Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LICH SU GD QTRI .doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỊCH SỬ GIÁO DỤC QUẢNG TRỊ
PHẦN MỞ ĐẦU:
MẢNH ĐẤT CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ (1945 - 2000)
--------------
Ở vị trí bản lề của đất nước, lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt
hướng ra biển Đông bao la, với diện tích 4.795km2
, với dân số 608.950 người và
với 7 huyện, 2 thị xã, 136 xã phường - Quảng Trị là một tỉnh đất không rộng,
người không đông nhưng là địa bàn có ý nghĩa chiến lược và đã từng có một lịch
sử rất đặc thù.
Phải đến năm Minh Mạng thứ 13 (năm 1832) thì Quảng Trị với tư cách là
một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức hình thành nhưng lịch sử của
vùng đất đã có từ xa xưa. Những bằng chứng xác thực về khảo cổ học cho thấy
hàng vạn năm trước những tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơ me sống trên triền
đông - tây Trường Sơn và những tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo sống ở
các vùng đồng bằng ven biển là những chủ nhân đầu tiên đã sớm cùng cộng cư ở
đây. Chính họ là những người đi tiên phong trong công cuộc khai sơn phá thạch
xây dựng vùng đất này.
Trong lịch sử, Quảng Trị đã từng chịu nhiều biến động, xáo trộn và cắt chia.
Nguyên là một phần trong bộ Việt Thường của nước Văn Lang - Âu Lạc đến thời
kỳ Hán thuộc là một phần của quận Nhật Nam (từ năm 179 trước Công nguyên).
Tiếp đó là một phần của Vương quốc Chămpa (gồm châu Ô và một phần châu
Ma Linh). Đến 1069 với võ công của nhà Lý, từ Bắc cầu Đông Hà được trả về
Đại Việt nhưng phải đến tháng 6/1306, sau cuộc tình nhuốm màu sắc chính trị
của Huyền Trân công chúa với vua Chăm là Chế Mân thì cả tỉnh Quảng Trị mới
hoàn tất việc trở về đất mẹ Việt Nam. Nhưng thế kỷ XV, Quảng Trị trở thành
chiến trường ác liệt với quân xâm lược nhà Minh. Rồi các thế kỷ tiếp nối lại là
vùng tranh chấp ác liệt giữa các tập đoàn thống trị: Lê-Mạc, Trịnh-Mạc, NguyễnMạc và Trịnh-Nguyễn. Trong thời kỳ hiện đại, khi dân tộc ta tiến hành hai cuộc
chiến tranh giải phóng vĩ đại chống xâm lược, đất Quảng Trị sau nhiều năm khói
lửa chống Pháp lại được lịch sử chọn làm nơi đối đầu khốc liệt nhất về chính trị,
nơi tập trung binh lực hùng mạnh nhất của cả hai bên và cũng là nơi diễn ra các
chiến dịch có tính chiến lược trong cuộc quyết chiến với tên sen đầm quốc tế
hùng mạnh - đế quốc Mỹ. Suốt cả một quá trình lịch sử lâu dài cũng là quá trình
nhân dân Quảng Trị cầm súng, cầm gươm chống giặc ngoại xâm và cũng là quá
trình gồng mình lên chống đỡ thiên tai dồn dập. Khói lửa chiến tranh, bão tố, lũ
lụt cùng những xáo trộn, chia cắt... là một thực tế nghiệt ngã, tàn phá nặng nề
vùng đất này và đã làm cho con người phải chịu biết bao gian khổ, mất mát, đau
thương.
Về văn hoá, tuy có chung các quy luật của văn hoá Việt Nam nhưng với một
diễn trình lịch sử và một vị trị địa lý khá đặc thù nên Quảng Trị đã là nơi gặp gỡ,
tiếp nhận và giao hoà nhiều hệ văn hoá khác nhau. Trên cái nền của văn hoá tiền
và sơ sử mà hội tụ ở đó không ít dấu tích của văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Đông
Sơn là quá trình tiếp biến khi tiếp cận với văn hoá Hán, Chămpa, Đại Việt, kể cả
văn hoá phương Tây... Tất cả đã đan vào nhau trong khả năng dung hoà, dung
hợp của người Quảng Trị để trở thành tài sản của chính mình trên hành trình tiến
về phía trước.
Với một phức thể về địa lý, lịch sử, văn hoá và xã hội mang nhiều nét khu
biệt đó, các thế hệ người Quảng Trị đã nối tiếp nhau cùng cộng sinh, vượt qua
mọi thách thức, chung sức chung lòng xây dựng quê hương. Quá trình đó đã tạo
ra bản lĩnh và làm nên những phẩm chất tốt đẹp cảu con người Quảng Trị. Đó là
"kiên cường, bất khuất, dũng cảm trong đấu tranh vì nghĩa lớn. Cần cù, tự lập tự
cường trong sản xuất và xây dựng đời sống. Có tâm hồn trong sáng, bình dị, khí
khái, bộc trực, thẳng thắn và rất mực thuỷ chung". (1
)
Cơ sở sâu xa làm nên sức mạnh ý chí trong những ngặt nghèo của hoàn
cảnh, đó chính là khát vọng sống, khát vọng vươn tới một ngày mai tươi sáng
hơn như một câu ca dao mà chính người Quảng Trị là tác giả:
Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong cổ sử vẫn gọi Quảng Trị là: "Trấn
biên", "trọng trấn", "phên dậu", "cửa ngõ"... phía nam tổ quốc. Càng không phải
vô tình khi ba lần trong ba thời điểm cam go lịch sử đã chọn Quảng Trị làm "thủ
phủ":
- Lần 1: (1558-1626) Nguyễn Hoàng chọn làm nơi định đô dinh chúa để khởi
động sự nghiệp nhà Nguyễn .
- Lần 2: Năm 1885, vua Hàm Nghi xây thành Tân Sở (Cam Lộ) để dựng cờ cần
vương cứu nước, chống ngoại xâm.
- Lần 3: Năm 1973, thị trấn Cam Lộ vinh dự được chọn đặt trụ sở của chính phủ
Cộng hoà miền Nam Việt Nam để thay mặt toàn miền Nam tiếp nhận quốc thư
của các đại sứ.
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại, khi Quảng Trị trở thành
"tuyến đầu của Tổ quốc", hàng vạn người con ưu tú của đất Việt đã về đây tụ
nghĩa, cùng quân và dân Quảng Trị làm nên những chiến công lẫy lừng. Nhiều
tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của Quảng Trị đã không chỉ còn là một địa
danh thông thường mà đã thành những biểu trưng về một thời oanh liệt của dân
tộc. Vinh dự thay khi đã có 57 cá nhân, 130 đơn vị, 100% huyện -
----------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị - NXB Chính trị quốc gia .Trang 19
thị xã và toàn tỉnh Quảng Trị đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý
nhất: Danh hiệu anh hùng. (Trong đó có 2 trường học và 1 thầy giáo là Anh hùng
lao động).
Đặc điểm của vùng đất và con người nói trên đã chi phối sâu sắc quá trình
hình thành và phát triển nền giáo dục Quảng Trị. Nếu như thực tế của chiến
tranh, thiên tai cùng những xáo trộn, chia cắt và với khoảng cách xa các đô thị
lớn đã kìm hãm, cản trở sự phát triển thì ngược lại với khát vọng sống, khát vọng
muốn vươn lên và bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó của con người đã là
nguyên nhân tạo nên sức sống bên trong của nền giáo dục trên mảnh đất này.
Nhìn chung, so với cả nước, hệ thống giáo dục ở Quảng Trị thời bấy giờ
phát triển chậm và nhỏ bé. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống văn
hoá và văn hiến. Từ rất sớm, đặc biệt là thời kỳ Lý - Trần đã có nhiều chủ trương
tiến bộ và đã đầu tư lớn cho sự phát triển giáo dục. Dưới triều Lý Thánh Tông
(năm 1070, Văn Miếu Quốc Tử Giám được thành lập. Năm 1075 đã có kỳ thi
quốc gia đầu tiên. Dưới triều Lý Nhân Tông, năm 1076, kiểu trường Đại học đầu
tiên: Văn Miếu Quốc Tử Giám ra đời. Tiếp đó, nhất là thời kỳ nhà Trần, nhiều
trường học ở các châu, huyện được ra đời, các kỳ thi tuyển chọn nhân tài được tổ
chức thường xuyên, các thiết chế và bầu không khí học hành đã được hình thành
từ rất sớm. Trong khi đó ở Quảng Trị vào thời kỳ này gần như chưa có gì. Cho
đến hiện nay, chưa thấy có tư liệu nào ghi lại hệ thống giáo dục Quảng Trị trong
hơn 1000 năm Hán thuộc và thời kỳ Chiêm Thành. Ngay Dương Văn An khi viết
"Ô Châu Cận Lục" - năm 1555 - mặc dù đánh giá rất cao "địa khí" nơi đây, đến
mức đã đặt câu hỏi: "Nếu chẳng bảo đây là nơi nuôi dưỡng nên những bậc anh
tài, tuấn kiệt, khai mở ra đường học hành thành đạt thì làm sao có thể xứng với
khí đất như vậy" (*).
