Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn chính sách công thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao trên địa bàn thị xã điện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO.....................................................8
1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................. 8
1.2. Thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao..................................... 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
THỂ DỤC THỂ THAO THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI
ĐOẠN 2013-2019 .......................................................................................................22
2.1. Các nhân tố ảnh hướng đến việc thực hiện chính sách phát triển thể dục
thể thao thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam..................................................... 22
2.2. Tình hình tổ chức thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam............................................................................. 24
2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam .............................................................................................. 32
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO THỊ XÃ ĐIỆN
BÀN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2020-2025 ........................................47
3.1. Định hướng, mục tiêu thực hiện Chính sách phát triển TDTT thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 – 2025................................................. 47
3.2. Một số nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
phát triển thể dục thể thao giai đoạn 2020-2025............................................. 53
KẾT LUẬN.................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 TDTT Thể dục thể thao
2 VĐV Vận động viên
3 HLV Huấn luyện viên
4 HĐND Hội đồng nhân dân
5 UBND Ủy ban nhân dân
6 VH&TT Văn hóa và Thông tin
7 VH-TT Văn hóa - Thể thao
8 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
9 HKPĐ Hội khỏe phù đổng
10 CLB Câu lạc bộ
11 CNVC-LĐ Công nhân, viên chức và lao động
12 THCS Trung học cơ sở
13 PCB Phổ cập bơi
14 LLVT Lực lượng vũ trang
15 HCV Huy chương vàng
16 HCB Huy chương bạc
17 HCĐ Huy chương đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1 Chỉ tiêu phát triển TDTT 51
3.2 Xác định vị trí các môn thể thao 60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động Thể dục thể thao (TDTT) góp phần nâng cao sức khỏe và
chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực… Phát triển
TDTT được xem là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập Thể dục: “Giữ
gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức
khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi
một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục,
bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn
kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được.
Ngày nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức
khỏe. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi
cũng tập”. Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, thể
lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần
cho nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự
hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Đó cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng và phát triển đất nước với định hướng: vì sức khỏe và hạnh
phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát triển sự nghiệp TDTT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta,
ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra
lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của
Bộ Chính trị khẳng định: “Đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự
phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư
2
xây dựng cơ sở vật chất TDTT và đào tạo vận động viên (VĐV) thể thao
thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển
TDTT, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều
hành các hoạt động TDTT.”
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của ngành TDTT, thị
xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và
ban hành nhiều văn bản để định hướng và tổ chức thực hiện nhằm phát triển
sự nghiệp TDTT của thị xã ngày càng vững chắc, thể thao thị xã đã duy trì
được thành tích thứ Nhì toàn đoàn Đại hội TDTT tỉnh Quảng Nam lần thứ
VIII. Bên cạnh kết quả đạt được, sự nghiệp phát triển sự nghiệp TDTT vẫn
còn nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Thể thao quần chúng
phát triển chưa đều, thiết bị tập luyện thể thao ngoài trời chưa đáp ứng được
nhu cầu tập luyện cho nhân dân tại địa bàn thôn, khối phố. Thể thao trường
học chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Thể thao thành tích cao chưa tạo
bước đột phá rõ nét, cơ sở vật chất phục vụ thi đấu một số môn còn hạn chế.
Một số địa phương còn chậm quan tâm đầu tư thiết chế thể thao cấp xã,
phường…. Khu Trung tâm TDTT thị xã đến nay chưa được khởi công xây
dựng gây khó khăn rất lớn trong công tác tổ chức thi đấu và tập luyện các
môn thi thể thao.
Xác định những hạn chế và nguyên nhân để đánh giá tổng thể, khách
quan và toàn diện nhằm định hướng phát triển sự nghiệp TDTT, góp phần đưa
phong trào TDTT Thị xã phát triển phù hợp với yêu cầu khách quan của xã
hội trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, bản thân chọn
đề tài “Thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao trên địa bàn thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Chính sách công.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều bài viết, các nghiên cứu liên quan đến
chính sách phát triển TDTT ở Việt Nam nói chung và một số nội dung cụ thể
của TDTT nói riêng không còn là vấn đề mới mẻ trong nghiên cứu khoa học
về TDTT. Đã có một số công trình nghiên cứu về TDTT như:
Luận án Tiến sĩ: “Thực trạng và giải pháp phát triển phong trào thể dục
thể thao quần chúng của thành phố Hải Phòng theo định hướng xã hội hóa”
(2018) của Nguyễn Hữu Toán nhằm đánh giá thực trạng phong trào thể dục
thể thao quần chúng của Thành phố Hải Phòng. Đồng thời, đưa ra lựa chọn và
ứng dụng một số giải pháp thích hợp có tính khả thi theo hướng xã hội hóa,
phát triển sâu rộng phong trào thể thao quần chúng trên địa bàn Thành phố
Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn Thạc sĩ: “Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển
TDTT Thành phố Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận” (2016) của Huỳnh Ngọc
Tuấn đánh giá thực trạng về TDTT quần chúng trên địa bàn Thành phố Phan
Thiết - tỉnh Bình Thuận. Luận Văn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu
quả phát triển phong trào TDTT quần chúng Thành phố Phan Thiết - Tỉnh
Bình Thuận trong 01 năm, sau đó đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp phát
triển thể dục thể thao quần chúng sau 01 năm thực nghiệm.
Luận văn thạc sĩ: “Thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao từ
thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” (2016) của Nguyễn Bình Yên bàn về quá
trình thực hiện chính sách phát triển TDTT tại Thành phố Hồ Chí Minh đánh
giá thực trạng qua 10 năm thực hiện Chính sách phát triển TDTT tại Thành
phố Hồ Chí Minh, nêu ra những vấn đề, nguyên nhân, những ưu điểm và hạn
chế trong quá trình thực hiện Chính sách. Luận văn đề xuất hoàn thiện các
giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển TDTT tại Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian tới.
4
Luận văn Thạc sĩ: “Thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao từ
thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” (2018) của Lê Minh Lộc nêu lên được thực trạng
10 năm thực hiện chính sách phát triển TDTT từ thực tiễn Tỉnh Quảng Ngãi.
Luận văn nhằm phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp với tình hình thực tế
của việc thực hiện chính sách phát triển TDTT Tỉnh Quảng Ngãi trong giai
đoạn tới.
Tác giả Phan Quốc Chiến (2018) có bài viết “Thực trạng và giải pháp
phát triển thể dục thể thao trường học” đăng trên Cổng thông tin điện tử của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Vụ đào tạo. Tác giả đánh giá thực trạng và
nêu ra những hạn chế, bất cập trong công tác giáo dục thể chất, thể thao
trường học. Qua đó, đề xuất được 03 nhóm giải pháp nhằm phát triển giáo dục
thể chất và thể thao trường học: Đổi mới chương trình học của các cấp học;
Nâng cao trình độ độ ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên TDTT; Phát
triển cơ sở vật chất các điều kiện đảm bảo cho công tác về GDTC và thể thao
trường học.
Các công trình nghiên cứu nói trên đánh giá thực trạng và đề ra các giải
pháp nhằm phát triển TDTT, tuy nhiên chưa có tài liệu nào nghiên cứu về
thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao trên địa bàn thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, học viện chọn đề tài “Thực
hiện chính sách phát triển thể dục thể thao trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam” nhằm nghiên cứu, đánh giá, phân tích và đề xuất những giải
pháp thích hợp đối với địa phương theo tình hình thực tế hiện nay và chính
sách phát triển thể dục thể thao của Thị xã trong thời gian tới là thực sự cần
thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu