Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lợi ích kinh tế của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở miền Đông Nam Bộ hiện nay
PREMIUM
Số trang
463
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1075

Lợi ích kinh tế của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở miền Đông Nam Bộ hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HOÏC VIEÄN CHÍNH TRÒ - HAØNH CHÍNH QUOÁC GIA HOÀ CHÍ MINH.

---------/-------

BAÙO CAÙO TỔNG HỢP KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU

ÑEÀ TAØI KHOA HOÏC CAÁP BOÄ NAÊM 2007.

LÔÏI ÍCH KINH TEÁ CUÛA COÂNG NHAÂN

TRONG CAÙC DOANH NGHIEÄP COÙ VOÁN

ÑAÀU TÖ NÖÔÙC NGOAØI TAÏI MIEÀN ÑOÂNG

NAM BOÄ HIEÄN NAY.

Cô quan chuû trì:

HV Chính trò – Haønh chính KV II

Chuû nhieäm ñeà taøi:

T.S Phaïm Thò Xuaân Höông

7255

26/3/2009

Tp. HCM 12/2008

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI.

1- PGS. TS Nguyễn Đức Bách Học viện chính trị -hành chính quốc gia HCM.

2- PGS. TS Nguyễn Văn Oánh Học viện chính trị -hành chính quốc gia HCM

3- TS Nguyễn An Ninh Học viện chính trị -hành chính quốc gia HCM

4- Th S Nguyễn Tầm Dương Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương

5- Th S Thân Ngọc Anh Học viện chính trị -hành chính quốc gia HCM KV II

6- Th S Hà Văn Tác Học viện chính trị -hành chính quốc gia HCM KV II

7- TS Phạm Thị Xuân Hương Học viện chính trị -hành chính quốc gia HCM KV II

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài:

Trong bất kỳ xã hội nào, lợi ích kinh tế chính là những động cơ khách

quan thúc đẩy hoạt động của giai cấp, của nhóm xã hội hay của những người

riêng biệt. Lợi ích kinh tế xuất hiện, hoạt động, phát triển phụ thuộc vào

những điều kiện vật chất khách quan của đời sống con người và hình thành

trên cơ sở những nhu cầu của họ. Nó là mối lợi kinh tế mà một cá nhân, tập

thể hay xã hội trong các quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định, thúc đẩy

các nhóm xã hội hay từng con người hoạt động, đấu tranh với những điều

kiện gây khó khăn và cản trở cho sự tồn tại và phát triển của mình. Đó chính

là những động cơ khách quan do quan hệ sản xuất quyết định, nó độc lập với

ý chí và nhận thức của con người, không thể tự xóa bỏ hay thay đổi được. Cơ

sở của lợi ích kinh tế là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất phản ánh qua các

quan hệ lợi ích.

Việc thực hiện lợi ích cá nhân của người công nhân cần phải gắn bó với

việc thực hiện lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội. Nó phản ánh việc thống

nhất tổ chức các mối quan hệ giữa các thành viên của xã hội trong hoạt động

lao động sản xuất, hướng vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Lợi ích của cá

nhân xét về chủ thể, đó là lợi ích của một con người cụ thể, bao gồm các yếu

tố tự nhiên, xã hội và yếu tố lịch sử. Trước hết, lợi ích của cá nhân, đó là sự

quan tâm tự nhiên đến các nhu cầu vật chất và tinh thần thiết thân hằng ngày.

Và từ đó họ có sự thôi thúc nội tại, thể hiện ra những hành động biểu hiện nhu

cầu đó. Vì thế lợi ích trở thành động lực cơ bản nhất cho mọi hoạt động của

con người. Lợi ích là điều nhạy cảm đặc biệt đối với con người trong hoạt

động của nó. Trong kinh tế thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa và

xuất hiện thị trường sức lao động, người lao động càng ý thức về lợi ích thiết

2

thân của họ nhiều hơn, đòi hỏi chính sách và cơ chế quản lý phải hướng vào

việc khơi dậy những thuộc tính tự nhiên của con người, biến nó thành động

lực thúc đẩy hoạt động của con người có hiệu quả hơn.

Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta có

những đặc điểm cơ bản: sản xuất nhỏ là phổ biến, cơ sở vật chất kỹ thuật còn

yếu kém, tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Mối quan hệ giữa các

lợi ích tạo thành một tổng thể phức tạp, bao gồm những nhu cầu khác nhau

tương ứng với các chủ thể lợi ích khác nhau. Chính sách kinh tế - xã hội xã

hội chủ nghĩa đặc biệt quan tâm và đảm bảo việc thực hiện lợi ích kinh tế của

người công nhân. Lợi ích kinh tế của người công nhân đóng vai trò quan

trọng trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Nó là đặc trưng tiêu biểu cho lợi

ích của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội của thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lao động chưa trở thành nhu cầu tự nhiên của con

người, chưa mang tính tự nguyện tự giác vì lợi ích của toàn xã hội, nó vẫn còn

là một phương tiện sinh sống thì hành vi thái độ của con người trong hoạt

động kinh tế - xã hội phụ thuộc một phần rất quan trọng vào lợi ích mà họ đạt

được qua hoạt động của mình. Đồng thời, khi trình độ sản xuất còn thấp, đời

sống của người công nhân còn nhiều khó khăn, lợi ích kinh tế chính là động

lực nội tại, trực tiếp nhất kích thích họ tích cực tham gia sản xuất mà qua đó

góp phần cho xã hội phát triển. Do đó, để người công nhân an tâm sản xuất,

phát huy sáng kiến, tài năng cần phải chú ý đảm bảo lợi ích chính đáng của

họ. Nếu lợi ích chính đáng không được thỏa mãn họ sẽ có những phản ứng

tiêu cực dưới dạng này hoặc dạng khác, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản

xuất và thiệt hại về kinh tế, thậm chí có khi ảnh hưởng đến chính trị.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, lợi ích kinh tế không chỉ dựa trên

hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể như trước đây, mà dựa trên sự đa

dạng hóa các hình thức sở hữu tồn tại đan xen nhau, phụ thuộc lẫn nhau

nhưng chúng có mâu thuẫn với nhau, bắt nguồn từ sự thỏa mãn nhu cầu của

3

các chủ thể khác nhau. Để hạn chế những mâu thuẫn này, vai trò của nhà

nước là cần thiết. Qua cơ chế, chính sách, luật pháp mà nhà nước tạo môi

trường lành mạnh cho mỗi người trong sản xuất, trong quan hệ lợi ích.

Từ khi thực hiện nền kinh tế hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường

ở nước ta hiện nay, tồn tại một loại hình quan hệ lao động mới bao gồm hai

đối tượng: người chủ và người làm thuê, C.Mác gọi là: lao động làm thuê và

tư bản. Người chủ có thể trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, cũng có thể

thông qua trung gian người khác để thay mặt mình điều hành lao động làm

thuê, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, gọi chung đó là người sử dụng

lao động. Đối tượng của tư bản trong quan hệ lao động để tạo ra giá trị mới là

người công nhân làm thuê. Họ bán sức lao động của mình cho nhà tư bản,

tham gia vào quá trình sản xuất. Người lao động và người sử dụng lao động

tạo nên quan hệ lợi ích vừa đối lập nhau vừa bổ sung phụ thuộc lẫn nhau. Khi

lợi ích của người lao động tăng lên thì lợi nhuận của người chủ tư liệu sản

xuất bị giảm xuống; nhưng mặt khác, khi lợi ích của người lao động được

quan tâm đúng với sức lao động họ đã bỏ ra, quyền lợi chính đáng của họ

được thỏa mãn thì họ sẽ tích cực, năng động và tạo ra năng suất lao động cao

hơn, do đó lượng giá trị mới được tạo ra càng tăng nhiều hơn giá trị sức lao

động mà họ đã bán. Khi đó lợi ích của người mua sức lao động nghĩa là của

nhà tư bản sẽ đồng thời tăng lên.