(*) Ô châu Cận Lục - Dương Văn An
Nhưng trong khi ghi chép rất chi tiết nhiều mặt của xã hội cũng không thấy phản
ánh về hệ thống giáo dục. Điều đó cho thấy nếu có cũng rất ít và sơ sài. Hệ thống
giáo dục cùng các thể chế, định chế để phát triển được bắt đầu và ngày càng rõ
nét ở thời kỳ nhà Nguyễn, với hai thời kỳ khác nhau: Thời kỳ chúa Nguyễn
(1558-1778) là giai đoạn đặt nền móng ban đầu và giai đoạn triều Nguyễn tiếp
nối thì được phát triển rộng và mạnh hơn. Năm 1558, Nguyễn Hoàng chọn ái Tử
để định đô dinh chúa. Trong 68 năm đặt "thủ phủ" ở Quảng Trị cũng như những
năm kế tiếp khi đã chuyển vào Chính Dinh (Huế) chúa Nguyễn đã: thực thi
"những chính sách kinh tế, xã hội tích cực hơn so với đàng ngoài, các chúa
Nguyễn đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định đời sống xã hội, tạo ra các điều
kiện cần thiết để cho văn hoá Quảng Trị khẳng định cơ sở nền tảng của mình và
vươn dậy trong những vận hội mới" (1
). Riêng về phát triển giáo dục, thì đúng
như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Long: "Thời chúa Nguyễn mới
vào phải tiếp tục lo mở mang bờ cõi, tổ chức cho dân khai phá đất đai, tổ chức
chính quyền cai trị, tuyển mộ binh lính, tích trữ lương thực, đào hầm đắp luỹ để
chuẩn bị đối phó với chúa Trịnh, vì vậy vấn đề giáo dục được ở hàng thứ yếu...
Mãi đến 1674, chúa Nguyễn Phúc Tấn mới mở khoa thi Chính đồ và Hoa Văn...".
(
2
) Tuy nhiên trong 68 năm đóng ở Quảng Trị, với những chính sách tích cực của
mình, Nguyễn Hoàng đã góp phần đáng kể cho sự phát triển giáo dục. Theo tư
liệu của giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (3
) thì từ 1660 đã có các kỳ thi tuyển chọn
nhân tài mà nội dung đã chú trọng đến các kiến thức thực tế của người dự tuyển.
Nguyễn Hoàng thực hiện chọn người vào bộ máy cai trị bằng cả hai cơ chế:
--------------------------------------------------------------------------------------------------
(
1
)Lịch sử ngành Văn hoá - Thông tin Quảng Trị - NXB 2001 . Trang 10.
(2)Nho học Việt Nam - NXB Giáo dục -1995
(1): Lịch sử ngành Văn hoá tư tưởng Quảng Trị, trang 11- xuất bản năm 2001
(3)Tiến trình lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Ngọc (NXB Giáo dục-năm 2000,
Trang 160)
tiến cử và thi tuyển. Nhờ những chính sách tiến bộ này mà tại một số làng, xã đã
lập đền Văn Thánh thờ Khổng Tử, nhiều làng xây dựng các hương ước, khoán
ước khích lệ sự học, phong trào đi học đã có những khởi động tích cực. Học lúc
này là Nho học với vị thánh là Khổng Tử nên đã có một tục lệ mới ra đời: trước
khi cho con đi học, gia đình đưa con đến đền Văn Thánh khấn lạy với lễ vật là
một con gà, một đĩa xôi, sau đó mới gửi con cho một ông đồ nho dạy chữ Hán để
học. Như vậy, thế kỷ XVI-XVII, thời chúa Nguyễn, tuy chưa có gì nổi trội nhưng
đã tạo được tiền đề cho giáo dục Quảng Trị, chuẩn bị cho sự phát triển cao hơn
vào thời triều Nguyễn (1802-1945).
Ngay từ buổi đầu cai trị đất nước, các vua triều Nguyễn đã lấy Nho giáo làm
quốc giáo và lấy Nho học làm hệ thống giáo dục duy nhất áp dụng trên toàn
quốc. Quốc Tử Giám được chuyển từ Hà Nội vào Huế. Bộ máy quản lý giáo dục
được hình thành từ triều đình đến phủ, huyện. Hệ thống trường học được phát
triển mạnh hơn. Triều đình cho xây Văn Miếu ở các tỉnh, các Văn chỉ ở các
huyện (có nhiều nơi đến xã), cho dựng bia ghi tên những người khoa bảng trong
địa hạt. Các làng xã cho lập Hội Tư Văn gồm những người khoa bảng và theo
nho học. Các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình được tổ chức thường xuyên hơn.
