Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn chính sách công thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2021
Học viên
Sầm Thị Minh Hiếu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH
TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ TUYẾN HUYỆN..................8
1.1 Chính sách công và thực hiện chính sách công.....................................8
1.2. Chính sách cải cách tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế
tuyến huyện................................................................................................11
1.3. Các bước thực hiện chính sách...........................................................17
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH
TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ TUYẾN
HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY...........................23
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cải cách tổ chức bộ máy
đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.................23
2.2. Thực hiện Chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp
y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.............................................34
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ TUYẾN HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO
BẰNG ..................................................................................................................66
3.1. Giải pháp thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị
sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời
gian tới .......................................................................................................66
3.2. Khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách sắp xếp tổ
chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện.................................71
KẾT LUẬN.........................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND Uỷ ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
TTYT Trung tâm y tế
BVĐK Bệnh viện đa khoa
DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
CB,CC,VC Cán bộ, công chức, viên chức
ĐT,BD Đào tạo, bồi dưỡng
CCHC Cải cách hành chính
TCBM Tổ chức bộ máy
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ đơn vị sự nghiệp y tế
tuyến huyện trước khi thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy ......29
Bảng 2.2 : So sánh mô hình tổ chức các đơn vị sự nghiệp y tế trước và sau
cải cách tổ chức bộ máy.............................................................................52
Bảng 2.3: Cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trước và sau
khi thực hiện cải cách tổ chức bộ máy ......................................................54
Bảng 2.4. Số lượng các Phòng khám đa khoa khu vực trước và sau khi thực
hiện cải cách tổ chức bộ máy.....................................................................56
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Với mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển
kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân. Tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng để bảo đảm đạt được các mục
tiêu về kinh tế - xã hội, Đảng ta đã xác định nhiều chủ trương, giải pháp quan
trọng, trong đó có giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính với một trong những
nhiệm vụ trọng tâm là cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ
thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công lập, đã xác định: “Thực hiện thống nhất mô hình mỗi cấp
huyện chỉ có một trung tâm y tế đa chức năng (trừ các huyện có bệnh viện đạt
hạng II trở lên), bao gồm y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi
chức năng và các dịch vụ y tế khác; Trung tâm trực tiếp quản lý trạm y tế xã và
phòng khám đa khoa khu vực (nếu có)”.
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng các đơn vị sự nghiệp y tế
tuyến huyện được tổ chức theo mô hình 3 đơn vị: Trung tâm y tế, Bệnh viện đa
khoa và Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại 12 huyện và Thành phố
Cao Bằng. Trên cơ sở phối hợp, tổ chức triển khai công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân trong khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, thực hiện
các dự án, chương trình mục tiêu về y tế - dân số, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ cung cấp dịch vụ y tế ban đầu cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp y tế ở cấp huyện hiện nay còn gặp phải một số hạn chế, bất cập như:
Chức năng, nhiệm vụ một số hoạt động giữa Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa
2
với các trạm y tế chưa được phân định rõ ràng, dẫn tới việc phối hợp chỉ đạo
hoạt động chưa thống nhất, chủ động, kịp thời. Cơ sở vật chất còn manh mún,
nhỏ lẻ thiếu tập trung, đồng bộ, Chất lượng cung cấp dịch vụ y tế không đồng
đều, cơ cấu nhân lực y tế chưa đồng bộ tại các tuyến cơ sở…
Từ thực tế trên, việc tổ chức sắp xếp lại Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa
và Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại 12 huyện và Thành phố Cao
Bằng (sau đây gọi là cấp huyện) để thống nhất mô hình ở cấp huyện chỉ có một
Trung tâm y tế đa chức năng là một yêu cầu hết sức cần thiết và phù hợp với
thực tiễn của tỉnh Cao Bằng. Đảm bảo thống nhất với các quy định pháp luật về
cải cách hành chính, tổ chức bộ máy đã được ban hành như: Nghị quyết số
56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức
bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Thông tư số
37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến
huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua đã xuất hiện những bất
cập, khó khăn vướng mắc dẫn đến nhiều mục tiêu chính sách chưa đạt được. Để
có thể tiếp tục thực hiện chính sách đạt được mục tiêu đề ra cần phải có sự
nghiên cứu một cách toàn diện để xác định những vấn đề hạn chế và tìm kiếm
những giải pháp khắc phục. Với lý do nêu trên Tôi lựa chọn đề tài "Thực hiện
chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng" làm nội dung nghiên cứu luận văn tốt nghiệp chuyên ngành
Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu về chính sách cải cách tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị từ trước tới nay đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch
định chính sách quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều công trình khoa học được
công nhận, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
3
Tác giả Hà Thanh trong bài viết Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của thời kỳ mới đăng trên Tạp chí Cộng sản số 133 (1-2018) khẳng
định: Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tuy từng bước được sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, điều
chỉnh hợp lý hơn, song vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Vì vậy, tiếp tục đổi mới,
sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên
thông, kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển [34].
