Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhật bản trên địa bàn hà
MIỄN PHÍ
Số trang
87
Kích thước
427.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1570

lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhật bản trên địa bàn hà

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập, làn sóng đầu tư của nước ngoài vào Việt

Nam ngày càng gia tăng trong đó có nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản. Đến

cuối năm 2006, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam

đạt 7,4 tỷ USD. Nhật Bản đang được coi là nhà đầu tư hiệu quả nhất tại Việt

Nam, đứng đầu về số vốn thực hiện, trong đó chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực

công nghiệp (85%). Chính phủ hai nước đều thể hiện quyết tâm tạo mọi điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn tại Việt Nam thông qua

việc ký kết và thực hiện Hiệp định xúc tiến, bảo hộ đầu tư và sáng kiến chung

nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Lực lượng lao động Việt Nam được thu hút vào làm việc trong các

doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng nhiều. Điều đó đã đóng góp đáng kể vào

sự ổn định và phát triển nền kinh tế, nó giải quyết được nhiều việc làm và thu

nhập cho người lao động.

Trong thời gian qua thực tế cho thấy, lợi ích người lao động trong các

doanh nghiệp có vốn Nhật Bản, phần lớn được đảm bảo, không xảy ra các

cuộc đình công, bãi công của công nhân, ông chủ đánh đập công nhân như

một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác …

Bên cạnh những thành tựu đó cũng còn có những hạn chế gây ảnh

hưởng đến lợi ích của người lao động mà nếu để kéo dài sẽ gây bất lợi không

nhỏ đối với sự phát triển không chỉ của người lao động mà còn đối với chính

DN. Đầu tháng 10.2006, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã

công bố kết quả điều tra về xu hướng và các vấn đề lực lượng lao động và

tình hình phát triển nguồn nhân lực ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Kết quả

của cuộc điều tra này cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ các công ty lo ngại về vấn

đề tăng lương đặc biệt cao, chiếm tới 75,9%. Mặc dù tăng lương là xu hướng

1

khá phổ biến ở hầu hết các nước, nhưng ở Việt Nam, các công ty Nhật Bản

vẫn khai thác được lợi thế về mức lương thấp. Xét tới mức lương hàng tháng,

khoảng cách giữa lương của các công nhân ở Việt Nam và ở miền Nam Trung

Quốc có khoảng cách đáng kể, khoảng 70 – 80 USD (với cùng một công việc

như nhau) [43].

Do đó, vấn đề lợi ích kinh tế của người lao động làm việc trong các

doanh nghiệp có vốn nước ngoài là một vấn đề cần được nghiên cứu trong

tình hình hiện nay, để có những giải pháp cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó,

Học viên chọn đề tài: "Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội" làm luận văn thạc

sĩ Kinh tế.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề lợi ích kinh tế ở các DN nói chung và các DN có vốn đầu tư

nước ngoài nói riêng đã có một số tác giả đã nghiên cứu:

- Lợi ích kinh tế cá nhân của người lao động trong các doanh

ngiệpNhà nước ở nước ta (Qua thực tiễn ở Hải Phòng) (Luận văn Thạc sĩ,

1995) của Đỗ Đăng Dân.

- Lợi ích kinh tế của người lao động, vai trò của công đoàn với việc

bảo vệ lợi ích này trong các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân (Luận văn

Thạc sĩ, 1995) của Nguyễn Lợi.

- Trần Quang Lâm, An Như Hải chủ biên (2006), Kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Đỗ Lộc Diệp (2003), Mỹ - Âu - Nhật văn hoá và phát triển, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

- Trần Thị Nhung, Nguyễn Huy Dũng (2005). Phát triển nguồn nhân

lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản (Luận văn Thạc sĩ, 1998) của

Đỗ Viết Thẩn.