Tính từ kỳ thi Hương đầu tiên vào năm 1807 đến kỳ thi Hội cuối cùng vào năm
Kỷ Mùi (1919) thì đã có 47 khoá thi Hương, lấy đỗ 5.252 cử nhân và 39 khoá thi
Hội, thi Đình, lấy đỗ 558 người (trong đó có 292 tiến sĩ và 266 phó bảng).
Là tỉnh ở sát cạnh kinh đô lại có một số yếu tố tiền đề từ thời chúa Nguyễn,
Quảng Trị giờ đây có thêm thuận lợi để phát triển. Theo " Đại Nam thực lục
chính biên" tập VI và tập XII thì:
"Quý Mùi _ Minh Mạng (7-1823) đặt chức đốc học ở Quảng Trị, lấy tri
huyện Yên Lãng Trương Cam Triêm bổ làm phó đốc học".(1
)
(
1
) Đại Nam thực lục chính biên - NXB Sử học, năm 1962, Trang 205
"Quý Tỵ _ Minh Mạng (1833) thăng giáo thụ là Hồ Sỹ Trinh lên đốc học
Quảng Trị".(1
)
Cơ quan đốc học Quảng Trị đóng ở xã Thạch Hãn, phía tây bắc tỉnh lỵ. Đến
thời Thành Thái (1907) chuyển về phía nam tỉnh lỵ. Lúc này, tỉnh có hai phủ
(Triệu Phong- Cam Lộ) có quan Giáo thụ, có ba huyện thuộc phủ Triệu Phong
(Vĩnh Linh -Do Linh -Hải Lăng) có quan huấn đạo. Ngoài các trường đã có tại
tỉnh và hai phủ, các trường mới ở các huyện được hình thành. Học xá của huyện
Do Linh ra đời vào thời Thành Thái thứ 2 (1890) và học xá tại Cam Lộ ra đời vào
năm Thành Thái thứ 17 (1905). Như vậy so với các thời trước, các trường học đã
được phát triển khá hơn nhất là vào thời Minh Mạng, Tự Đức. Đây là các trường
quốc lập và được tổ chức, quản lý khá chặt chẽ. Tại làng xã không có trường
công lập mà chỉ có trường dân lập hoặc học tại tư gia: "Trong dân gian thì xưa
nay việc học tập vẫn hoàn toàn tự dân lo liệu lấy. Thầy học thì có từ thầy khoá,
thầy đồ, thầy tư dạy trẻ con cho đến bậc đại khoa" (2
). Đây cũng là thời kỳ phát
triển việc xây dựng các hương ước, khoán ước với các quy định rất cụ thể phục
vụ cho việc phát triển sự học.
Về hình thức tổ chức học tại các làng xã, ở Quảng Trị không có gì khác so
với nhiều địa phương khác mà nhà nghiên cứu nho học Nguyễn Thế Long đã
khái quát: "Lớp học thường đặt ở nhà thầy đồ hoặc một nhà giàu đứng ra mời
thầy về dạy con mình và trẻ em gần đó. Thầy giáo ngồi trên phản hoặc chõng, học
sinh trải chiếu ra sàn để học hoặc nằm phủ phục để viết. Có bốn mức về trình độ:
Mông học; ấu học, Trung tập và sau đó lên học bậc Đại tập ở tỉnh, rồi tham gia
các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình do Triều Đình tổ chức"
----------------------------------------------------------------------------------------
(
1
) Đại Nam thực lục chính biên - NXB Sử học, năm 1962, Trang 34)
(2) Đào Duy Anh - Việt Nam văn hoá sử cương. NXB Đồng Tháp, 1998
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, biến nước ta thành một xã hội
thuộc địa nửa phong kiến. " Cùng với chính sách cai trị nham hiểm, các thủ đoạn
đàn áp những người yêu nước và khai thác, bọc lột thuộc địa tàn nhẫn, thâm độc,
chúng thực thi những âm mưu rất xảo quyệt về giáo dục", " chủ trương nhất
quán của chúng là thi hành chính sách ngu dân" (1
). Chương trình "Phát triển
giáo dục theo chiều nằm chứ không phát triển giáo dục theo chiều đứng" của toàn
quyền Martin năm 1924 chính là kế hoạch thực thi ý đồ đen tối đó. Hậu quả trực
tiếp của nó là 95% dân số Việt Nam mù chữ, cả nước năm 1940 chỉ có 44 vạn
học sinh tiểu học, 5.000 học sinh trung học và 700 sinh viên đại học. Trong cái
"khung" chung đó, lại là tỉnh nghèo, ở xa trung tâm nên giáo dục Quảng Trị càng
không có sự phát triển gì đáng kể. Hệ thống giáo dục bao gồm các hương trường,
liên hương trường và trường sơ cấp. Thực tế cho thấy, đến năm 1939-1940 toàn
tỉnh cũng chỉ có 6 trường tiểu học: 1 trường tỉnh và 5 trường của huyện (Hải
Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Do Linh). Ngoài ra, có một số trường
tiểu học với ba lớp đầu cấp ở Ngô Xá, Tường Vân (Triệu Phong), Mai Xá (Do
Linh), An Ba Đông (Vĩnh Linh),
vào Quốc học (Huế) hoặc Võ Tánh (Quy Nhơn)... Rõ ràng là giáo dục Quảng Trị
trong thời Pháp thuộc, cả hệ thống tổ chức cũng như quy mô người học đều bé
nhỏ. Mục đích đào tạo là phản động, nội dung thì nghèo nàn và xa rời thực tế.
