Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lựa chọn và sử dụng bài tập chương “điện tích. điện trường” vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực nhận thức vật lí của học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÍ
NGUYỄN VĂN THUẬN THÀNH
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG”
VẬT LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHẬN THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÍ
NGUYỄN VĂN THUẬN THÀNH
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG”
VẬT LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHẬN THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý/Vật lý học
Khóa học: 2021 – 2022
Nguời hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022
I
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất lớn từ
quý thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành của mình đến quý thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh, đặc biệt là thầy
PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh - người đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt hành trình
thực hiện khóa luận tốt nghiêp và Th.S Trần Thị Hương Xuân đã đóng góp ý kiến phản
biện, nhận xét cho đề tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Đà nẵng, tháng 5 năm 2022
Tác giả
Nguyễn Văn Thuận Thành
II
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I
MỤC LỤC II
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT V
DANH MỤC BẢNG VI
DANH MỤC HÌNH VII
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN
THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH. 5
1.1 Tổng quan về năng lực và năng lực nhận thức Vật Lí.............................................5
1.1.1. Khái niệm năng lực 5
1.1.2. Năng lực chung 6
1.1.3. Năng lực Vật Lí 13
1.1.4. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực vật lí cho học sinh THPT 16
1.2. Lựa chọn và sử dụng bài tập Vật Lí trong chương trình THPT .........................17
1.2.1. Khái niệm bài tập Vật Lí 17
1.2.2. Phân loại bài tập Vật Lí 18
1.2.3. Vai trò của bài tập Vật Lí 20
1.2.4. Nguyên tắc và quy trình lựa chọn BTVL theo định hướng phát triển năng lực
nhận thức Vật Lí của HS 21
1.3. Thực trạng việc sử dụng BTVL vào dạy học phát triển năng lực năng lực nhận
thức Vật lí của HS............................................................................................................23
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu điều tra 23
1.3.2. Nội dung nghiên cứu điều tra 23
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu điều tra 23
1.3.4. Đối tượng nghiên cứu điều tra 23
1.3.5. Kết quả điều tra 23
III
1.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng BTVL nhằm phát triển năng
lực nhận thức vật lí ở trường THPT..............................................................................29
1.4.1. Thuận lợi 29
1.4.2. Khó khăn 29
1.5. Ý nghĩa của việc sử dụng BTVL nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí của
học sinh. ............................................................................................................................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
“ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG” – VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHẬN THỨC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH. 31
2.1. Nội dung kiến thức chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11.........................31
2.1.1. Đặc điểm chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 31
2.3. Ma trận về nội dung theo các mức độ năng lực nhận thức Vật Lí. .....................35
2.4. Lựa chọn hệ thống bài tập “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11...........................39
2.5. Soạn thảo một số tiến trình dạy học chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11
trong đó có sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng nhằm phát triển năng lực nhận
thức Vật Lí của học sinh .................................................................................................54
2.5.1. Tiết 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT COULOMB. 54
2.5.2. Tiết 5,6: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC
ĐIỆN 63
2.5.3. Tiết 7. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN 74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 86
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 87
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.......................................................................87
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .............................................................................87
3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.............................................................................87
3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm ..............................................................................87
3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.......................................................................88
3.5.1. Chọn lớp thực nghiệm sư phạm: 88
3.5.2. Quan sát tiết học 88
IV
3.5.3. Phương pháp chuyên gia 88
3.6. Tiến hành thực nghiệm 88
TIỂU KẾT CHƯƠNG III 93
TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ 94
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI LỰA CHỌN VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ PLI
PHỤ LỤC 2. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI LỰA CHỌN VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ PLIII
PHỤ LỤC 3. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI LỰA CHỌN VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” VẬT LÍ 11
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VẬT LÍ PLV
PHỤ LỤC 4. DANH SÁCH GV THAM GIA NGHIÊN CỨU CHUYÊN GIA PLIX
V
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
HS Học sinh
TTLĐ Thị trường lao động
GQVĐ Giải quyết vấn đề
SGK Sách giáo khoa
BT Bài tập
GV Giáo viên
BTVL Bài tập vật lí
TC Tiêu chí
NL Năng lực
VI
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Phân loại năng lực chung ....................................................................................6
Bảng 1. 2. Phân loại năng lực đặc thù ...............................................................................10
Bảng 1. 3. Phân loại BTVL ...............................................................................................18
Bảng 1. 4. Thực trạng của việc lựa chọn và sử dụng bài tập chương Điện tích – Điện
trường – Vật lí 11 của giáo viên dạy học Vật Lí ở trường THPT (9 giáo viên) trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng............................................................................................................23
Bảng 1. 5. Thực trạng của việc học Vật Lí theo định hướng phát triển năng lực ở trường
THPT Hòa Vang (44 học sinh) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. ....................................26
Bảng 2. 1. Phân phối chương trình của chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 THPT
...........................................................................................................................................31
Bảng 2. 2. Các chỉ số yêu cầu cần đạt của các bài thuộc “Điện tích. Điện trường”..........31
Bảng 2. 3. Bảng liên hệ giữa chỉ số hành vi môn vật lí với chỉ số hành vi của “Điện tích.