Trao đổi về thực tiễn thực hiện ở cơ sở, tác giả Minh Anh trong bài viết Từ
kết quả bước đầu thí điểm một mô hình, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9-2017 nhận
định: Sự chồng chéo, “lấn sân” của nhiều tổ chức chính trị- xã hội đã cản trở
nhiều hiệu quả hoạt động của mỗi tổ chức, đồng thời là một nguyên nhân gây
khó tinh giản biên chế. Sắp xếp lại, kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận tổ
quốc và các tổ chức chính trị- xã hội sẽ là bước ngoặt trong thực hiện cải cách
hành chính, tinh giản biên chế, tạo được phong cách làm việc chuyên nghiệp,
hoạt động có hiệu quả. Đó là mục đích của việc đổi mới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội [1].
Tiến sĩ Đào Thị Thanh Thủy - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trong
bài viết Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong hệ thống chính trị nước
ta hiện nay và những vấn đề đặt ra đăng trên Tạp chí Lý luận số 1-2020
(13/4/2020) đã chỉ ra: Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” ngày 25-
10-2017 đến nay đã triển khai được hai năm. Nghị quyết đã được thể chế hóa
thành nhiều văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành. Quá trình thực hiện bước
đầu đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong đổi mới, sắp xếp các cơ quan nhà
4
nước tương đồng hoặc trùng chéo về chức năng trong hệ thống. Tuy nhiên, cũng
bộc lộ những khó khăn khiến việc sắp xếp ở nhiều nơi chưa đạt hiệu quả cao. Từ
đó đặt ra một số vấn đề nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan
nhà nước trong hệ thống chính trị [39].
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh trong bài viết: “ Kết quả và kinh nghiệm qua hơn 2 năm thực hiện các
Nghị quyết Trung ương về tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt
động của hệ thống chính trị và các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập” ngày
16/9/2020 trên Tạp trí cộng sản đã chỉ ra: “Qua 2 năm lãnh đạo tổ chức thực hiện
hai nghị quyết nói trên, nhiều kết quả quan trọng, cụ thể đã đạt được, từ đó
khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của Đảng về các giải pháp đột phá, đồng thời
rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn các nghị
quyết trên trong những năm tới” [41].
Tác giả Mai Văn Chính trong bài viết Những dấu ấn trong sắp xếp tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng (14/10/2020)
đã tổng kết một số kết quả quan trọng trong thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức
bộ máy hành chính nhà nước tại các địa phương và chỉ ra những hạn chế, giải
pháp thực hiện chính sách trong thời gian tới [15].
Đây là những công trình nghiên cứu mà trong quá trình xây dựng luận văn
tôi đã khảo sát. Tuy nhiên, có thể đánh giá khái quát rằng đến nay chưa thật sự
có nhiều đề tài, công trình khoa học nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, đưa ra giải pháp
tổ chức thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến
huyện mà mới chỉ dừng lại ở mức độ chung nhất, những chính sách áp dụng cho
toàn bộ hệ thống chính trị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Thực hiện chính
sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng sẽ đóng vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu chính sách sắp xếp
tổ chức bộ máy tại một địa phương cụ thể.