Tuy nhiên, đúng như nhận định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Âm mưu đồng hoá
thông qua giáo dục của chúng đã thất bại về cơ bản". Số đông học sinh Quảng Trị
được học qua nhà trường thời Pháp đã không thành tay sai đắc lực của thực dân,
trái lại vẫn giữ được lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt có
(
1
) 50 Năm phát triển sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo (Bộ GD & ĐT, trang 13)
một bộ phận ưu tú, gặp ánh sáng cách mạng, được Đảng dìu dắt, giáo dục, bản
thân lại giàu lòng yêu nước, giàu ý chí tự học, tự rèn đã tham gia cách mạng và
đã trưởng thành cùng cách mạng trở thành những nhà chính trị, quân sự, kinh tế,
ngoại giao, văn hoá, khoa học tên tuổi đóng góp xứng đáng cho nước nhà. Tiêu
biểu như Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, các đồng chí Trần Hữu Dực, Trần Quỳnh,
Đoàn Khuê, Đặng Thí, Trần Hoàn, Nguyễn Hữu Khiếu, Lê Chưởng... và nhiều
đồng chí khác.
Nhìn một cách xuyên suốt cả một quá trình lịch sử cho đến năm 1945, trên
đất Quảng Trị đã từng có hai dòng giáo dục: giáo dục dân gian và giáo dục chính
quy. Dòng giáo dục dân gian là dòng giáo dục mà các thế hệ người Quảng Trị đã
truyền lại cho nhau những tri thức, những kinh nghiệm trong lao động, đánh giặc
và tổ chức cuộc sống. Dòng giáo dục chính quy quy do Nhà nước phong kiến và
thực dân Pháp tổ chức, tuy có những tăng tiến nhất định theo thời gian nhưng về
cơ bản từ hệ thống tổ chức đến quy mô trường lớp, số lượng người học, cơ sở vật
chất kỹ thuật... đều phát triển chậm, nhỏ bé và không có gì đặc sắc nổi trội so với
các địa phương khác. Điều quan trọng và có ý nghĩa nhất là ý thức, thái độ và kết
quả trong sự học của con người Quảng Trị trong hoàn cảnh thực tế khó khăn đó.
Rõ ràng là con người Quảng Trị phải vừa học một phần trong trường học vừa
phải học nhiều ở trường đời, học một phần với thầy còn lại phải tự học, tự hoàn
thiện bản thân. Khó khăn càng nhiều thì sự khổ học càng lớn, sự khuyến khích,
hỗ trợ từ gia đình dòng họ, cộng đồng càng cao. Đã có hai sự thật rất đáng trân
trọng:
Một là: Truyền thống hiếu học. Do những thiệt thòi riêng mà trừ danh nhân
Bùi Dục Tài, còn lại người Quảng Trị hầu hết đỗ đạt vào thời triều Nguyễn. Theo
thống kê từ các kỳ thi, Quảng Trị đã có 166 vị đỗ cử nhân, 10 vị đỗ phó bảng và
17 vị đỗ tiến sĩ (xem bảng phụ lục đính kèm). Trong một thời gian không dài lại
với một số dân ít ỏi, đó là một tỉ lệ không thấp so với các địa phương khác.
Nhưng nếu cộng chung một quá trình dài thì số lượng đó nhỏ hơn nhiều so với
các tỉnh có điều kiện phát triển giáo dục sớm, nhất là các tỉnh ngoài Bắc. Vì vậy
sẽ là không hợp lý nếu nói Quảng Trị là tỉnh có truyền thống khoa bảng. Nhưng
điều vô cùng quý báu và đáng trân trọng chính là con đường vượt qua nhọc nhằn,
khó khăn với lòng khát vọng để khổ học để thành tài của các danh nhân này.