Điện trường” Vật Lí 11......................................................................................................33
Bảng 2. 4. Ma trận đề bài theo hướng dẫn của BGD&ĐT theo 4 bậc của Bloom: biết....35
Bảng 3. 1. Đánh giá tính hiệu quả của đề tài.....................................................................89
VII
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Khái niệm năng lực.............................................................................................6
Hình 1. 2. Khảo sát giáo viên THPT Hòa Vang................................................................26
Hình 1. 3. Khảo sát HS THPT Hòa Vang..........................................................................28
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm trở lại đây, nền giáo dục trên thế giới đã rất phát triển, ngày
ngày đổi mới để tìm ra, đào tạo những nguồn nhân lực đủ khả năng để phục vụ được nhu
cầu ngày càng khắt khe hơn của xã hội. Và Việt Nam cũng đã và đang cố gắng để làm
được điều đó. Trong nghị quyết Hội nghị TƯ8, khoá XI về đổi căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đã nêu: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực
và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi
mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi,
trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực"
Tuy nhiên, mặc dù đã cố gắng đổi mới để bắt kịp xu thế giáo dục trên thế giới thế
nhưng nền giáo dục ở Việt Nam lại còn bị nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết là
chính, chưa thật sự thiết thực, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn, đặc biệt là các môn về khoa học tự nhiên, trong đó có Vật Lí.
Chính vì lẽ đó, Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã chính thức được Bộ
giáo dục và đào tạo ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Chương trình giáo dục
phổ thông mới 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, tạo
môi trường học tập, rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông, biết vận
dụng kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời ….Và bài tập chính là một trong những
công cụ hữu ích giúp giáo viên trang bị cho học sinh những yêu cầu mới của chương
trình này. Việc giải bài tập không chỉ giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng phân tích vấn
đề, tư duy, xây dựng lập luận, mà còn có thể tạo ra được sự hứng thú cho học sinh, giúp
2
học sinh nhận ra sự liên quan chặt chẽ giữa kiến thức đang học và đời sống. Do đó, việc
lựa chọn một hệ thống bài tập logic theo định hướng phát triển năng lực nhận thực Vật Lí
là vô cùng quan trọng.
Với chương trình giáo khoa hiện hành hiện nay, em nhận thấy những bài tập được
đưa ra vẫn chưa có đủ sự liên hệ với đời sống, đồng thời, những bài tập này lại tương đối
thiên về kĩ năng tính toán là chính, vẫn chưa giúp học sinh rèn luyên luyện năng lực nhận
thức Vật Lí nhiều. Điều này có thể giúp nhiều học sinh giải tốt các bài tập khi kiểm tra,
thi cử, nhưng khi được đặt vào tình huống cụ thể thì chính học sinh lại lúng túng khi
không biết phải vận dụng hay lựa chọn kiến thức Vật Lí nào để giải quyết. Trong khi Vật
Lí là một môn khoa học tự nhiên có tính ứng dụng rất nhiều trong đời sống và là nền
móng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khoa học kĩ thuật như chế tạo máy móc, thiệt bị
điện tử, chinh phục vũ trụ… Chính vì vậy, để khắc phục điều này, em cho rằng các bài
tập Vật Lí phải có tính hệ thống, được chọn lọc kĩ lưỡng và phải được sử dụng sao cho
phù hợp với mục đích dạy học, chú trọng bồi dưỡng các năng lực Vật Lí cần thiết cho
học sinh để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và phát huy tính say mê, sáng tạo của các
em học sinh nhằm định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các em học sinh.
Với những vấn đề và lí do được nêu ở phía trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Lựa chọn và sử dụng bài tập chương “Điện tích – Điện trường” - Vật Lí 11 theo
hướng phát triển năng lực nhận thức Vật Lí của học sinh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Lựa chọn và sử dụng bài tập chương “Điện tích. Điện trường” Vật Lí 11 để dạy
học nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật Lí của học sinh.
3. Giả thiết khoa học
Nếu lựa chọn và sử dụng được bài tập trong dạy học chương “Điện tích. Điện
trường” một cách hợp lí sẽ phát triển năng lực vật lí của học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học ở trường.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận cho đề tài
- Nghiên cứu thế nào là năng lực, năng lực nhận thức trong Vật Lí.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về lựa chọn và sử dụng bài tập trong dạy học Vật Lí .