2

- Bàn về sự hình thành và kết hợp các lợi ích kinh tế trong nông nghiệp

tập thể hiện nay ở nước ta (Luận án. PTS, 1988) của Nguyễn Duy Hùng

- Lợi ích kinh tế của người lao động và vận dụng nó vào lực lượng vũ

trang trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (Luận án Tiến sĩ khoa học

quân sự, 1998), Học viện chính trị Quân Sự

Tuy nhiên để đi sâu vào vấn đề "Lợi ích kinh tế của người lao động

trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội"

thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Do đó, chúng tôi đã chọn đề tài này để

nghiên cứu.

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích

Trên cơ sở kế thừa các tư liệu đã có, kết hợp với khảo sát thực tiễn

nhằm góp phần làm rõ thêm những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn lợi ích

kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật

Bản trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó nhằm đề xuất những phương hướng

và giải pháp góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế cho người lao động trong các

doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được những mục đích trên, luận văn đi vào giải quyết các nhiệm

vụ sau:

Một là: Hệ thống hoá làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về lợi ích

kinh tế nói chung và lợi ích kinh tế cá nhân người lao động nói riêng.

Hai là: Đi sâu nghiên cứu về thực trạng tình hình lợi ích kinh tế của

người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản, vạch ra

những mặt ưu điểm và hạn chế cần phải khắc phục.

Ba là: Đề ra được hệ thống giải pháp, nhằm bảo vệ lợi ích của người

lao động. Từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh

nghiệp Nhật, góp phần vào công cuộc xây dựng, kiến thiết, nhằm thực hiện

thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô và trong cả nước.

3

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Đầu tư nước ngoài là một phạm trù rộng, luận văn chỉ tập trung

nghiên cứu các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản.

- Đề tài chỉ nghiên cứu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội, còn sự đầu tư của các

quốc gia, và các lĩnh vực khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.

- Phạm vi nghiên cứu là các tư liệu có được trong khoảng thời gian từ

năm 1993 – 2006.

4. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài các phương pháp chủ yếu của Kinh tế chính trị Mác – Lênin,

luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: khảo sát thực tiễn, thống

kê, phỏng vấn chuyên gia, phân tích tổng hợp, so sánh…

5. Những đóng góp về khoa học của luận văn

- Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây, luận văn có thể

sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập ở các trường Cao đẳng

và Đại học trong khuôn khổ môn Kinh tế chính trị.

- Luận văn có thể sử dụng là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc soạn

thảo các văn bản pháp lý đối với việc sử dụng lực lượng lao động của các

doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Thông qua những thành tựu và những đóng góp. luận văn có những ý

nghĩa thực tiến góp phần giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư

ở Việt Nam cần phải có quan điểm và nhận thức sâu sắc về vai trò của lợi ích

kinh tế đối với người lao động, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ

sở đó họ có thái độ cư xử đúng đắn, phù hợp với đạo đức, với quy ước của

pháp luật trong quá trình các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

4

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1.1. LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.1.1. Bản chất lợi ích kinh tế và lợi ích kinh tế của người lao động

1.1.1.1. Bản chất của lợi ích kinh tế

Trong bất cứ nền sản xuất xã hội nào, lợi ích kinh tế đều là mối quan tâm

của tất cả các chủ thể kinh tế và các thành viên trong xã hội. Điều đó được biểu

hiện rất đa dạng, phong phú. Do đó, lợi ích kinh tế là vấn đề cơ bản xuyên suốt

mọi nền sản xuất, của toàn bộ tiến trình vận động và phát triển của lịch sử. Theo

quan điểm của các nhà kinh điển thì lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của những

quan hệ xã hội, những quan hệ kinh tế trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Trong tác phẩm “Vấn đề nhà ở” Ph.Ăngghen đã viết: “Những quan hệ

kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi

ích” [30, tr.376].

Khi bàn về lợi ích các nhà nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước từ

nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã nêu lên những khái niệm về lợi ích kinh tế:

V.P Ca-man-kin cho rằng: “Lợi ích kinh tế của một chủ thể nhất định là

sự tác động lẫn nhau giữa các nhu cầu kinh tế của chủ thể đó” [6, tr.13].

Theo quan điểm của tác giả Đào Duy Tùng thì: Lợi ích kinh tế là hình

thức biểu hiện những quan hệ kinh tế, quan hệ giữa người và người trong sản

xuất [39, tr.9].

Điều này thể hiện: người nào nắm tư liệu sản xuất, điều hành quá trình

sản xuất, quyết định phân phối sản phẩm cũng chính là người giữa vai trò

quyết định trong hệ thống sản xuất.

Tác giả Vũ Hữu Ngoạn cũng khẳng định: Lợi ích kinh tế là một phạm trù

kinh tế khách quan, là hình thức biểu hiện trước hết của quan hệ sản xuất… Lợi

ích kinh tế là cơ chế tác động chung của tất cả các quy luật kinh tế [33].

5

Bàn về lợi ích kinh tế tác giả Khoa Minh lại cho rằng: Lợi ích kinh tế là

sự biểu hiện của những quan hệ kinh tế đối với việc thoả mãn những nhu cầu

vật chất cần thiết cho đời sống dưới hình thức mục đích xác định của hoạt

động kinh tế của con người…Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện cụ thể các

quan hệ kinh tế và quy luật phản ánh các quan hệ kinh tế đó [32, tr. 296].

Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin: Lợi ích kinh tế là lợi ích

vật chất, nó phản ánh mục đích và động cơ khách quan của các chủ thể kinh tế

khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ thống quan hệ sản

xuất quyết định [2, tr.289].

Từ những quan điểm khác nhau trên thấy rằng: Trong bất cứ xã hội nào

con người muốn tồn tại phải thoả mãn nhu cầu về ăn mặc, ở, đi lại, bảo vệ sức

khoẻ, học tập và giải trí. Nói cách khác con người muốn sống, tồn tại cần thoả

mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần để phát triển thể lực và trí lực của

mình. Toàn bộ những nhu cầu đó được biểu hiện dưới một hình thức chung

nhất chính là lợi ích kinh tế. Nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển

kinh tế xã hội.

Trong xã hội có nhiều động lực như động lực kinh tế, chính trị … song

động lực chủ yếu, suy cho cùng, là động lực kinh tế vì nó có ý nghĩa quyết

định thúc đẩy con người hành động, chi phối nội dung các động lực khác.

Cuộc sống của con người bao giờ cũng đòi hỏi nhu cầu vật chất và văn hoá

ngày càng cao. Nhưng không phải bất kỳ nhu cầu nào của con người cũng

được thoả mãn và đều là lợi ích kinh tế, mà chỉ có những nhu cầu mang tính

hiện thực mới được thoả mãn và mới thuộc phạm trù lợi ích kinh tế. Nhu cầu

đó phụ thuộc vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất nhất định. Hay

chính là: không phải bản thân nhu cầu là lợi ích kinh tế, mà nhu cầu khi được

xác định về mặt xã hội mới trở thành lợi ích kinh tế. Như vậy, lợi ích kinh tế

có liên quan đến nhu cầu của con người. Nhưng không phải mọi nhu cầu của

con người đều trở thành lợi ích kinh tế, mà chỉ có những nhu cầu vật chất

(nhu cầu kinh tế) mới trở thành lợi ích kinh tế.

6

Về bản chất phải khẳng định rằng: Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh

tế khách quan. Lợi ích kinh tế muốn được thực hiện phải thông qua hoạt động

có nhận thức của con người. Và con người càng nhận thức tự giác được phạm

trù lợi ích, thì hoạt động của họ càng thu được kết quả cao.