Trong số đó, tấm gương của Bùi Dục Tài mãi mãi là tấm gương sáng để mọi thế
hệ cùng soi. Sinh vào năm Đinh Dậu (1477) tại một vùng quê nghèo (Hải Tân -
Hải Lăng), trong buổi đầu của xứ Ô - Lý mới trở về Đại Việt, nơi "đất đai hẻo
lánh, phong tục chất phác, nhân vật thưa thớt, không thể so với châu Hoan, châu
ái". (*) Nhưng với ý chí khổ học sau hơn 10 năm đèn sách, ông đã "sớm nêu sĩ
vọng, đột phá khai khoa" (*) xuất sắc vượt qua kỳ thi Hương (1501) rồi kỳ thi
Hội, thi Đình (1502) để vinh hạnh nhận bằng Đệ nhị giáp tiến sĩ, được "sắc tứ
vinh quy", được khắc tên vào bia ở Văn Miếu và được phong hàm thất phẩm.
"Do có công ứng nghĩa, lại tài cao được thăng tả thị lang Bộ lại"(*). Trước khi
mất ông làm chức tham tướng, sau khi mất được vua Lê Chiêu Tông truy tặng
chức Thượng thư Bộ lễ. Học giả Dương Văn An ca ngợi ông: "Bùi Dục Tài về
chính trị, văn chương xứng đáng làm bậc anh tài trong thiên hạ chứ đâu phải là
bậc anh tài của riêng châu Ô". Nhà bác học Lê Quý Đôn khen ông "văn mạch
một phương dằng dặc không dứt". Còn nhân dân thì chôn cất, thờ cúng ông trang
trọng trong chùa lớn của làng với niềm kính yêu sâu sắc. Từ người đột phá khai
khoa là Bùi Dục Tài năm (1502) đến người đỗ phó bảng trong kỳ thi Hội cuối
cùng (1919)là Lê Nguyên Lượng (quê ở Do Linh), các vị đại khoa Quảng Trị
không chỉ đạt đến danh giá khoa bảng mà còn là tấm gương đáng kính, đáng
phục vì chí tiến thủ, đức kiên nhẫn và nghị lực phi thường. Lòng hiếu học, tinh
thần khổ học đó là kết tinh
----------------------------------------------------------------------------------------------
(1),(2): ¤ Ch©u CËn Lôc - D¬ng V¨n An
(*) Trích từ "Ô Châu Cận Lục" - Dương Văn An
một cách cô đúc và sinh động khát vọng vươn lên và đức tính cần mẫn chịu
thương chịu khó của người dân Quảng Trị vậy.
Hai là: Truyền thống khuyến học. Cùng với việc thường xuyên học hỏi,
truyền cho nhau những hiểu biết, kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, người
dân Quảng Trị cũng sớm thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học có hệ
thống, quy cũ ở trường, lớp chính quy. Việc số đông phải thất học càng làm cho
khao khát học hành, tôn vinh sự học trong nhân dân Quảng Trị có một màu sắc
riêng. Điều này đã được phản ánh rất rõ qua nội dung các hương ước, khoán ước
được xây dựng sớm ở Quảng Trị. Ngay từ tháng 6 năm Giáp Ngọ (1774) hương
ước làng Phú Kinh (Hải Hoà, Hải Lăng) đã ghi rõ: "Ai ai cũng phải học, học chữ,
học nghề, học lễ nghĩa". Như vậy là cách đây gần 300 năm, người dân Phú Kinh
đã có ý thức rằng không phải một số người mà "ai ai" cũng phải học và không chỉ
học để có kiến thức mà học để còn làm việc có hiệu quả hơn và làm người tốt
hơn. Ngày 25-6-1856, bản khoán ước của làng Cu Hoan (Hải Thiện, Hải Lăng)
quy định cụ thể việc tạo điều kiện cho sự học: "Trích 9 mẫu hạ điền, 5 sào thu
điền cấp cho việc học... giao cho lý dịch 3 mẫu, giá 48 quan để lo tế xuân thu nhị
kỳ, còn 6 mẫu với giá 100 quan chuẩn cấp cho việc mời thầy dạy, 5 sào còn lại
chuẩn cấp cho phu trường". Nhiều làng khác ngoài nội dung trên đã quy ước rất
cụ thể về các điều khoản để khuyến khích ngươì dạy, người học. Chẳng hạn:
"Học trò nghèo chăm học được làng trợ cấp, đi thi được cấp tiền, gạo làm lệ phí
nhằm giúp con em chú tâm vào đèn sách và ứng thi thành đạt". Hay: "Những ai
khai khoa tiến sĩ văn-võ, bản xã làm một lễ tạ tam sinh (lợn, trâu, dê) lại được
mừng tiền 10 quan, ngoài ra gia thưởng một mẫu ruộng canh tác suốt đời. Ai đỗ
cử nhân văn - võ, thì bản xã mổ trâu lễ tạ, được thưởng 8 quan, gia thưởng 5 sào
ruộng canh tác suốt đời. Những ai đỗ tú tài, bản xã làm lễ tạ một bò, mừng tiền 5
quan, gia thưởng 3 sào ruộng..."(1
) Thành đạt của các vị đại khoa, ngoài niềm say
mê và ý chí của chính họ còn có biết bao công lao tần tảo của những người vợ,
một nắng hai sương của các bậc cha mẹ, sự hỗ trợ, khuyến khích của dòng họ,
xóm làng... Những khuyến khích, hỗ trợ học hành này đã góp phần trực tiếp cho
họ thành đạt và khi họ đã thành đạt thì đó là niềm vui, niềm kiêu hãnh to lớn của
gia đình, dòng họ, làng xóm. Khi học, khi thi được cả cộng đồng khích lệ, giúp
đỡ, khi thành đạt thì được cả làng xã hân hoan đón rước, khi mất thì được làng
xóm chăm lo hậu sự, thờ cúng thành kính.