Ở loại hình doanh nghiệp FDI, mối quan hệ lao động dựa trên cơ sở sức

lao động và tư liệu sản xuất tách rời nhau. Nhưng để tạo ra việc làm cho

người công nhân và tranh thủ vốn của tư bản trong và ngoài nước, cũng như

kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh của họ vào việc phát triển kinh tế

đất nước, ở chừng mực nhất định ta thừa nhận quan hệ bóc lột sức lao động,

nhưng đây là hình thức bóc lột cần thiết có lợi ích cho quốc gia và cho người

công nhân trong thời kỳ quá độ.

4

Để kinh tế quốc gia phát triển, lợi ích kinh tế của người công nhân được

bảo đảm đồng thời doanh nghiệp phát triển, mối quan hệ giữa người sử dụng

lao động và người công nhân cần được thực hiện đúng đắn trong khuôn khổ

pháp luật nhà nước và phù hợp yêu cầu khách quan. Do đó, nghiên cứu thực

trạng việc thực hiện lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp FDI ở MĐNB

nước ta hiện nay để từ đó tìm ra những quan điểm, phương hướng thích hợp

góp phần cho những cơ quan chức năng điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế thực

hiện lợi ích của công nhân trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội nước ta là

việc làm cần thiết cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn. Trong khuôn khổ đề tài

này, tác giả chọn địa bàn MĐNB, nơi công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ,

tập trung nhiều công nhân và nhiều doanh nghiệp FDI để nghiên cứu.

2- Tình hình nghiên cứu đề tài :

Nghiên cứu về lợi ích kinh tế từ trước đến nay đã được nhiều nhà khoa

học quan tâm tìm hiểu từ khai thác các quan niệm lý luận mang tính nguyên

tắc của Mác, Angghen, Lênin, Hồ Chí Minh đến tham khảo các quan niệm, tư

tưởng của nhiều nhà lý luận ngoài chủ nghĩa Mác kể cả trước đây và hiện nay.

Ngoài ra việc tìm hiểu những quan hệ các lợi ích của các chủ thể khác nhau ở

các thời kỳ xã hội cũng là đề tài từng được nhiều người quan tâm làm sáng tỏ.

Có thể khái lược một số công trình chuyên khảo liên quan như sau :

– Về sự kết hợp các lợi ích kinh tế của tác giả Vũ Hữu Ngoạn và Khổng

Doãn Hợi do Nhà xuất bản Thông tin lý luận Hà Nội xuất bản năm 1983. Tác

giả tập trung làm rõ lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về vấn đề

lợi ích kinh tế, từ cơ sở này làm rõ cơ cấu lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ.

– Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vấn đề nguồn gốc và động

lực của Giáo sư Lê Hữu Tầng do nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội xuất

bản vào năm 1991. Tác phẩm này phân tích về các mâu thuẫn của thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và biện chứng của quá trình giải quyết nó

5

trong thời kỳ này chính là tạo động lực cho sự phát triển. Tác giả cho rằng

động lực cơ bản nhất trong thời kỳ quá độ là tác động đến nhu cầu lợi ích để

kích thích tính tích cực của người lao động.

– Lợi ích. Động lực của sự phát triển xã hội, tác giả Nguyễn Linh

Khiếu do nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội xuất bản năm 1999. Trong tác

phẩm này tác giả làm rõ lợi ích và vai trò của lợi ích đối với sự phát triển xã

hội, quan hệ biện chứng các lợi ích chủ yếu với tính cách là động lực của sự

phát triển và vấn đề sử dụng vai trò động lực trong thực tiễn cách mạng Việt

Nam.

– Dân chủ và lợi ích kinh tế. Những động lực thúc đẩy sự nghiệp đổi

mới của Giáo sư Vũ Hữu Ngoạn đăng trên tạp chí Thông tin lý luận tháng

5/1991 đề cập đến quan hệ giữa dân chủ và lợi ích kinh tế và quan hệ này là

một trong những động lực cơ bản thúc đẩy sự nghiệp đổi mới.

– Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý tiền lương trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam của Giáo sư Tiến sỹ Tống Văn Đường, nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1995. Trong tác phẩm này tác giả nghiên

cứu về thực trạng và hạn chế trong việc thực hiện chính sách trả lương cho

người lao động trong cơ chế thị trường, từ đó đề xuất một số giải pháp đổi

mới cơ chế và chính sách theo hướng đảm bảo lợi ích kinh tế phù hợp để kích

thích tính tích cực của họ.

– Quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trong nền kinh tế thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Giáo sư Vũ Chấn đăng trên tạp

chí Quốc phòng toàn dân số 1/1995, trong đây khái quát về quan hệ giữa lợi

ích cá nhân và lợi ích tập thể, vận dụng vào nhận thức và thực hiện ở nước ta

trong cơ chế kinh tế thị trường một cách thích hợp và hiệu quả.

– Về động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, đề tài khoa học do Giáo

sư Lê Hữu Tầng chủ biên. Do nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm

6

1997, đề tài này xác định các động lực cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở nước ta trong đó việc giải quyết nhu cầu lợi ích của người lao

động được coi là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Qua khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả xác định đề tài nghiên cứu

của mình đã chọn có yếu tố mới, không trùng lắp với những công trình mà

các tác giả khác đã thực hiện.

3- Mục tiêu.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiển thực hiện lợi ích của

công nhân trong các doanh nghiệp FDI ở địa bàn MĐNB nhằm xây dựng một

số quan điểm cơ bản và đề xuất những phương hướng chính giải quyết hợp lý,

đúng đắng lợi ích kinh tế của người công nhân trong doanh nghiệp FDI ở

MĐNB nói riêng và ở nước ta nói chung.

4- Nhiệm vụ nghiên cứu :

_ Trình bày khái quát quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về lợi ích và lợi

ích kinh tế của công nhân.

– Tìm hiểu về vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện và điều chỉnh

lợi ích kinh tế của công nhân trong doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay.

– Làm rõ thực trạng lợi ích kinh tế của công nhân trong doanh nghiệp

FDI ở MĐNB hiện nay.

– Xây dựng một số quan điểm về giải quyết lợi ích kinh tế của công

nhân trong FDI ở MĐNB hiện nay.

– Đề xuất một số phương hướng cơ bản để thực hiện hợp lý, đúng đắn

lợi ích kinh tế của công nhân trong loại hình doanh nghiệp FDI ở MĐNB hiện

nay.

5- Phạm vi nghiên cứu :

Một số doanh nghiệp FDI ở MĐNB.

7

Những quy định pháp luật cơ bản về trả lương và thu nhập của công

nhân đang được thực hiện.

6- Phương pháp triển khai đề tài :

Phương pháp luận : Đề tài dựa trên các phương pháp của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tiếp cận và giải quyết vấn đề.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp như sau :

– Lôgic và lịch sử: Từ thực trạng của vấn đề để tìm ra sự tác động qua

lại của việc thực hiện lợi ích của công nhân với những bức xúc của công nhân

hiện nay.

Từ thực trạng của vấn đề để tìm ra sự tác động qua lại của việc thực

hiện lợi ích của công nhân với những bức xúc của công nhân hiện nay.

Từ thực trạng của vấn đề để tìm ra sự tác động qua lại của việc thực

hiện lợi ích của công nhân với những bức xúc của công nhân hiện nay.

– Phân tích và tổng hợp : Phân tích những quan niệm khác nhau về lợi

ích và vai trò của lợi ích kinh tế từ đó xây dựng nhận thức đúng đắn về lợi ích

kinh tế của người công nhân trong doanh nghiệp FDI hiện nay.

- Khảo sát, tìm hiểu, so sánh thu nhập của công nhân trong một số

doanh nghiệp FDI khác nhau. So sánh thu nhập của công nhân trong một số

doanh nghiệp FDI với nhu cầu đời sống thiết yếu của họ và của toàn xã hội.

– Phỏng vấn, phát phiếu điều tra một số công nhân ở một số doanh

nghiệp FDI, từ đó tìm hiểu nhu cầu lợi ích kinh tế chính đáng của họ.

7- Cái mới của đề tài:

- Góp phần làm sáng rỏ cơ sở khoa học giải quyết lợi ích kinh tế của

công nhân.

