Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn giải pháp giảm tình trạng nghèo khổ con người ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh hà tĩnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƢƠNG I: NGHÈO KHỔ CON NGƢỜI: LÝ LUẬN, Ý NGHĨA
NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN........4
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO KHỔ CON NGƢỜI.........................................4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển quan niệm nghèo khổ
con người .................................................................................................4
1.1.2. Ý nghĩa nghiên cứu nghèo khổ con người......................................7
1.2. ĐÁNH GIÁ NGHÈO KHỔ CON NGƢỜI ..................................................9
1.2.1. Chỉ số HPI: nội dung, ý nghĩa và hạn chế trong đánh giá
nghèo khổ con người ..............................................................................10
1.2.2. Các tiêu chí bổ sung......................................................................13
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢM TÌNH TRẠNG NGHÈO KHỔ CON
NGƢỜI Ở VIỆT NAM.................................................................................16
1.3.1. Xu thế phát triển con người đặt ra các nhu cầu ngày càng cao ....16
1.3.2 Chương trình thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đặt ra các yêu cầu
cao cho mục tiêu phát triển con người.......................................................18
1.3.3. Tình trạng nghèo khổ con người ở VN hiện nay còn nghiêm
trọng ........................................................................................................21
1.3.4. Những yêu cầu mới đặt ra của chương trình “61 huyện nghèo”
của Việt Nam ..........................................................................................22
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NGHÈO KHỔ CON NGƢỜI Ở CÁC
XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TĨNH HÀ TĨNH.................................................25
2.1. GIỚI THIỆU VỀ HÀ TĨNH VÀ CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN...........25
2.1.1. Tỉnh Hà tĩnh và tình trạng nghèo khổ con người ........................25
2.1.2. Các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh..................................29
2.2. THỰC TRẠNG NGHÈO KHỔ CON NGƢỜI Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT
KHÓ KHĂN TỈNH HÀ TĨNH .......................................................................34
2.2.1 Tình trạng nghèo khổ con người thông qua chỉ số HPI ................35
2.2.2. Tình trạng nghèo khổ con người qua các tiêu chí bổ sung...........48
2.2.3. Đánh giá về tình trạng nghèo khổ con người ...............................65
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG NGHÈO KHỔ CON
NGƢỜI CHO CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA HÀ TĨNH.............73
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU VỀ GIẢM TÌNH TRẠNG NGHÈO KHỔ
CON NGƢỜI CHO CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA HÀ TĨNH...........73
3.1.1. Các căn cứ để đặt mục tiêu giảm tình tình trạng nghèo khổ con
người cho các xã đặc biệt khó khăn đến 2015........................................73
3.1.2. Mục tiêu. .......................................................................................74
3.2. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG NGHÈO KHỔ CON NGƢỜI Ở
CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2015. ...............76
3.2.1 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo đối với
giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường. ...................................76
3.2.2. Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn .89
3.2.3. Tiếp tục triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng
cường sự tham gia của người dân...........................................................90
3.2.4 Giải pháp đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới...............................92
KẾT LUẬN................................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................95
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm Y tế
DTTS Dân tộc thiểu số
HDI Chỉ số phát triển con người
HPI Chỉ số nghèo khổ tổng hợp
MDG Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
OECD Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế
PTTH Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
UBND Uỷ ban nhân dân
XDGN Xóa đói giảm nghèo
WB Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
Bảng 1.1 Chỉ số nghèo khổ tổng hợp của Việt Nam........................................21
Bảng 2.1 Chỉ số HPI và các chỉ số cấu thành tỉnh Hà Tĩnh 2004-2008 ..........27
Bảng 2.2: Các xã đặc biệt khó khăn ở Hà Tĩnh ...............................................29
Bảng 2.3: Tỷ lệ tử vong trước 40 tuổi ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh
Hà Tĩnh.............................................................................................35