Quan hệ sản xuất là khách quan, nó luôn tồn tại trong vận động (như

mọi sự vật hiện tượng). Sự vận động của QHSX biểu hiện ở sự vận động của

các quy luật kinh tế do nó trực tiếp sinh ra (nghĩa là khi QHSX được xác lập,

làm nảy sinh các quy luật kinh tế phù hợp với bản chất của QHSX). Thông

qua sự vận động của các quy luật kinh tế mà QHSX ảnh hưởng tới quá trình

sản xuất. Mỗi quy luật kinh tế, phản ánh một mặt của QHSX, các quy luật

kinh tế là quy luật xã hội, phương thức hoạt động của chúng đều phải thông

qua con người. Do đó, tính khách quan của quy luật kinh tế thể hiện qua lợi

ích kinh tế để chi phối con người hành động theo quy luật.

Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của QHSX, là một khâu chính của

cơ chế tác động chung của quy luật kinh tế do QHSX sinh ra. Không có lợi

ích kinh tế thuần tuý tồn tại ngoài con người hoặc là con người không ý thức

gì về lợi ích. Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, những con

người có khả năng nhận thức nó và vì nó mà hành động. Ở đây, cái khách

quan được biểu hiện dưới dạng chủ quan, mang hình thức chủ quan, cái chủ

quan do khách quan qui định. Trong thực tế, các động cơ hành động kinh tế

của con người có vẻ chủ quan nhưng thực ra nó là động cơ mang tính khách

quan. Một mặt, thông qua lợi ích, con người mưu cầu đời sống; mặt khác,

thông qua lợi ích mà xu hướng phát triển khách quan của sản xuất xã hội

được thực hiện. Vì vậy, lợi ích (trước hết là lợi ích kinh tế) trở thành một

trong những động lực cơ bản, phổ biến thúc đẩy sản xuất và đời sống xã hội

phát triển. Ph.Ăngghen cho rằng, lợi ích kinh tế là những động cơ đã lay

chuyển những quân chúng đông đảo. Và khi chúng biến thành sự kích thích

hoạt động của con người “thì chúng lay động đời sống nhân dân”.

7

Từ sự tiếp cận ở trên có thể khẳng định rằng: Lợi ích kinh tế là một

phạm trù kinh tế khách quan nó phát sinh và tồn tại trên cơ sở của một quan

hệ sản xuất nhất định, là hình thức biểu hiện trước hết của quan hệ sản xuất và

phản ánh mặt bản chất nhất của QHSX. Lợi ích kinh tế không tuỳ thuộc vào

yếu tố chủ quan của con người (không tuỳ thuộc ở chỗ là con người có nhận

thức được nó hay không, mà do địa vị của họ trong QHSX quyết định).

1.1.1.2. Lợi ích kinh tế của người lao động

Hiện nay ở Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào với hơn 49

triệu người (hàng năm tăng thêm từ 1,3 đến 1,5 triệu người), đang hoạt động

trong các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác nhau của nền kinh

tế quốc dân, bao gồm tất cả những người làm việc trong lĩnh vực sản xuất vật

chất và sản xuất không vật chất; những người có chuyên môn kỹ thuật; người

lao động trực tiếp và gián tiếp, người lao động chân tay và trí óc…Do sự phát

triển của phân công lao động xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế, sự gia nhập

WTO và nhất là trong một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế

thị trường định hướng XHCN, thì cần coi tất cả mọi người - bất kỳ ai? làm gì?

ở đâu? thuộc thành phần kinh tế nào? Tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra

sản phẩm cho xã hội và thu nhập quốc dân là người lao động

Người lao động ở mọi thời đại kinh tế, đều là những người trực tiếp sản

xuất ra của cải vật chất, ra những vật phẩm có giá trị sử dụng cho bản thân và

cho xã hội. Nhưng trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, địa vị kinh

tế và do đó địa vị xã hội của họ trong hệ thống các quan hệ kinh tế - xã hội

cũng khác nhau. Rõ ràng lợi ích kinh tế của người nô lệ lao động dưới roi vọt

của người quản nô khác hoàn toàn với lợi ích kinh tế của người công nhân

làm thuê, dưới sự quản lý của các chủ tư bản.

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, khi người lao động

tự do làm việc theo năng lực và hưởng theo thành quả lao động của mình. Giá

trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!