Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn - Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
98
Kích thước
479.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1836

Luận văn - Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Logistics Tân Thế Giới Vinashin, được

sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty và sự chỉ bảo tận

tình của cô Phạm Thị Thanh Bình đã giúp em hoàn thành thành đợt thực tập tốt nghiệp

từ ngày: 12-03-2010 đến ngày 25-06-2010.

Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:

- Ban lãnh đạo công ty, các cô chú, anh chị phòng kế toán, phòng kinh doanh,

phòng tổng vụ đã hướng dẫn, cung cấp số liệu và những thông tin cần thiết, tạo điều kiện

cho em được học hỏi kinh nghiệm thực tế trong suốt thời gian qua.

- Cô Phạm Thị Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập.

- Toàn thể thầy cô Trường Đại Học Nha Trang, Khoa Kinh tế, chuyên ngành

Quản trị kinh doanh đã truyền đạt và trang bị cho em kiến thức giúp em có thể thâm

nhập thực tế, hoàn thành tốt đợt thực tập này.

Với kiến thức còn hạn chế, cũng như bước đầu vào thực tế chưa có kinh nghiệm,

nên đồ án tốt nghiệp của chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận

được sự góp ý và sửa chữa của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị phòng

kinh doanh, kế toán để em hoàn thiện hơn luận văn của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Nha trang, ngày 10 tháng 6 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Thanh Duyên

i

MỤC LỤC

ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮC

KHCN: Khoa học công nghệ.

LNTT: Lợi nhuận trước thuế.

LNST: Lợi nhuận sau thuế.

NPT: Nợ phải trả.

NSLĐ: Năng suất lao động.

NV: Nguồn vốn.

NS – HC: Hành chính – Nhân sự.

KT & PTTC: Kế toán và phân tích tài chính.

TNBQ: Thu nhập bình quân.

TS: Tài sản.

TSCĐ: Tài sản cố định.

TSLĐ: Tài sản lưu động.

VCSH: Vốn chủ sở hữu

SXKD: Sản xuất kinh doanh.

CLTG: Chênh lệch tỷ giá.

QLDN: Quản lý doanh nghiệp.

Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp.

VKD: Vốn kinh doanh.

DTT: Doanh thu thuần.

MIL: MGC Institute of Logistics - Viện Tiếp Vận Logistics MGC.

CEO: Chief executive Officer

CFO: Chief Financial Officer.

v

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài:

Cách đây vài thế kỷ, thuật ngữ Logistics được sử dụng trong quân đội và được

hoàng đế Napoléon nhắc đến trong câu nói nổi tiếng "Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật,

người chuyên nghiệp bàn về logistics".

Ngày nay, thuật ngữ logistics được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế như một ngành

mang lại nhiều nguồn lợi to lớn. Theo Luật Thương mại Việt Nam, logistics là một hoạt

động thương mại do các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao

gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loại giấy tờ, tư vấn

khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để

hưởng phí thù lao. Hoặc hiểu một cách đơn giản, logistics là việc thực hiện và kiểm soát

toàn bộ hàng hóa cùng những thông tin có liên quan từ nơi hình thành nên hàng hóa cho

đến điểm tiêu thụ cuối cùng.

Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình

này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương

mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ logistics đóng góp

khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Sự

phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh

các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ

mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20 % GDP. Ước tính GDP nước

ta năm 2006 khoảng 57,5 tỷ USD. Như vậy, chi phí logistics chiếm khoảng 8,6-11,1 tỷ

USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong

logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng

lồ.

Việt Nam đang bước vào một “sân chơi” mới cũng nghĩa với việc sự cạnh tranh

trên thị trường ngày càng gay gắt hơn. Để có thể đứng vững, tận dụng đươc cơ hội và

1

khai thác hết tiềm năng thị trường trong lĩnh vực logistics, mỗi công ty logistics cần phải

nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Từ nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ logistics và qua tìm hiểu tình hình

cạnh tranh của công ty, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng

cạnh tranh của Công ty cổ phần Logistics Tân Thế Giới Vinashin”. Với mong muốn góp

một phần nhỏ trong việc đưa ra các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của công

ty, để công ty có thể đứng vững và đạt được nhiều thành tựu trong môi trường cạnh

tranh khốc liệt như hiện nay.

2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.

Vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn nhằm cũng cố, bổ sung và

hoàn thiện các lý thuyết đã học.

Hệ thống hóa các kiến thức về cạnh tranh trong một doanh nghiệp như: các phương

thức cạnh tranh, hình thức cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh,…

Đi vào tìm hiểu tình hình cạnh tranh của công ty và sản phẩm của công ty. Từ đó

đánh giá và phân tích tình hình cạnh tranh của công ty một cách khách quan trên thị

trường.

Thông qua việc đánh giá và phân tích tìm ra các lợi thế cạnh tranh cũng như các

điểm yếu, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Công ty CP Logistics Tân Thế Giới

Vinashin và tình hình cạnh tranh của công ty trên thị trường so sánh với đối thủ cạnh

tranh.

Phạm vi của đề tài này là những yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh cũng như khả

năng cạnh tranh của công ty. Số liệu dùng để chứng minh trong đề tài là số liệu hoạt

động sản xuất của công ty từ năm 2007- 2009.

4. Phương pháp nghiên cứu.

2

Để thực hiện nội dung của bài báo cáo em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu

sau:

• Phương pháp so sánh: so sánh số tuyệt đối, tương đối, số bình quân.

• Phương pháp liệt kê và phân tích

• Phương pháp thay thế: phương pháp số chênh lệch.

5. Nội dung đồ án.

Đồ án gồm có ba phần:

• Phần mở đầu: Giới thiệu sự cần thiết, ý nghĩa, đối tượng, phạm vi nghiên cứu,

phương pháp, nội dung của đề tài nghiên cứu, một số đề tài trước đó cùng tiếp cận đề tài

này:

• Phần nội dung của đề tài: Phần này gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp.

+ Chương 2: Tìm hiểu về công ty và tình hình cạnh tranh của công ty.

+ Chương 3: Từ thực tế nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao

khả năng cạnh tranh của công ty.

• Phần kết luận: Nêu bậc sự cần thiết trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh

của công ty. Khái quát lại những kết quả đạt được của đề tài từ đó đưa ra các kiến nghị

đối với công ty cũng như ngành.

Trong quá trình nghiên cứu có tiếp cận một số nghiên cứu trước với nhiều mức độ

khác nhau:

* “ Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của XNKH và DV thủy

sản Khánh Hòa”.

Lê Thị Bích Thủy – 43 TM – Đại Học Thủy Sản.

Th.s Phạm Công Tài hướng dẫn.

* “ Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tại Chi nhánh Biti’s Nha

Trang”.

3

Lê Trung Mỹ - 44QTKD.

Giáo viên hướng dẫn: Lê Hồng Lam.

Đây là một đề tài khó vì viết về nâng cao khả năng cạnh tranh của một doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics- đây là một lĩnh vực mới, tiếp cận lần đầu trong khi

kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, và gặp khó khăn trong việc tiếp cận với một số số

liệu nghiên cứu nên không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của

Quý thầy, cô, và các anh chị nhân viên trong công ty cũng như những đóng góp của bạn

bè để giúp em hoàn thiện đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH

VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.

I. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH

Các khái niệm.

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!