Bảng 2.4: Tỷ lệ người lớn mù chữ ở các xã đặc biệt khó khăn .......................37
Bảng 2.5 : Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ........................................40
Bảng 2.6 :Tỷ lệ hộ không được sử dụng nước sạch - ......................................43
Bảng 2.7 : Chỉ số HPI và các chỉ số thành phần của HPI ở các xã đặc biệt
khó khăn ...........................................................................................46
Bảng 2.8: Mức giảm chỉ số HPI theo đóng góp theo nhân tố cấu thành .........46
Bảng 2.9 Thu nhập bình quân đầu người.........................................................48
Bảng 2.10: Tỷ lệ người dân ở các xã đặc biệt khó khăn không được tiếp
cận dịch vụ y tế giai đoạn 2004-2008 ..............................................50
Bảng 2.11: Tỷ lệ hộ nghèo không có nhà hố xí hợp vệ sinh giai đoạn 2004-
2008..................................................................................................53
Bảng 2.12. Tỷ lệ học sinh nữ trong các cấp học qua các năm học ..................59
Bảng 2.13: Tỷ lệ đói nghèo các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2005-2008...68
Đồ thị 2.1 : Chỉ số HPI của Hà Tĩnh và của các xã đặc biệt khó khăn giai
đoạn 2004-2008................................................................................48
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xoá đói, giảm nghèo - khuyến khích làm giàu một cách chính đáng là
một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đó là một trong những vấn đề cơ
bản của chính sách xã hội hướng vào phát triển con người nói chung và người
nghèo nói riêng, tạo cơ hội hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, để có được chính sách toàn diện cho công cuộc xoá đói giảm
nghèo, cần phải hiểu phạm trù nghèo khổ theo những khía cạnh khác nhau.
Nếu theo nghĩa hẹp thì nghèo khổ được hiểu là sự thiếu thốn các điều kiện
thiết yếu của cuộc sống. Tuy vậy, nghèo khổ cần được hiểu theo nghĩa rộng
hơn từ khía cạnh về phát triển toàn diện con người, tức là nghèo khổ xét theo
góc độ là việc loại bỏ các cơ hội và sự lựa chọn cơ bản nhất cho phát triển
toàn diện con người. Đối với các nhà hoạch định chính sách, sự nghèo khổ về
khả năng lựa chọn và cơ hội phát triển có ý nghĩa hơn nghèo khổ về thu nhập,
bởi vì điều đó phản ánh nguyên nhân của nghèo khổ vật chất và trực tiếp ảnh
hưởng đến chiến lược hành động nhằm cải thiện các cơ hội cho mọi người.
Việc nhận thức sự thiếu thốn về khả năng lựa chọn và cơ hội gợi ý rằng cần
phải giải quyết vấn đề nghèo khổ không chỉ ở khía cạnh thu nhập.
Những năm qua Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy sự phát triển con
người một cách toàn diện. Các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, nước sạch
đã trở nên dễ tiếp cận hơn, qua đó góp phần nâng cao tuổi thọ và chất lượng
cuộc sống của người dân. Tuy nhiên sự chênh lệch, phân hoá các tầng lớp dân
cư vẫn có ranh giới rõ rệt. Vẫn còn một phận dân cư ở vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới, vùng bãi ngang đang chịu cảnh đói nghèo, không được tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản, không có cơ hội phát triển và hội nhập với
cuộc sống cộng đồng. Đối với các vùng này, nghèo khổ con người đã trở
thành một vấn đề nan giải, nó như một căn bệnh cố hữu trong cuộc sống. Hơn
2
nữa do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, phương thức canh tác lạc hậu,
trình độ nhận thức thấp, nên việc giảm tình trạng nghèo khổ con người cho
các vùng đặc biệt khó khăn là vô cùng khó khăn phức tạp không chỉ là một
sớm một chiều mà phải là một công việc thường xuyên lâu dài, nó đòi hỏi
phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các chương trình, dự án, chính sách.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Giải pháp giảm tình trạng nghèo
khổ con người ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015”
đang là một đòi hỏi cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tế.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn hệ thống hóa và khái quát hóa những vấn đề lý
luận cơ bản về xoá đói giảm nghèo
Về thực tiễn, trên cơ sở thu thập, phân tích, đánh giá các số liệu về thực
trạng nghèo khổ con người của Hà Tĩnh nói chung và của các xã đặc biệt khó
khăn nói riêng, luận văn sẽ đánh giá được tình trạng nghèo khổ con người, đồng
thời tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên. Từ đó có đề xuất những giải pháp
nhằm giảm tình trạng nghèo khổ con người ở các xã đặc biệt khó khăn của Hà
Tĩnh đến năm 2015
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình trạng đói nghèo ở các xã đặc
biệt khó khăn.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 25 xã đặc biệt khó khăn của Hà Tĩnh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết
hợp với các phương pháp cụ thể trong quá tình nghiên cứu như phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh,… để phân tích các vấn đề lý luận và thực trạng
nghèo khổ con người ở các xã đặc biệt khó khăn của Hà Tĩnh.