Tóm lại, qua một quá trình dài dưới chế độ phong kiến và thực dân Pháp,
nền giáo dục chính quy trên đất Quảng Trị là nhỏ bé và cách xa với yêu cầu của
cuộc sống. Những tài sản to lớn mà lịch sử đã để lại đó là: truyền thống hiếu học
và khuyến học của nhân dân ta. Đây là một nội lực cho sự phát triển nền giáo dục
trong chính thể mới và thời đại mới.
*
* *
(1) Xem Tạp chí Cửa Việt (số 15/92
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cuộc Cách mạng tháng 8-1945 đã
thành công rực rỡ, đưa dân tộc ta bước sang một giai đoạn phát triển mới về
chất. Nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Quảng Trị nói riêng dù phải
trải qua thách thức to lớn của hai cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ đã chứng
minh được sức sống của mình bằng sự phát triển liên tục.
55 năm (1945-2000), giáo dục Quảng Trị đã trãi qua 4 thời kỳ khác nhau:
- Giai đoạn 1 (1945-1954): Từ ngày 22 đến ngày 25-8-1945, cuộc khởi
nghĩa cướp chính quyền đã được tổ chức thành công ở Quảng Trị - chính quyền
cách mạng đã được thành lập. Từ đây, người dân Quảng Trị cùng với cả nước là
người chủ của một đất nước độc lập. Trong buổi đầu trứng nước đó, thực dân
Pháp lại quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Kháng chiến, kiến quốc là yêu
cầu tổng quát của lịch sử lúc này. Nền giáo dục mới chủ yếu phải xây dựng vì về
cơ bản chúng ta không thể kế thừa hệ thống giáo dục thực dân Pháp tổ chức trước
đây. Trong chín năm kháng chiến, một phần vùng đồng bằng và đô thị lại bị địch
chiếm, việc bắn phá, càn quét lại diễn ra thường xuyên. Dù vậy, ngày từ những
ngày đầu, cả hai hệ thống học là Bình dân học vụ và hệ thống các trường tiểu học
đã được chú trọng phát triển. Một phong trào quần chúng rộng lớn, sôi nổi "diệt
giặc dốt" đã được dấy lên trên toàn tỉnh. Vượt qua muôn ngàn khó khăn vì thiếu
thầy, thiếu sách, thiếu mọi phương tiện, 17 trường tiểu học của nền giáo dục mới
đã bước vào năm học đầu tiên. Phát triển theo bước phát triển của công cuộc
kháng chiến, lại được tiếp sức bởi các đoàn cán bộ, giáo viên chi viện Liên khu 4,
sau những năm 50, các trường và lớp bổ túc văn hoá được mở rộng, một số
trường và lớp "nhô" cấp 2 tại trường tiểu học được phát triển. Ngoài ra, một số
thanh niên được tỉnh chọn gửi hoặc tự túc ra vùng tự do Nghệ Tĩnh theo học cấp
2, cấp 3. Tất cả những nỗ lực to lớn này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao
tinh thần ái quốc, bồi dưỡng cán bộ cho công cuộc kháng chiến. Trong công trình
"Việt Nam chống nạn thất học" của Bộ giáo dục xuất bản đã đánh giá cao những
nỗ lực phát triển của giáo dục Quảng Trị trong thơì gian này vì những cố gắng
đó.
- Giai đoạn 2 (1954-1975): Phát triển giáo dục trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ.
