Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa àn thành phố hà nội
MIỄN PHÍ
Số trang
91
Kích thước
406.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1073

Luận văn bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa àn thành phố hà nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ KHÁNH THU

BẢO ĐẢM QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ

CỦA TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP

VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ KHÁNH THU

BẢO ĐẢM QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ

CỦA TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:

PGS.TS LÊ THỊ HƯƠNG

HÀ NỘI – 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM

QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM..........................................8

1.1. Quan niệm về quyền vui chơi, giải trí của trẻ em ...................................... 9

1.2. Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em ............................................ 19

1.3. Các phương thức và điều kiện bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em 27

Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ

CỦA TRẺ EM VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BẢO ĐẢM

QUYỀN VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI.................................................................................................37

2.1. Thực trạng bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành

phố Hà Nội ...................................................................................................... 37

2.2. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ

em trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................... 64

KẾT LUẬN .................................................................................................... 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thị Hương. Các số liệu, kết quả nghiên

cức được sử dụng nêu trong luận văn trung thực, có trích dẫn rõ ràng và chưa

được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khánh Thu

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi nhận được sự hướng dẫn,

giảng dạy và giúp đỡ tận tình của các Thầy giáo, Cô giáo của Học viện Hành

chính Quốc gia; được sự động viên, quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn

bè và gia đình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia

và các Thầy giáo, Cô giáo của Học viện.

Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS. Lê Thị

Hương và toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Nhà nước – Pháp luật và Lý

luận cơ sở.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khánh Thu

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVCSGDTE Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CRC Convention on the Rights of the Child

(Công ước quốc tế về quyền trẻ em)

Covid-19 Đại dịch bệnh truyền nhiễm

với tác nhân là virus SARS- CoV-2

PVC Nhựa tái chế

PTTH Phát thanh truyền hình

UBND Ủy ban nhân dân

UNICEF United Nations International Children's

Emergency Fund (Quỹ Nhi đồng Liên

hợp quốc)

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước và là lớp

agia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em. Chính vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ trước đến nay

được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, là một trong những nhiệm vụ

cách mạng và chính trị cần được ưu tiên thực hiện trong chiến lược con người,

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định: “Một năm khởi đầu từ

mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

Người cũng từng khẳng định: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai

của nước nhà, vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn

Đảng, toàn dân” [16, tr.467]. Tuy nhiên, trẻ em cũng thuộc nhóm người dễ bị

tổn thương cần nhận được sự định hướng và quan tâm đúng mức. Đây là vấn

đề quan trọng được cộng đồng quốc tế quan tâm. Trẻ em cần được sống trong

môi trường sống an toàn, lành mạnh để có thể phát triển toàn diện về thể chất,

trí tuệ và tinh thần. Hơn nữa, trẻ em rất cần được quan tâm, dạy dỗ và giáo

dục vì tâm sinh lý các em chưa hoàn thiện, nhân cách chưa được định hình rõ

ràng và đầy đủ.

Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những truyền thống quý báu của

dân tộc Việt Nam. Kế thừa, tiếp thu và phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp

của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan

tâm đặc biệt đến trẻ em; coi việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là mối

quan tâm đặc biệt hàng đầu. Công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đã

được thể hiện rõ trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp

luật nhà nước, nhằm tạo ra khung pháp lý, bảo đảm thực hiện các quyền cơ

bản của trẻ em. Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định “Trẻ em được Nhà nước,

gia đình và xã hội ảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các v n

đ v trẻ em. Nghiêm c m xâm hại, hành hạ, ngược đãi, ỏ mặc, lạm dụng,

óc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quy n trẻ em” [23, Đ.37]

Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã và đang được cộng đồng quốc tế dành sự

quan tâm xứng đáng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên

thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em. Việc phê chuẩn Công ước về

Quyền trẻ em tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt

Nam, đồng thời cũng đặt ra những nghĩa vụ ràng buộc Việt Nam đối với việc

thực thi Công ước. Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 (nay là

Luật Trẻ em năm 2016) đã tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các quyền

trẻ em, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em, trong đó có quyền vui chơi, giải trí.

Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta,

quyền vui chơi, giải trí của trẻ em chưa thật sự được Nhà nước và xã hội đặc

biệt quan tâm. Trong khi đó, quyền vui chơi, giải trí của trẻ em cũng là quyền

lợi và là nhu cầu cơ bản của trẻ em, giúp trẻ em có thể phát triển toàn diện.

Đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hà Nội, toàn xã hội phải quay cuồng với nhịp

sống hiện đại, trẻ em được tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ từ

rất sớm do đó hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em cần được chú trọng nhằm

đảm bảo sự cân bằng về sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ. Trên thực tế

việc đảm bảo quyền vui chơi, giải trí của trẻ em vẫn còn nhiều bấp cập, hạn

chế. Những hạn chế, bất cập này do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan,

nhưng đều cần có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra cách thức giải

quyết, đặc biệt là những nghiên cứu từ thực tiễn cơ sở.

Trong bối cảnh nêu trên, đề tài Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ

em trên địa àn thành phố Hà Nội được tác giả lựa chọn để thực hiện luận văn

3

thạc sỹ luật học chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính, với mong

muốn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các

giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế để bảo đảm đầy đủ và hiệu quả

quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trong giai đoạn hiện nay tên địa bàn thành

phố Hà Nội.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được coi là một truyền thống lâu đời

của dân tộc Việt Nam. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, trẻ em luôn là đối tượng

nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, gia đình và toàn xã hội.

Đề tài về bảo vệ quyền trẻ em đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc

độ khác nhau. Có thể nêu ra một số án phẩm như:

- Đề tài “Hoàn thiện pháp luật v đảm bảo quy n của các nhóm xã hội dễ

bị tổn thương” của Hoàng Thị Kim Quế, 2010. Công trình đã tập trung phân

tích sự điều chỉnh của pháp luật về đảm bảo quyền của các nhóm xã hội dễ bị

tổn thương (trong đó có đối tượng là trẻ em), chỉ ra những bất cập, hạn chế và

hướng hoàn thiện [20].

- Đề tài “Nghiên cứu việc thực hiện quy n trẻ em ở Việt Nam, một số v n

đ lý luận và thực tiễn” của các tác giả Nguyễn Hữu Minh, Đặng Bích Thủy,

Viện xã hội học thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thực hiện năm 2014.

Đề tài đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn thực hiện

quyền trẻ em ở Việt Nam, chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế và đề xuất

một số giải pháp nhằm thúc đẩy các quyền của trẻ em [17].

- Sách chuyên khảo “Những đi u cần biết v quy n trẻ em, luật trẻ em và

các chương trình hành động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em”

NXB Hồng Đức 2017. Cuốn sách là cẩm nang cần thiết đối với các bậc phụ

huynh, nhà trường, xã hội trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em [19].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!