Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Điều động, luân chuyển và biệt phái cán bộ, công chức cấp huyện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUỐC THÁI
ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN VÀ BIỆT PHÁI
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
____________________________________
NGUYỄN QUỐC THÁI
ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN VÀ BIỆT PHÁI
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính
Mã số chuyên ngành: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH HỢP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung luận văn là kết quả của một quá
trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. NGUYỄN CẢNH HỢP Các số liệu nêu trong luận
văn là trung thực và chính xác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Thái
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
CBCC : Cán bộ, công chức.
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết đề tài:................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài :............................................................ 3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài. ............................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài.............................................. 4
7. Kết cấu luận văn....................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN
CHUYỂN VÀ BIỆT PHÁI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN......... 5
1.1. Khái niệm cán bộ, công chức ............................................................ 5
1.1.1. Khái niệm cán bộ............................................................................................5
1.1.2. Khái niệm công chức .....................................................................................5
1.2. Khái niệm cán bộ, công chức cấp huyện.......................................... 6
1.2.1 Khái niệm cán bộ cấp huyện..........................................................................6
1.2.2. Khái niệm công chức cấp huyện...................................................................7
1.3. Điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức cấp huyện.. 8
1.3.1. Điều động cán bộ, công chức cấp huyện.....................................................8
1.3.2. Luân chuyển cán bộ, công chức cấp huyện...............................................14
1.3.3. Biệt phái công chức cấp huyện...................................................................21
1.4. Phân biệt điều động, luân chuyển và biệt phái cán bộ công chức,
cấp huyện ................................................................................................. 24
1.5. Mục đích, ý nghĩa của điều động, luân chuyển và biệt phái cán
bộ, công chức cấp huyện........................................................................ 25
1.5.1. Mục đích điều động......................................................................................25
1.5.2. Mục đích luân chuyển..................................................................................26
1.5.3. Mục đích biệt phái........................................................................................27
1.6. Kinh nghiệm lịch sử về công tác luân chuyển, điều động, biệt phái
cán bộ, công chức .................................................................................... 29
1.7. Những tiến bộ và hạn chế trong quy định pháp luật về điều động,
luân chuyển và biệt phái cán bộ, công chức cấp huyện....................... 32
1.7.1 Những tiến bộ trong quy định pháp luật về điều động, luân chuyển và
biệt phái cán bộ, công chức cấp huyện.................................................................32
1.7.2. Những hạn chế trong quy định pháp luật về điều động, luân chuyển và
biệt phái cán bộ, công chức cấp huyện.................................................................36
Kết luận chƣơng1 .......................................................................................... 37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN VÀ BIỆT
PHÁI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN (TỪ THỰC TIỄN TỈNH
VĨNH LONG) VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ....................... 38
2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ công, chức cấp huyện tại tỉnh Vĩnh
Long.......................................................................................................... 38
2.2. Thực trạng luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức
cấp huyện tại tỉnh Vĩnh Longvà giải pháp hoàn thiện........................ 39
2.2.1. Thực trạng luân chuyển cán bộ, công chức cấp huyện tại tỉnh Vĩnh Long
và giải pháp hoàn thiện..........................................................................................39
2.2.2. Thực trạng điều động cán bộ, công chức cấp huyện tại tỉnh Vĩnh Longvà
giải pháp hoàn thiện...............................................................................................54
2.2.3. Thực trạng biệt phái cán bộ, công chức cấp huyện tại tỉnh Vĩnh Longvà
giải pháp hoàn thiện...............................................................................................59
2.3. Một số giải pháp chung nhằm hoàn thiện công tác luân chuyển,
điều động, biệt phái cán bộ, công chức cấp huyện............................... 65
2.3.1. Đổi mới quan điểm về công tác điều động, luân chuyển và biệt phái cán
bộ, công chức ..........................................................................................................65
2.3.2. Hoàn thiện pháp luật về điều động, luân chuyển và biệt phái cán bộ,
công chức.................................................................................................................67
2.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác điều động, luân chuyển
và biệt phái cán bộ, công chức cấp huyện............................................................70
2.3.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác điều động, luân
chuyển và biệt phái cán bộ, công chức cấp huyện ..............................................72
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 74
KẾT LUẬN.................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài:
Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang ngày
càng phát triển một cách toàn diện về quy mô, tính chất: toàn Đảng, toàn dân
đang nỗ lực ra sức phấn đấu hội nhập nền kinh tế quốc tế.Trước tình hình thực
tiễn như vậy đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ
cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý nói riêng có đầy đủ và nâng cao không
ngừng về phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị; sự thành thạo về nghiệp vụ,
sự am tường về xã hội và con người, có nhiều triển vọng sẵn sàng cống hiến cả
đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đáp ứng ngang tầm sự
nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc trong thời đại mới.
Để có được đội ngũ cán bộ, công chức như vậy, thì phải có sự quan tâm,
chú trọng đến công tác cán bộ; Và hiện nay công tác cán bộ đang đòi hỏi ở
chúng ta rất nhiều vấn đề gay gắt, trong đó thực hiện luân chuyển, điều động,
biệt phái cán bộ, công chức nổi lên như một nhiệm vụ quan trọng, bức thiết,
đã và đang đặt ra nhiều thách thức nhằm giải quyết hiệu quả, phá vỡ thế bị
động trì trệ, cục bộ trong đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Xuất phát từ
yêu cầu của thực tiễn, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm truyền thống lịch sử,
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác luân chuyển, điều động, biệt
phái cán bộ, công chức đã đề ra nhiều chủ trương, quy định về công tác này
và hiện nay có thể nói công tác luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công
chức được xem là một khâu đột phá có tính chiến lược trong việc xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý ngang tầm với thời kỳ phát triển
mới, thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt
khác, trong tình hình hiện nay vẫn còn nhiều địa phương, đơn vị thực hiện
công tác cán bộ chưa tốt, công tác luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ,
công chức tiến hành chưa triệt để đang ở trong tình trạng chắp vá, bị động;
một số cán bộ, công chức vẫn còn tư tưởng bao cấp, tư duy cổ hủ, lạc hậu bảo
thủ; hiệu quả công tác điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức
không cao.