNN đã phải ban hành công văn

756/CV-NH3 ngày 16/12/1996 về chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng. Mà trọng tâm

là chấn chỉnh hoạt động tín dụng.

Đối với chi nhánh NHCT Sầm Sơn trong những năm 1997, 1998 tập trung

mạnh mẽ vào công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng. Hàng trăm món nợ quá

hạn được tiến hành phân tích mổ xẻ tìm rõ nguyên nhân, hàng chục CBTD được

chuyển sang chuyên đi thu nợ. Với các biện pháp đồng bộ của nhà nước, của ngành

và các biện pháp tích cực của chi nhánh các khó khăn tồn tại cũ dần dần được giải

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!