5. Những đóng góp của luận văn.
3
- Khái quát, cập nhật các vấn đề chung về nghèo khổ con người
- Phân tích có căn cứ về thực trạng nghèo khổ con người ở các xã đặc
biệt khó khăn của Hà Tĩnh giai đoạn 2004 đến nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tình trạng nghèo khổ con người
tại các xã đặc biệt khó khăn của Hà Tĩnh giai đoạn từ nay đến 2015.
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm ba chương:
Chương I: Nghèo khổ con người : Lý luận, ý nghĩa nghiên cứu ở Việt
Nam và các xã đặc biệt khó khăn
Chương II. Thực trạng nghèo khổ con người ở các xã đặc biệt khó khăn
tỉnh Hà Tĩnh
Chương III. Giải pháp giảm tình trạng nghèo khổ con người cho các xã
đặc biệt khó khăn của Hà Tĩnh.
4
CHƢƠNG I
NGHÈO KHỔ CON NGƢỜI: LÝ LUẬN, Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Ở VIỆT NAM VÀ CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO KHỔ CON NGƢỜI
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển quan niệm nghèo khổ con ngƣời
1.1.1.1 Quan niệm về Nghèo khổ ở thập niên 70
Trong các nghiên cứu cơ bản về nghèo từ đầu những năm 70, nghèo chỉ
được coi là sự nghèo khổ về tiêu dùng hay nghèo khổ vật chất, (nghèo khổ thu
nhập), với tư tưởng cốt lõi và căn bản nhất để một người bị coi là nghèo đói,
đó là sự "thiếu hụt" so với một mức sống nhất định, mà sự thiếu hụt này được
xác định theo các chuẩn mực xã hội và phụ thuộc và không gian và thời gian.
Đến tháng 9/1993, tại hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á Thái Bình
Dương, tổ chức tại Băng cốc – Thái Lan, ESCAP đã đưa ra khái niệm về
nghèo khổ thu nhập một cách hệ thống hơn, đó là tình trạng một bộ phận dân
cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà
những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của đất nước. Qua khái niệm trên, có
thể thấy: (i) nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, đó là thu
nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu
dùng ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương
trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó
khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình
ra quyết định, có cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng. (ii)
Để đo lường nghèo khổ vật chất, điều quan trọng nhất là phải xác định chuẩn
nghèo (ngưỡng nghèo). Những người có múc thu nhập dành cho chi tiêu vật
chất dưới ngưỡng này được coi là những người nghèo. (iii) Chuẩn nghèo là
5
một thước đo tương đối, nó được thay đổi theo các điều kiện phát triển kinh
tế, xã hội và tập quán tiêu dùng dân cư, vì thế, chuẩn nghèo quốc gia sẽ thay
đổi theo thời gian, theo vùng (thành thị, nông thôn, miền núi) và có xu hướng
tăng lên theo sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.2. Nghèo khổ con người - sự hoàn thiện quan niệm nghèo khổ
Trải qua thời gian và thực tế của cuộc sống, khái niệm nghèo khổ ngày
càng được hoàn thiện và phù hợp với quan điểm mới về sự phát triển con
người. Quan điểm này cho rằng, phát triển con người là quá trình tăng cường
các cơ hội phát triển và năng lực của từng người và từng cộng đồng. Quá trình
này chính là môi trường làm cho khả năng sáng tạo, sống khoẻ mạnh, được
học hành và trường thọ…của con người được tăng lên. Rõ ràng, việc đề cao
con người, coi con người, chứ không phải là bất cứ một cái gì khác là mục
tiêu của sự phát triển tỏ ra hợp lý hơn cả. Không phải ngẫu nhiên mà triết lý
con người là trung tâm của sự phát triển lại làm thoã mãn được nhiều cộng
đồng, nhiều giới chức xã hội: mọi nền văn hoá, mọi tôn giáo, mọi chính
kiến…dù khác nhau đến mấy cũng đều phải thừa nhận giá trị con người và
đều phấn đấu vì sự phát triển của chính con người.
