Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luân chuyển cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐÀO XUÂN THẮNG
LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƢỜNG MẦM NON, TIỂU HỌC VÀ THCS
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THÀNH HƢNG
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Luân chuyển cán bộ quản lý trường Mầm non , Tiểu học
và THCS trên địa bàn huyện Tiên Yên , tỉnh Quảng Ninh”. được thực hiện
từ tháng 08/2011 đến tháng 4/2012. Luận văn sử dụng những thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã
được tổng hợp và xử lí.
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Tác giả
Đào Xuân Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập khóa học Thạc sĩ Quản lý giáo dục tại trường
ĐHSP Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các
thầy, cô giáo. Hoàn thành luận văn thạc sĩ khóa học này, tôi xin chân thành
cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và đặc biệt là Phó giáo sư,
Tiến sĩ Đặng Thành Hưng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Tổ chức Tỉnh uỷ,
Lãnh đạo Sở Giáo dục&Đào tạo Quảng Ninh, Phòng Giáo dục, Phòng Nội vụ,
Ban Tổ chức Huyện ủy Tiên Yên và cán bộ quản lý các trường học thuộc
huyện. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi
hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012
Đào Xuân Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh mụ c các ký hiệu viết tắt vi
Danh mụ c các bảng vii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Cấu trúc luận văn 4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ
QUẢN LÍ TRƢỜNG HỌC Ở CẤP HUYỆN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 6
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 8
1.2.1. Tổ chức và quản lí 8
1.2.1.1. Tổ chức 8
1.2.1.2. Quản lí 11
1.2.1.3. Quan hệ giữa tổ chức và quản lí 12
1.2.2. Quản lí giáo dục và quản lí trƣờng học 15
1.2.2.1. Quản lí giáo dục 15
1.2.2.2. Quản lí trường học 16
1.2.3. Cán bộ quản lý và cán bộ quản lý trƣờng học 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
1.2.3.1. Cán bộ quản lí 18
1.2.3.2. Cán bộ quản lí trường học 20
1.2.4. Luân chuyển cán bộ quản lý 20
1.2.4.1. Định nghĩa 20
1.2.4.2. Vai trò của công tác luân chuyển cán bộ 22
1.2.4.3. Nội dung luân chuyển cán bộ 23
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƢỜNG HỌC Ở HUYỆN 24
1.3.1. Đặc điểm nghề nghiệp 24
1.3.1.1. Cán bộ quản lí trường mầm non 24
1.3.1.2. Cán bộ quản lí trường tiểu học 26
1.3.1.3. Cán bộ quản lí trường trung học cơ sở 28
1.3.2. Đặc điểm xã hội 29
1.3.2.1. Hoàn cảnh sống 29
1.3.2.2. Quan hệ xã hội 29
1.3.2.3. Quan hệ quản lí 30
1.4. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ
QUẢN LÍ TRƢỜNG HỌC Ở CẤP HUYỆN
31
1.4.1. Mục đích, nguyên tắc luân chuyển cán bộ quản lí trường học 31
1.4.1.1. Mục đích 31
1.4.1.2. Nguyên tắc 32
1.4.2. Nội dung luân chuyển cán bộ quản lí trƣờng học ở huyện 33
1.4.2.1. Điều động, thuyên chuyển vị trí công tác. 33
1.4.2.2. Bổ nhiệm và miễn nhiệm 34
1.4.2.3. Bổ nhiệm lại 36
1.4.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác luân chuyển cán bộ
quản lí trƣờng học
37
1.4.3.1. Chính sách cán bộ 37
1.4.3.2. Yêu cầu phát triển giáo dục 38
1.4.3.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ 38
1.4.3.4. Những điều kiện kinh tế-xã hội ở địa phương 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 40
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ QUẢN LÍ
TRƢỜNG MẦM NON, TIỂU HỌC VÀ THCS Ở HUYỆN TIÊN YÊN
TỈNH QUẢNG NINH
2.1. KHÁI QUÁT BỐI CẢNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HUYỆN TIÊN YÊN 41
2.1.1. Vị trí địa lí tự nhiên và dân số 41
2.1.2. Nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế 42
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 45
2.2.1. Giáo dục mầm non 45
2.2.1.1. Mạng lưới, cơ cấu trường lớp 45
2.2.1.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí 46
2.2.2. Giáo dục phổ thông 51
2.2.2.1. Mạng lưới, cơ cấu trường lớp 51
2.2.2.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí 54
2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ QUẢN LÍ
TRƢỜNG HỌC Ở HUYỆN TIÊN YÊN
60
2.3.1. Nhận thức về luân chuyển cán bộ quản lý trƣờng học 60
2.3.1.1. Nhận thức của các cấp quản lí ở huyện 60
2.3.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lí trường học 61
2.3.1.3. Nhận thức của giáo viên và cộng đồng địa phương 62
2.3.2. Thực trạng các biện pháp quản lí trong tổ chức luân chuyển
cán bộ quản lí trƣờng học
62
2.3.2.1. Các biện pháp lập kế hoạch và qui hoạch 62
2.3.2.2. Các biện pháp tổ chức nguồn lực và bộ máy 64
2.3.2.3. Các biện pháp tổ chức và chỉ đạo thực hiện 65
