Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn giải quyết việc làm cho lao động bị mất đất bởi dự án khai thác mỏ sắt thạch khê hà tĩnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong
học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do
tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học
thuật. Bản luận văn này được hoàn thành là cả quá trình nghiên cứu
nghiêm túc của tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng
dẫn GS.TS. Ngô Thắng Lợi. Tôi cam đoan các số liệu, kết quả, trích
dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực.
Hà Nội, ngày......tháng.....năm 2017
Học viên
Trần Thị Huyền
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: KHUNG NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
NGƢỜI LAO ĐỘNG MẤT ĐẤT BỞI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở CÁC
ĐỊA PHƢƠNG...........................................................................................................6
1.1. Phát triển công nghiệp và những ảnh hƣởng đến lao động và việc làm ở
các địa phƣơng ......................................................................................................6
1.1.1 Phát triển công nghiệp và xu hướng phát triển công nghiệp ở các địa
phương................................................................................................................6
1.1.2 Những ảnh hưởng không tích cực đối với lao động và việc làm ở các địa
phương từ phát triển công nghiệp.......................................................................9
1.2 Giải quyết việc làm cho lao động bị mất đất bởi phát triển công nghiệp....12
1.2.1 Khái niệm việc làm và giải quyết việc làm .............................................12
1.2.2 Đặc điểm của người lao động bị mất đất bởi các dự án phát triển công
nghiệp...............................................................................................................14
1.2.3 Khung nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động bị mất việc làm bởi
dự án phát triển công nghiệp ............................................................................15
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị mất
đất bởi dự án phát triển công nghiệp ................................................................26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO
ĐỘNG MẤT ĐẤT BỞI DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ SẮT THẠCH KHÊ..........29
2.1. Dự án khai thác mỏ săt Thạch Khê tỉnh Hà Tĩnh ....................................29
2.1.1 Giới thiệu Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê ........................................29
2.1.2 Kế hoạch và lộ trình xây dựng mỏ sắt Thạch Khê ..................................30
2.2. Tình trạng mất đất và lao động bị mất việc làm bởi Dự án khai thác mỏ
sắt Thạch khê giai đoạn 2010-2015 ...................................................................33
2.2.1 Thực trạng thu hồi đất bởi dự án giai đoạn 2010-2015...........................33
2.2.2 Lao động thu hồi đất bởi dự án giai đoạn 2010-2015 .............................35
2.2.3 Các chính sách giải quyết việc làm cho lao động mất đất của địa phương..39
2.2.4 Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động mất đất Dự án khai
thác mỏ sắt Thạch Khê .....................................................................................46
2.2.5 Kết quả giải quyết việc làm cho lao động mất đất ..................................50
2.3 Đánh giá công tác giải quyết việc làm cho lao động mất đất bởi dự án
khai thác mỏ sắt Thạch Khê. .............................................................................53
2.3.1 Những mặt tích cực .................................................................................53
2.3.2 Những hạn chế.........................................................................................54
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế ..............................................................................56
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO
ĐỘNG MẤT ĐẤT BỞI DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ SẮT THẠCH KHÊ..........59
3.1. Kế hoạch phát triển Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đến năm 2020
và tình trạng lao động bị mất việc làm .............................................................59
3.1.1 Kế hoạch phát triển dự án giai đoạn 2016-2020......................................59
3.1.2 Dự báo số lao động mất việc làm đến năm 2020 ...................................64
3.2 Quan điểm và định hƣớng giải quyết việc làm cho lao động bị mất đất .67
3.2.1 Quan điểm................................................................................................67
3.2.2 Định hướng..............................................................................................68
3.3. Các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi
đất giai đoạn 2017-2020......................................................................................71
3.3.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho lao
động mất đất được tham gia xuất khẩu lao động..............................................72