8

- Trên cơ sở khái quát thực trạng, xây dựng quan điểm và phương

hướng có tính chất định hướng cho nhận thức và thực hiện lợi ích kinh tế của

công nhân trong doanh nghiệp FDI ở MĐNB hiện nay.

9

CHƯƠNG 1

LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG DOANH NGHIỆP

CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.

1.1. Quan niệm về lợi ích và lợi ích kinh tế

1.1.1. Quan niệm về lợi ích

Trong xã hội và đặc biệt là trong nền sản xuất xã hội, tất cả mọi người

đều quan tâm đến những nhu cầu và lợi ích. Các tác động của lợi ích biểu hiện

ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực. Việc sử dụng có ý thức “các công cụ đòn bẩy

kinh tế” - thực chất là các lợi ích kinh tế trong việc quản lý trực tiếp, giúp

chúng ta một phương tiện tác động rất tinh tế và hết sức mạnh mẽ đối với sản

xuất- kinh doanh và phát triển kinh tế- xã hội.

Dưới sự tác động của lợi ích, thái độ của con người đối với thế giới

xung quanh có được tính hướng đích. Lợi ích là động lực bên trong làm

chuyển động các hành vi của con người. Việc phân tích một cách toàn diện

hiện tượng lợi ích đưa ra cơ sở, khả năng cho việc giải thích các nguyên nhân

thực sự của các khát vọng cuộc sống của con người và động cơ hành vi của

con người. Nhiều nhà triết học Pháp thế kỷ 18 coi lợi ích là động lực quan

trọng nhất của hành vi con người. Tuy nhiên họ chưa lý giải được cái gì sinh

ra lợi ích của con người và sinh ra sự xung đột hay “kết hợp hi hịa” giữa các

lợi ích.

Kant coi lợi ích là cái nhờ nó lý trí trở thành thực tiễn, tức trở thành

nguyên nhân xác định ý chí. Do đó, người ta chỉ nói về thực thễ(con người)

có lý trí, rằng con người đó thể hiện lợi ích đối với cái gì đó; những người bị

mất lý trí chỉ có động lực cảm giác. Như vậy mọi người trong các hành vi của

mình trước hết tuân theo các lợi ích đạo đức, các lợi ích bổn phận.

Hêghel sử dụng một cách rộng rãi phạm trù lợi ích để phân tích hành vi

của con người, để làm sáng tỏ các sức mạnh, động lực của sự phát triển xã

10

hội. Vì lợi ích đóng vai trò quan trọng trong sự vận động của lịch sử, cho nên

ông đề cao ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề về sự kết hợp các lợi ích chung

và các lợi ích riêng. Ông cho rằng, Nhà nước sẽ tiện lợi và tự mình sẽ rất

mạnh, nếu như lợi ích riêng của công dân được thống nhất với lợi ích chung,

nếu như lợi ích này được thỏa mãn và thực hiện trong lợi ích khác. Dù có

những mâu thuẫn nhất định, nhưng lý luận của Hêghel về lợi ích đánh dấu

một bước phát triển lớn trong việc giải quyết vấn đề đó.

C. Mác và Ph. Ang- ghen đánh giá cao quan niệm về kết hợp lợi ích

của Hêghel nhưng phê phán một cách gay gắt quan điểm cho rằng Nhà nước

điều hòa các thành viên của xã hội dân sự lại với nhau trên lập trường duy tâm

về xã hội vì “bỏ qua” bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện thực

tiễn lịch sử xã hội. Hai ông cho rằng, chính lợi ích là cái liên kết các thành

viên của xã hội thị dân lại với nhau. Lợi ích là thuộc tính tất yếu của con

người và nó gắn kết các thành viên xã hội dân sự lại với nhau1

. Trong điều

kiện của nhà nước bóc lột, thuộc tính đó có thể thể hiện và thể hiện ở “hình

thức xa lạ” là nhà nước và hệ tư tưởng của nhà nước do bản chất giai cấp và

định hướng chính trị của mình làm sai lệch nội dung hiện thực và mối tương

quan giữa các lợi ích, do vậy làm mờ đi mối quan hệ thực tế giữa mọi người

được hình thành trên cơ sở của các quan hệ sản xuất tồn tại trong xã hội.

Ngoài ra C. Mác và Ph. Ăng-ghen còn phân biệt tư tưởng với lợi ích và làm

sáng tỏ mối quan hệ hiện thực giữa chúng: “ một khi tư tưởng tách rời “ lợi

ích” thì nhất định nó sẽ tự làm nhục nó”2

. Xuất phát từ luận điểm đó các ông

đi đến kết luận rằng tư tưởng chỉ là sự phản ánh lợi ích giai cấp và sức mạnh

của tư tưởng tùy thuộc vào việc nó gắn liền sâu sắc đến mức nào với các lợi

ích, ở mức độ như thế nào phản ánh lợi ích chung.

1 C.Mác và Ph. Ang- ghen.Toàn tập,T2,Nxb. Sự thật.H.1983,tr.184

2 Sđd tr. 126

11

Lợi ích thể hiện với tư cách là sức mạnh động lực của những thay đổi

xã hội. Chúng được hình thành trên cơ sở của các quan hệ sản xuất, trao đổi

và phân phối của cải vật chất tồn tại trong xã hội đó và do vậy chúng được

thay đổi cùng với những thay đổi của các quan hệ đó. Các quan hệ kinh tế của

từng xã hội được biểu hiện trước hết dưới tư cách là các lợi ích.

Những luận điểm lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác￾Lênin về lợi ích, về ý nghĩa và vai trò của lợi ích trong sự phát triển xã hội là

cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu và nhận thức nó.

Ở giai đoạn phát triển hiện nay, lợi ích là một trong những vấn đề có ý nghĩa

rất lớn đối với hoạt động của con người cụ thể, đối với tập thể và đối với các

chủ thể xã hội khác nhau.

Trong lĩnh vực chính trị kinh tế học có nhiều công trình nghiên cứu về

lợi ích. Tuy vậy ở đây vẫn không có sự thống nhất trong quan điểm. Quan

điểm thứ nhất phủ định tính chất khách quan của các lợi ích. Cho rằng lợi ích

là sự phản ánh trong ý thức của mọi người các nhu cầu phát triển khách quan

của họ gắn liền với các điều kiện của tồn tại xã hội hoặc lợi ích kinh tế là

hành vi hoạt động của ý thức thuộc lĩnh vực quan hệ ý chí hay theo bản chất

của mình lợi ích kinh tế là yếu tố tâm lý, là sự phản ánh tư tưởng của cá nhân

(của xã hội ) về hệ thống các quan hệ sản xuất khách quan kích thích cá nhân

thực hiện những hành vi nhất định.

Quan điểm thứ hai, khi coi lợi ích là phạm trù khách quan đồng thời

khẳng định rằng chủ thể mang lợi ích là con người và do vậy quá trình thực

hiện các lợi ích chỉ có thể được tiến hành trong trường hợp nhận thức được

chúng. Do đó, họ cho rằng lợi ích là sự thống nhất của cái khách quan và cái

chủ quan có cơ sở khách quan nhất định. Nhưng lợi ích tùy thuộc rất nhiều

vào người mang lợi ích – con người. Lợi ích không tồn tại ở bên ngoài con

người, bên ngoài giai cấp, bên ngoài ý thức của con người. Ở ý nghĩa này, lợi

12

ích được thể hiện ở hình thức chủ quan. Tuy vậy, lợi ích không phải phạm trù

chủ quan. Không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mặc dù lợi ích được thể hiện

ở hình thức chủ quan, bởi vì nội dung và nguồn gốc của lợi ích là khách quan.

Khi thừa nhận lợi ích là hình thức biểu hiện của các quan hệ kinh tế, những

người theo quan điểm này còn khẳng định rằng hình thức đó được tạo ra bởi ý

thức, bởi chức năng phản ánh của con người và do đó thuộc tính phản ánh tùy

thuộc cả vào ý thức lẫn vào kinh nghiệm kinh tế –xã hội của chủ thể kinh

doanh và của những người khác tham gia các quá trình kinh tế. Do đó, trong

bản chất phức tạp của các lợi ích kinh tế cùng với thuộc tính khách quan có cả

thuộc tính chủ quan.