2.3.2.4. Các biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 68
Chƣơng 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ QUẢN LÍ
TRƢỜNG HỌC Ở HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH
3.1. XÂY DỰNG CƠ CHẾ CHUNG CỦA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÍ
CÁN BỘ GIÁO DỤC TRONG HUYỆN
70
3.1.1. Thực hiện công khai, dân chủ và phân cấp hợp lí trong công 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
tác cán bộ của ngành giáo dục
3.1.1.1. Mục tiêu của biện pháp 70
3.1.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp 70
3.1.1.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp 77
3.1.2. Khuyến khích vai trò chủ động, tự giác và tích cực của cán
bộ quản lí các cấp
78
3.1.2.1. Mục tiêu của biện pháp 78
3.1.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp 79
3.1.2.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp 81
3.1.3. Tăng cƣờng công tác quản lý gắn với việc đánh giá đúng
phẩm chất, năng lực và chiều hƣớng phát triển của cán bộ.
83
3.1.3.1. Mục tiêu của biện pháp 83
3.1.3.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp 83
3.1.3.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp 85
3.2. QUI HOẠCH VÀ BỐ TRÍ, SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LÍ TRƢỜNG HỌC PHÙ HỢP VỚI QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ-XÃ HỘI
86
3.2.1. Qui hoạch phát triển cán bộ quản lí giáo dục và cán bộ
quản lí trƣờng học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các địa bàn khác
nhau của huyện
86
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 86
3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp 86
3.2.1.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp 89
3.2.2. Xây dựng và thực hiện đề án luân chuyển CBQL trường học 90
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 90
3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp 90
3.2.2.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp 93
3.3. KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP 94
3.3.1. Tổ chức lấy ý kiến đánh giá 94
3.3.1.1. Qui mô, số lượng, thành phần tham gia 94
3.3.1.2. Nội dung đánh giá 94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
3.3.1.3. Phương pháp và kĩ thuật đánh giá 94
3.3.2. Kết quả đánh giá 94
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 98
2. Khuyến nghị 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC
Phiếu thăm dò kiến về thực trạng việc luân chuyển CBQL trường học
(dành cho cán bộ dự nguồn CBQL trường học)
i
Phiếu thăm dò kiến về thực trạng việc luân chuyển CBQL trường học
(dành cho CBQL trường học)
ii
Phiếu thăm dò kiến về các biện pháp thự c hiện luân chuyển CBQL
trường học (dành cho CBQL trường học)
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCHTƯ : Ban Chấp hành Trung ương
BNL : Bổ nhiệm lại
CBQL : Cán bộ quản lý
CĐSP : Cao đẳng sư phạm
CMNV : Chuyên môn nghiệp vụ
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ĐHSP : Đại học sư phạm
GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo
GDTX : Giáo dục thường xuyên
LL chính trị : Lý luận chính trị
LCCB : Luân chuyển cán bộ
NQTƯ : Nghị quyết Trung ương
PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ
PTCS : Phổ thông cơ sở
QLGD : Quản lý giáo dục
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
THSP : Trung học sư phạm
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤ C CÁ C BẢNG
Nội dung Trang
Bảng 2.1: Mạng lưới trường mầm non huyện Tiên Yên 46
Bảng 2.2: Cơ cấu, độ tuổi và giới tính 47
Bảng 2.3: Thâm niên công tác 48
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn 49
Bảng 2.5: Nghiệp vụ quản lý 50
Bảng 2.6: Mạng lưới trường phổ thông huyện Tiên Yên 52
Bảng 2.7: Cơ cấu độ tuổi và giới tính 55
Bảng 2.8: Thâm niên công tác 56
Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn 57
Bảng 2.10: Nghiệp vụ quản lý 58
Bảng 2.11: Thống kê cán bô, ̣ giáo viên được đánhgiá xếp loại hàng năm 63
Bảng 2.12: Thống kêsố lượng cán bộ được đưa vào quy hoạchCBQL 64
Bảng 2.13: Kết quả tổ chức thực hiện luân chuyên cán bộ quản lý
giáo dục các trường học thuộc huyện 66
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết củ a các biện pháp 95
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi củ a các biện pháp 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển
ngày càng nhanh. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình
phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân
tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới kể cả
những nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định
sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.