3.3.2 Thực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi
đất .....................................................................................................................72
3.3.3. Tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp sử dụng đất với công tác
giải quyết việc làm cho người nông dân thu hồi đất ........................................73
3.3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động....74
3.3.5. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm .......................................75
KẾT LUẬN..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
KCN: Khu công nghiệp
CCN: Cụm công nghiệp
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
XKLĐ: Xuất khẩu lao động
TIC: Công ty cổ phần sắt Thạch Khê
GQVL: Giải quyết việc làm
CN, XD: Công nghiệp, xây dựng
TM,DV: Thương mại, dịch vụ
NLNN: Nông, lâm, ngư nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá kết quả GQVL cho lao động bị mất đất.......................28
Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích đất bị ảnh hưởng của 6 xã .........................................34
trong vùng Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.........................................................34
Bảng 2.2: Số hộ dân bị thu hồi đất ( số liệu năm 2015)............................................36
Bảng 2.3: Tổng hợp giới tính của số lao động mất đất .............................................37
Bảng 2.4 : Tổng hợp thống kê độ tuổi ......................................................................37
Bảng 2.5: Thời gian hỗ trợ kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề ....................42
Bảng 2.6: Số lao động bị ảnh hưởng dự án được đào tạo nghề ................................47
Bảng 2.7 Kết quả giải quyết việc làm cho người lao động mất đất ..........................51
Bảng 2.8 Đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho người lao động mất đất ...........52
Bảng 3.1: Lịch khai thác cụ thể của dự án trong thời gian 2016-2020.....................61
Bảng 3.2: Dự báo diện tích đất cần thu hồi đến năm 2020 .......................................65
Bảng 3.3: Cơ cấu nhóm ngành nghề số lao động mất việc làm dự báo đến 2020 ....67
Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng lao động đến năm 2020 của công ty cổ phần ...............70
sắt Thạch Khê............................................................................................................70
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Diện tích đã thu hồi từ năm 2010 đến 2015 .........................................35
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành nghề lao động trước thu hồi đất.....................................38
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỏ quặng sắt Thạch Khê nằm trên địa phận 3 xã: Thạch Đỉnh, Thạch Khê,
Thạch Hải huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Được phát hiện từ những năm 1962, mỏ
đã được nghiên cứu qua nhiều giai đoạn với những điều kiện và mục đích khác
nhau. Vùng ảnh hưởng của Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê có phạm vi rộng lớn
gồm 6 xã biển ngang huyện Thạch Hà với 6.095 hộ, 26.358 nhân khẩu, có môi
trường sống với những tập quán, nghề nghiệp đã hình thành qua nhiều thế hệ. Bên
cạnh những thành tựu to lớn về mặt kinh tế xã hội mà Dự án mang lại, một vấn đề
bức xúc lớn đang đặt ra trong quá trình thực hiện Dự án là phải thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích chuyên dùng để phát triển công
nghiệp, dịch vụ. Nếu mất đất dẫn đến một bộ phận người lao động sẽ không có việc
làm, cuộc sống của họ trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Vậy vấn đề quan trọng của
việc giải phóng mặt bằng không chỉ tính đến giá trị kinh tế, bồi thường thiệt hại mà
tiêu chí hàng đầu là đảm bảo sự phát triển bền vững, người dân vùng mỏ đã phải rời
quê hương bản quán vì lợi ích quốc gia thì họ phải được quan tâm tạo việc làm, sớm
ổn định cuộc sống nơi tái định cư. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi xin
chọn đề tài: “Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động mất đất bởi Dự án khai
thác mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ . Hy vọng sẽ
góp phần nhất định vào giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp bách trong việc phát
triển của Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của tình trạng đất bị thu hồi bởi dự án khai thác
mỏ sắt Thạch Khê đến tình hình mất việc làm của người dân khu vực này và đề xuất
quan điểm, định hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động bị ảnh
hưởng bởi Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: đọc tài liệu, tổng hợp, để xây dựng nên
khung nghiên cứu về giải quyết việc làm cho người lao động bởi phát triển khu
công nghiệp.
ii
- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Dựa vào các số liệu báo cáo của Công ty
cổ phần sắt Thạch Khê, tài liệu về Dự án của Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch
Khê. Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số bài viết của các
tác giả trong và ngoài nước làm liên quan đến lĩnh vực đang nghiên cứu.