Để phù hợp với quan điểm này, khái niệm nghèo khổ cần phải được mở
rộng hơn. Khả năng tham gia đời sống chính trị, văn hoá, xã hội và khả năng
bảo vệ, chống đỡ các rủi ro cần được đưa vào nội dung của khái niệm nghèo
đói. Chính vì vậy, vào thập niên 90 của thế kỷ trước, lần đầu tiên xuất hiện về
khái niệm nghèo khổ con người: “Khác với quan niệm nghèo khổ từ thu nhập,
nghèo khổ tổng hợp đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để
đảm bảo một cuộc sống cơ bản nhất hoặc “có thể chấp nhận được”.
Đến đầu thế kỷ thứ 21, khái niệm nghèo khổ con người có bước hoàn
thiện mới. Trong báo cáo gần đây nhất của Liên hiệp quốc (năm 2003) về tình
hình thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ đưa ra khái niệm mới về nghèo khổ
6
tổng hợp đó là việc “con người không được hưởng các quyền lợi cơ bản của
mình”. Như vậy, khái niệm mới về nghèo khổ tổng hợp đã nhấn mạnh sự cần
thiết đưa phương pháp tiếp cận "nghèo khổ" trên cơ sở “quyền lợi” cơ bản của
con người. Trong đó, có quyền tự do: Con người có quyền có một cuộc sống
không bị đói khổ và bị đe doạ do bạo lực, chống đối và bị thương tổn; Quyền
bình đẳng: Mọi người có quyền tham gia, hưởng thụ và chia sẻ thành quả phát
triển của xã hội; Sự khoan dung: Mọi người cần phải được tôn trọng bao gồm
cả niềm tin, văn hoá và ngôn ngữ.
Sự hoàn thiện tiếp tục của khái niệm nghèo khổ con người năm 2003
cho thấy những yêu cầu về phát triển con người đặt ra ngày càng cao hơn, nó
không chỉ chú ý đến những thiệt thòi của con người về vật chất hay những
nhu cầu cơ bản về phát triển con người mà còn chú trọng đến các khía cạnh
về quyền con người, sự tự do, nhân quyền hay tiếng nói của người dân.
Như vậy, có thể nói, nghèo khổ về vật chất là nấc thang đầu tiên tạo
nên khái niệm nghèo khổ đa chiều, nghèo khổ con người. Từ khái niệm nghèo
khổ vật chất, các nhà nghiên cứu đã mở rộng ra khái niệm nghèo khổ con
người và nghèo khổ về xã hội.
1.1.1.3. Nội hàm nghèo khổ con người hiện nay
Trải qua quá trình hoàn thiện trong quan niệm về nghèo khổ con người,
đến nay với khái niệm hoàn chỉnh nhất (năm2003) có thể hệ thống hóa nội
hàm của khái niệm nghèo khổ con người có thể xét đến 3 khái cạnh dưới đây:
(1) Trước hết đó là sự nghèo khổ vật chất
Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các
nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa
nhận tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán
của đất nước.