Để thực hiện thành công mục tiêu đã được Đại hội Đảng CSVN lần thứ
XI chỉ ra "phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại" thì việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
nói chung, CBQL nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định. Chất
lượng đội ngũ CBQL luôn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định
sự thành bại của mọi công việc, của từng tổ chức, cơ quan cũng như đối với
toàn cục của cách mạng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành
công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [24,Tr.269-273].
Trong công tác quản lí nhân sự, khâu tổ chức thực hiện luân chuyển (bao
gồm điều động, bổ nhiệm, BNL và có thể cả miễn nhiệm) CBQL được xác
định là khâu đột phá nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong môi trường
công tác, phát huy năng lực và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Đây là
chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, có ý nghĩa đặc biệt
trong thời kỳ hiện nay. LCCB không phải là vấn đề hoàn toàn mới mà là sự kế
thừa, phát triển truyền thống của dân tộc ta và những quan điểm tư tưởng của
Đảng, Bác Hồ về công tác cán bộ qua các thời kỳ cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Điều động cán bộ tạo ra cách nhìn mới, là cơ hội để kiểm nghiệm sự đi
đôi giữa lý luận và thực tiễn của đội ngũ CBQL trong việc vận dụng cụ thể,
sát thực, khách quan giữa trường học và trường đời. LCCB nhằm khắc phục
thực trạng giáo điều trong tư duy, đẩy lùi cách nhìn cũ, kìm hãm sự phát triển.
LCCB nhằm đổi mới toàn diện phong cách làm việc, tinh thần trách nhiệm
trước công việc, tính tiên phong gương mẫu trước quần chúng của cán bộ. Bổ
nhiệm có tác động rất lớn đối với CBQL. Nó chứng minh cho phẩm chất đạo
đức, năng lực CBQL trong quá trình công tác. Do vậy họ luôn luôn phải
gương mẫu, rèn luyện, học tập và phấn đấu không ngừng để đáp ứng trước
yêu cầu ngày càng cao của công việc.
Đội ngũ CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS thuộc huyện Tiên
Yên (gọi tắt là các trƣờng học thuộc huyện Tiên Yên) hiện nay đều được
bổ nhiệm từ giáo viên, đa số có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn
đạt chuẩn. Song để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay, chất lượng
của đội ngũ này còn bộc lộ nhiều yếu kém. Mặt khác, CBQL trường học
thường là người địa phương (hoặc địa phương hóa) nên có nhiều yếu tố ảnh
hưởng tới chất lượng công tác của họ. Đó là sức ì, lối làm việc chủ quan, tư
duy chậm đổi mới; tình trạng cục bộ địa phương; phải chịu áp lực của phụ
huynh học sinh, của bà con và của chính quyền sở tại… Những yếu tố này đã
tác động không nhỏ đến CBQL, làm cho họ không phát huy hết khả năng
sáng tạo, đôi khi làm sa sút phẩm chất cán bộ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục chung của nhà trường.
Về mặt lí luận, vấn đề LCCB trong khoa học quản lí giáo dục nước ta
hầu như chưa từng được chính thức nghiên cứu, mặc dù có thể được trình bày
trong các giáo trình hay tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ của ngành giáo
dục. Khi nó đang tồn tại như một sự kiện trong thực tiễn quản lí giáo dục thì