Thiết kế phiếu điều tra để thu thập các thông tin về số hộ bị ảnh hưởng bởi
dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (số hộ mất đất, số diện tích đã thu hồi, nghề
nghiệp các hộ bị ảnh hưởng, nhu cầu việc làm mới), từ đó tổng hợp, xử lý và phân
tích số liệu.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khung nghiên cứu về giải quyết việc làm cho người lao động bởi
phát triển công nghiệp ở các địa phương.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động mất đất bởi
Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê
Chương 3: Định hướng giải quyết việc làm cho người lao động mất đất bởi
Dự án khai thác mỏ sắt Thạch
CHƢƠNG 1
KHUNG NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI
LAO ĐỘNG BỞI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG
Chương này luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò
phát triển công nghiệp ở địa phương, những ảnh hưởng không tích cực đối với
lao động và việc làm. Từ đó luận văn nêu ra khung nghiên cứu giải quyết việc
làm cho người lao động mất đất bởi phát triển công nghiệp với các khía cạnh:
- Luận văn đã làm rõ khái niệm công nghiệp ở địa phương cho rằng
công nghiệp tại địa phương được dùng chỉ một bộ phận của ngành công nghiệp
iii
được tiến hành tại địa phương, hay chính xác hơn là các hoạt động mang tính chất
công nghiệp diễn ra ở các địa phương. Hoặc công nghiệp địa phương bao hàm toàn
bộ những hoạt động phi nông nghiệp diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của địa
phương, có nghĩa là bao gồm cả xây dựng và các dịch vụ khác và như vậy nó bao
gồm các ngành tiểu, thủ công nghiệp, các ngành nghề công nghiệp mới, các tổ chức
hoạt động dịch vụ nông thôn với các quy mô khác nhau.
- Luận văn nêu lên vai trò của phát triển công nghiệp ở địa phương, và hiện
nay phát triển công nghiệp địa phương chủ yếu dưới hình thức khu CN, CCN. Song
phát triển công nghiệp đã có những ảnh hưởng không tích cực đó là mất đất, mất
việc làm và gánh nặng giải quyết việc làm.
- Luận văn đã nêu rõ khái niệm về việc làm “là hoạt động lao động tạo ra thu
nhập mà không bị pháp luật cấm”, khái niệm về giải quyết việc làm. Phân tích đặc
điểm của người lao động mất đất là: thứ nhất, người lao động bị mất đất chủ yếu là
những người nông dân, khả năng tự tạo việc làm thấp; Thứ hai, người lao động bị
mất đất thường có trình độ học vấn thấp, không có kiến thức tay nghề, thiếu vốn để
tổ chức làm việc; Thứ ba, người lao động bị mất đất chiếm tỷ lớn có độ tuổi trên
35 tuổi và phụ nữ. Từ đó đưa ra các phương thức giải quyết việc làm, các nhân tố
ảnh hưởng, các chính sách giải quyết việc làm,
- Sử dụng các tiêu chí để đánh giá kết quả giải quyết việc làm:
Tiêu chí phản ánh quy mô và cơ cấu lao động mất đất được giải quyết
việc làm:
Tỷ lệ lao động mất đất được
GQVL
=
Số lao động bị mất đất có việc làm * 100%
Tổng lao động bị mất đất
Tỷ lệ lao động được GQVL
theo giới tính/ độ tuổi/ngành
nghề
=
Số lao động theo giới tính/ độ tuổi/ ngành
nghề được giải quyết việc làm * 100%
Tổng lao động bị mất đất được
giải quyết việc làm
iv
Tiêu chí phản ánh cơ cấu việc làm được giải quyết:
Tỷ lệ việc làm loại (i) được
giải quyết
=
Số việc làm loại (i) được giải quyết *100%
Tổng lao động bị mất đất
Tiêu chí phản ánh chất lượng việc làm được giải quyết”
Chất lượng việc làm
được giải quyết
=
Số lao động bị mất đất
có việc làm ổn định *100%
Tổng lao động bị mất đất
Đây được coi là những căn cứ cơ bản để tác giả tiếp tục phân tích thực
trạng giải quyết việc làm cho lao động mất đất bởi Dự án khai thác mỏ sắt Thạch
Khê tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
MẤT ĐẤT BỞI DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ SẮT THẠCH KHÊ
Ở chương này luận văn giới thiệu Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh
và đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động mất đất bởi Dự án như sau:
- Thực trạng thu hồi đất giai đoạn 2010-2015 gồm có xã Thạch Đỉnh 319,52
ha, Thạch Hải 278,09 ha, Thạch Khê 192,89 ha, Thạch Bàn 18,4 ha, Thạch Trị
19,53 ha. Phân tích quy mô, cơ cấu lao động mất đất theo giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp và trình độ kỹ thuật.
- Các chính sách áp dụng để GQVL cho lao động, nêu ra những phương thức
GQVL cho lao động là: thứ nhất,thông qua khuyến khích người lao động tự tạo việc
làm. Thứ hai, thông qua phát triển thị trường lao động; Thứ ba, thông qua phát triển
các hợp tác xã, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Thứ tư, thông qua xuất khẩu
lao động.