Trong lĩnh vực xã hội học cũng có nhiều ý kiến khác nhau về thực chất

và bản chất của lợi ích. Quan điểm chiếm ưu thế nhất là quan điểm cho rằng

lợi ích có cơ sở khách quan. Một số tác giả cho rằng lợi ích là hiện tượng của

trật tự chủ quan. Số tác giả khác lại quan niệm rằng lợi ích là sự thống nhất

biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan; cái khách quan là địa vị của

chủ thể, còn cái chủ quan là sức mạnh động lực tư tưởng : sự mong muốn,

khát vọng, động cơ của hoạt động. Theo quan niệm này thì sức mạnh động

lực tư tưởng là yếu tố cần thiết của lợi ích. Do đó, con người vận động bằng

các lợi ích của mình, đồng thời có thể hoạt động trái với lợi ích vì lợi ích là

cái tồn tại khách quan có thể được nhận thức đúng có thể không được nhận

thức( tự mâu thuẫn, không logic)1

.

Trong cuốn “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vấn đề nguồn

gốc và động lực”, tác giả Lê Hữu Tầng có một sự trình bày khá sâu sắc về

vấn đề lợi ích. Theo ông: phương tiện thõa mãn nhu cầu, đối với chủ thể hành

động chính là lợi ích. Vậy lợi ích gắn bó hết sức chặt chẽ với nhu cầu …. Lợi

ích không trùng với nhu cầu nhưng nó cũng không hoàn toàn tách biệt với

1 PGS. TS Luật học Võ Khánh Vinh. Lợi ích xã hội và pháp luật. Nxb Cand. H. 2003. Tr 9-

20).

13

nhu cầu. Lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và vì lẽ đó nó chỉ có nghĩa là lợi ích

khi được đặt trong mối quan hệ với nhu cầu … Xét về mặt bản chất, lợi ích

chính là mối quan hệ- quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới bên

ngoài với nhu cầu của chủ thể; còn về mặt nội dung, lợi ích là cái thõa mãn

nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu … Nhu cầu quyết định đối với chủ thể lợi ích,

do đó nó là cơ sở của lợi ích, còn lợi ích ngược lại, xuất phát từ nhu cầu, dựa

tên nhu cầu, là sự thể hiện của nhu cầu.

Tính chất động lực của nhu cầu được thực hiện không phải một cách

trực tiếp, mà thông qua khâu lợi ích, còn lợi ích là khâu trực tiếp hơn cả trong

việc làm hình thành động cơ tư tưởng thúc đẩy con người ta hành động nhằm

giành lấy cái thỏa mãn nhu cầu … Cùng với nhu cầu, lợi ích là một trong

những động lực cực kỳ quan trọng trực tiếp thúc đẩy hành động của con

người và thông qua đó gây nên những biến đổi trong tiến trình vận động của

lịch sử1

.

Trên quan niệm triết học, tiến sỹ Nguyễn Linh Khiếu cho rằng: quan hệ

lợi ích là mối quan hệ xã hội khách quan giữa các chủ thể có cùng nhu cầu và

cùng đối tượng thỏa mãn nhu cầu như nhau trong việc thực hiện nhu cầu ấy

… Đối tượng của quan hệ lợi ích chính là lợi ích của các chủ thể tham gia

quan hệ này. Vì thế cũng có thể nói lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu … Cố

nhiên, không phải quan hệ nhu cầu nào cũng làm nảy sinh quan hệ lợi ích. Chỉ

những nhu cầu tất yếu, nhu cầu cấp bách mà những nhu cầu ấy đang ở trong

tình trạng có nguy cơ không thể thỏa mãn được mới làm nảy sinh quan hệ lợi

ích ….Vậy, lợi ích là một sự vật hay một hiện tượng khách quan biểu hiện

những mối quan hệ tất yếu của con người và dùng để thỏa mãn những nhu cầu

cấp bách của họ trong một hoàn cảnh sinh sống nhất định.

1

Lê Hữu Tầng. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Vấn đề nguồn gốc và động lực.

Nxb Khxh. H. 1991. Tr 40 -42.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!