Sau hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
Lưỡi dao chia cắt đó cắt đúng vào mảnh đất Quảng Trị. Huyện Vĩnh Linh thuộc
miền Bắc XHCN, phần còn lại thuộc chính quyền Mỹ, Nguỵ. Quảng Trị "như
hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ, hai khu vực với hai chế độ khác nhau, trong
cùng một lúc phải đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân
tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc". (1
)
---------------------------------------------------------------------------------------------
(
1
) Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị (trang 10, tập II)
Quảng Trị trở thành nơi đối đầu khốc liệt nhất. 20 năm của cuộc chiến,
nhiều tỉnh thành bị tàn phá nhưng không có tỉnh thành nào lại bị tàn phá nặng nề
như Quảng Trị. Trong lịch sử, Quảng Trị đã từng chịu thách thức bởi chiến tranh
nhưng đây là những năm tháng nghiệt ngã nhất. Cả phía bắc lẫn phía nam, từ
(1): Xem T¹p chÝ Cöa ViÖt (sè 15/1992)
miền núi đến miền biển, cả đô thị cũng như đồng bằng, tất cả đều bị bom đạn,
chất độc hoá học cày xới. Toàn tỉnh là một cảnh hoang tàn đổ nát. (Bình quân
mỗi người dân phải chịu 7 tấn bom, sau chiến tranh chỉ còn lại 3 làng tương đối
nguyên vẹn, bình quân 5 người dân có 1 người chết hoặc thương tật...)
Khu vực Vĩnh Linh - một đặc khu, về hành chính ngang cấp tỉnh - đã tận lực
phát triển giáo dục nhưng với ba giai đoạn khác nhau:
• Từ 1954-1965 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ các ngành học và đã có những
thành công xuất sắc.
• Từ 1965-1972, khi đế quốc Mỹ trút hàng vạn tấn bom xuống đây, Vĩnh Linh đã
tổ chức cho toàn bộ học sinh sơ tán an toàn ra 7 tỉnh miền Bắc để tiếp tục học
tập. Trường PTTH Vĩnh Linh A được công nhận anh hùng có nguyên lo từ việc
vượt qua những khó khăn to lớn này.
• Từ 1973-1976: Tổ chức lại và tiếp tục phát triển giáo dục trên một vùng đất
hoang tàn vì chiến tranh.
Trong suốt thời gian này, Vĩnh Linh vừa ngoan cường tổ chức tốt nền giáo
dục của mình vừa tận lực chi viện sức người, sức của cho giáo dục cách mạng ở
các huyện phía nam.
ở phía nam, từ 1954 -1972 là thời kỳ các trường học được điều hành bởi chế
độ Mỹ - Nguỵ. Lúc phát triển cao nhất có gần 1.000 giáo viên và gần 20.000 học
sinh các cấp, trường lớn nhất là trường trung học Nguyễn Hoàng ở thị xã Quảng
Trị. Mặc dù nhà trường Mỹ - Nguỵ đã xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ miền Bắc, kêu
gọi chống cộng sản nhưng những thầy giáo và học sinh yêu nước vẫn hướng về
cách mạng và không ít người đã đi theo cách mạng, theo bộ đội giải phóng. ở
chiến khu và một số vùng được giải phóng, các trường bổ túc văn hoá được tổ
chức, phong trào xoá mù chữ được phát động, một số xã đã có trường tiểu học, cá
biệt vài xã có trường PTCS. Từ 1958, bắt đầu có các đoàn giáo viên từ miền Bắc
chi viện cho giáo dục vùng giải phóng và thật cao cả khi có hàng chục người thầy
giáo - chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cho sự phát triển giáo dục tại vùng đất ác liệt
này. Ngày 1/5/1972, tỉnh Quảng Trị được giải phóng, hơn 3/4 đất đai và dân số
thuộc quyển quản lý của chính quyền cách mạng. Ty giáo dục Quảng Trị ra đời.
Phát huy sức mạnh nội lực, phối hợp với sự chi viện to lớn của hơn 1.500 cán bộ
giáo viên của 15 tỉnh miền Bắc, tất cả các ngành học đều được xây dựng và
nhanh chóng phát triển. Trường PTTH duy nhất của vùng giải phóng miền Nam,
trường PTTH Đông Hà khai giảng năm học đầu tiên vào 10/1973. Mặc dù không
gian nằm trong tầm pháo của đối phương nhưng từ 1972 đến đầu 1976, ngành
học Mầm non các cấp học phổ thông, hệ thống học Bổ túc cho người lớn và
trường Sư phạm đều đã được xây dựng và tổ chức hoạt động khá nền nếp. Ngoài
những nỗ lực tối đa tại chỗ, sự chỉ đạo của Bộ, kinh nghiệm của giáo dục miền
Bắc và sự giúp đỡ chí tình của các tỉnh hậu phương có vai trò to lớn cho sự phát
triển giáo dục của vùng đất Quảng Trị.
- Giai đoạn 3 (1976-1989): Phát triển giáo dục trong tỉnh Bình Trị Thiên
thống nhất.
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi - Tổ quốc thống
nhất, cả nước bước vào một thời kỳ mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa